15. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ CHỨC NĂNG TÌNH DỤC NAM GIỚI MẮC KLINEFELTER TẠI BỆNH VIỆN NAM HỌC HIẾM MUỘN HÀ NỘI NĂM 2023 ĐẾN 2024

Đinh Hữu Việt1, Nguyễn Văn Kiên1, Nguyễn Thị Huyền Trang1, Trịnh Kiên Cường1, Phạm Minh Ngọc1, Phạm Thị Mỹ Hạnh1
1 Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hoạt động và chức năng tình dục ở nam giới mắc hội chứng Klinefelter tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và một số yếu tố liên quan từ 2023 đến 2024.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 70 nam giới mắc hội chứng Klinefelter tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội từ 01/2023 đến 03/2024. Đánh giá chức năng tình dục qua các thang điểm IIEF-5, PEDT và ghi nhận thời gian xuất tinh (IELT).


Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 32,6 ± 4,2. Tỷ lệ rối loạn cương là 22,9%, điểm số rối loạn cương IIEF-5 là 23,21 ± 1,95. Các yếu tố liên quan đến rối loạn cương là trên 30 tuổi và thừa cân béo phì (p < 0,05). Tỷ lệ xuất tinh sớm là 31,4%, thời gian chờ xuất tinh trong âm đạo trung bình là 6,97 ± 6,02 phút, ngắn nhất 1 phút, dài nhất 30 phút. Điểm xuất tinh sớm PEDT là 7,71 ± 2,56 điểm.


Kết luận: Tỷ lệ rối loạn cương, xuất tinh sớm trong nhóm KS chưa khác biệt nhiều với quần thể dân số chung. Hai yếu tố liên quan đến gia tăng nguy cơ cương kém là nhóm tuổi cao (trên 30 tuổi) và thừa cân béo phì. Hy vọng có thêm nhiều nghiên cứu đánh giá chức năng hoạt động tình dục ở nam giới KS, góp phần tạo cơ sở tư vấn và điều trị toàn diện, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân Klinefelter.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Gary B , Umasuthan S, Jennie F et al., Klinefelter
syndrome: going beyond the diagnosis. Archives
of disease in childhood, 2023. 108(3): p. 166-
171.
[2] Longhi EV et al., Klinefelter: Which Sexuality.
Journal of Sexual Medicine Research, 2023. 120:
p. 2-4.
[3] RC Rosen, JC Cappelleri, MD Smith et al.,
Development and evaluation of an abridged,
5-item version of the International Index of
Erectile Function (IIEF-5) as a diagnostic tool
for erectile dysfunction. International Journal of
Impotence Research, 1999. 11(6): p. 319-326.
[4] Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Cao Thắng, Chuẩn
hóa bộ câu hỏi iief-5 tiếng Việt và ứng dụng
trong chẩn đoán rối loạn cương dương. Tạp chí
Nghiên cứu Y học, 2022, 152(4): p. 86-94.
[5] Tara S, Michael AP, Stanley A et al.,
Development and validation of a premature
ejaculation diagnostic tool. European Urology,
2007. 52(2): p. 565-573.
[6] H Okada, H Fujioka, N Tatsumi et al.,
Klinefelter’s syndrome in the male infertility
clinic. Human Reproduction, 1999. 14(4): p.
946-952.
[7] G Corona, L Petrone, F Paggi et al., Sexual
dysfunction in subjects with Klinefelter’s
syndrome. International journal of Andrology,
2010. 33(4): p. 574-580.
[8] Vogt, H.-J., Sexual behavior in Klinefelter’s
syndrome. Springer. p. 163-169, 1984.
[9] A Yoshida , K Miura, K Nagao et al., Sexual
function and clinical features of patients with
Klinefelter’s syndrome with the chief complaint
of male infertility. International journal of
andrology, 1997. 20(2): p. 80-85.
[10] Nieschlag E et al., Disorders at the testicular
level. Andrology: male reproductive health
dysfunction, 2010: p. 193-238.
[11] A Ferlin, R Selice, S Angelini et al., Endocrine
and psychological aspects of sexual dysfunction
in Klinefelter patients. Andrology, 2018. 6(3): p.
414-419.
[12] H El Bardisi, A Majzoub, S Al Said et al., Sexual
dysfunction in Klinefelter’s syndrome patients.
Andrologia, 2017. 49(6): p. e12670.
[13] Duterte E, T Segraves, S Althof,
Psychotherapy and pharmacotherapy for
sexual dysfunctions. 2007. DOI:10.1093/
med:psych/9780195304145.003.0019
[14] Leslie S, T Sooriyamoorthy, Erectile
Dysfunction. StatPearls, 2024.