28. KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HOẠI THƯ FOURNIER TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 NĂM 2018 ĐẾN 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị Hoại thư Fournier và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Hoại thư Fournier tại Bệnh viện Nhân Dân 115 năm 2018 đến 2023.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp (TH), các bệnh nhân được chẩn đoán là hoại thư Fournier và được điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ 01/2018 đến 05/2023.
Kết quả: Có 30 bệnh nhân (21 nam và 09 nữ) được chẩn đoán HF và điều trị. Tuổi trung bình: 60,23 tuổi ± 14,34 (31 - 87 tuổi), chủ yếu trong nhóm 40 – 70 tuổi. Nhiễm khuẩn từ da chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,3%, tiếp đến là từ đường tiêu hóa với 16,7%, từ đường tiết niệu sinh dục với 6,7%. Bệnh nhân hầu hết có triệu chứng đau bìu đáy chậu (100%), sưng tầng sinh môn (66,7%), tràn khí dưới da (46,7%), bí tiểu (20%). HF trên cơ địa ĐTĐ là hay gặp nhất (56,6%). Vi khuẩn gây bệnh thực tế phân lập được với điều kiện cơ sở vi sinh bệnh viện thuộc nhóm hiếu khí, chủng E. coli, Klebsiella và Proteus spp chiếm tỷ lệ cao nhất (21,9%). Điều trị tích cực gồm nội khoa (hồi sức, kháng sinh phổ rộng, dinh dưỡng, chăm sóc tại chỗ…) và ngoại khoa (phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử, chuyển lưu phân và nước tiểu). Tỷ lệ tử vong của nghiên cứu là 23,3%. Suy đa cơ quan, choáng nhiễm khuẩn là những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của BN. Giới tính nữ, tiền căn đái tháo đường, chỉ số mức độ nghiêm trọng cao và chỉ số lan rộng của vết HF tác động nhiều đến tỷ lệ tử vong.
Kết luận: HF là một bệnh lý hiếm gặp, diễn tiến nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Điều trị ban đầu gồm hồi sức, kháng sinh và phẫu thuật cắt lọc càng sớm càng tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hoại thư Fournier, hoại tử, bìu, dương vật, cơ quan sinh dục, tầng sinh môn.
Tài liệu tham khảo
al., Fournier’s gangrene mortality: A 17-
year systematic review and meta-analysis.
International journal of infectious diseases : IJID
: official publication of the International Society
for Infectious Diseases. 2020;92:218-25.
[2] Sorensen MD, Krieger JN, Rivara FP et
al., Fournier’s Gangrene: population based
epidemiology and outcomes. The Journal of
urology. 2009;181(5):2120-6.
[3] Eke N, Fournier’s gangrene: a review of
1726 cases. The British journal of surgery.
2000;87(6):718-28.
[4] Malik, Arshad Mehmood et al., The
spectrum of presentation and management
of Fournier’s gangrene--an experience of 73
cases. Hypertension, 2010, 4: 5.47.
[5] Kuo CF, Wang WS, Lee CM et al., Fournier’s
gangrene: ten-year experience in a medical center
in northern Taiwan. Journal of microbiology,
immunology, and infection= Wei mian yu gan
ran za zhi, 40(6), 500-506, 2007.
[6] Koukouras, Dimitrios et al., Fournier’s
gangrene, a urologic and surgical emergency:
presentation of a multi-institutional experience
with 45 cases. Urologia internationalis, 2011,
86.2: 167-172.
[7] Basoglu, Mahmut et al., Management of
Fournier’s gangrene: review of 45 cases. Surgery
today, 2007, 37: 558-563.
[8] Garcia Marin A, Turegano Fuentes F, Cuadrado
Ayuso M et al., Predictive factors for mortality
in Fournier’ gangrene: a series of 59 cases. Cir
Esp. 2015;93(1):12-7
[9] Hejase, Mohamed J et al., Genital Fournier’s
gangrene: experience with 38 patients. Urology,
1996, 47.5: 734-739.