14. MÔ TẢ MỘT SỐ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở BỆNH NHÂN NAM GIỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LÂM SÀNG LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUẢNG NAM NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, một vấn đề trở nên phổ biến hơn khi tuổi tác ngày càng tăng, bao gồm rối loạn cương dương (ED), giảm ham muốn tình dục và rối loạn xuất tinh. Nghiên cứu được triển khai mô tả tỷ lệ mắc các bệnh lý rối loạn chức năng tình dục ở nam giới mắc đái tháo đường, khảo sát mối liên quan giữa các bệnh lý rối loạn chức năng tình dục và các yếu tố nguy cơ tim mạch, biến cố tim mạch lớn ở nam giới mắc đái tháo đường tại tỉnh Quảng Nam năm 2024.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt bệnh, từ tháng 01/2024 đến tháng 04/2024 tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Phía Bắc Quảng Nam.
Kết quả nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 63 nam giới mắc ĐTĐ với độ tuổi trung bình 54,4 ± 9,1 năm và thời gian mắc ĐTĐ 5,1 ± 4,4 năm. Chúng tôi ghi nhận 15,9% người bệnh không dùng thuốc hạ đường huyết. Có trên 50% đối tượng có các yếu tố nguy cơ tim mạch như thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp. Tỷ lệ rối loạn cương dương là 69,8% trong đó có đến 20,6% đối tượng nghiên cứu được ghi nhận là RLCD mức độ TB-nặng. Người bệnh ĐTĐ có rối loạn cương dương có tuổi, vòng bụng, HbA1C, đường máu đói, ure máu, tỷ lệ hút thuốc lá, bệnh lý thần kinh ĐTĐ, bệnh mạch vành, suy sinh dục gặp nhiều hơn có ý nghĩa khi so sánh với nhóm không mắc RLCD.
Kết luận: Cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề trên, giúp định hướng điều trị và giải quyết thực trạng còn tồn tại ở nhóm bệnh nhân nam giới mắc đái tháo đường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường, rối loạn cương dương, bệnh lý rối loạn chức năng tình dục.
Tài liệu tham khảo
Waldinger et al., An update of the International
Society of Sexual Medicine’s guidelines for the
diagnosis and treatment of premature ejaculation
(PE), 11(6), 2014, p. 1392-1422.
[2] Corona G, Giulia R, Erika L et al., Interplay
between premature ejaculation and erectile
dysfunction: a systematic review and metaanalysis,
12(12), 2015, p. 2291-2300.
[3] Coskuner ER, Burak %J The world journal of
men’s health Ozkan, Premature ejaculation and
endocrine disorders: a literature review, 40(1),
2022, p. 38.
[4] De Berardis G, Fabio P, Monica F et al.,
Longitudinal assessment of quality of life in
patients with type 2 diabetes and self-reported
erectile dysfunction, 28(11), 2005, p. 2637-2643.
[5] Ding Eric L, Yiqing S, Vasanti SM et al., Sex
differences of endogenous sex hormones and risk
of type 2 diabetes: a systematic review and metaanalysis,
295(11), 2006, p. 1288-1299.
[6] Gazzaruso C, Sebastiano BS, Arturo P et
al., Erectile dysfunction as a predictor of
cardiovascular events and death in diabetic
patients with angiographically proven
asymptomatic coronary artery disease: a
potential protective role for statins and
5-phosphodiesterase inhibitors, 51(21), 2008, p.
2040-2044.
[7] Giuliano FA, Albert L, Eric OJ et al., Prevalence
of erectile dysfunction among 7689 patients with
diabetes or hypertension, or both, 64(6), 2004, p.
1196-1201.
[8] Kalter-Leibovici O, Julio W, Arnona Z et al.,
Clinical, socioeconomic, and lifestyle parameters
associated with erectile dysfunction among
diabetic men, 28(7), 2005, p. 1739-1744.
[9] Ma Ronald CW, Wing-Yee S, Xilin Y et al.,
Erectile dysfunction predicts coronary heart
disease in type 2 diabetes, 51(21), 2008, p. 2045-
2050.
[10] Malavige LS, Shanthilal DJ, Samudra TK et al.,
Erectile dysfunction among men with diabetes is
strongly associated with premature ejaculation
and reduced libido, 5(9), 2008, p. 2125-2134.
[11] McCulloch DK, IW Campbell, FC Wu et al.,
The prevalence of diabetic impotence, 18, 1980
p. 279-283.
[12] Song Won Hoon, Sangjun Yoo, Sohee Oh,
et al., (2019), “Ten-year interval changes in
the prevalence of self-identified premature
ejaculation and premature ejaculation based on
an estimated intravaginal ejaculation latency
time of< 3 minutes in the general population: the
Korean Internet Sexuality Survey (KISS) 2016”,
16(4), p. 512-521.