4. TỐI ƯU HOÁ KỸ THUẬT M-TESE CHO NGƯỜI BỆNH VÔ TINH KHÔNG DO TẮC CÓ TINH HOÀN NHỎ

Đặng Tuấn Anh1, Nguyễn Huy Hoàng1, Bùi Thị Len1, Lê Mai Anh1, Nguyễn Tiến Huy1, Cao Tuấn Anh1
1 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Vô tinh không tắc nghẽn (Non-obstructive azoospermia- NOA) là nguyên nhân gây vô sinh nghiêm trọng và phức tạp nhất cho nam giới. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) kết hợp với vi phẫu thuật tinh hoàn tìm tinh trùng (m-TESE) đã mở ra cơ hội làm cha sinh học cho nam giới NOA. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi tinh trùng (SSR) chỉ khoảng 30-50% và chưa có phương pháp điều trị nào hiệu quả hơn trước khi mổ m-TESE giúp cải thiện tỷ lệ thu tinh trùng vượt trội hơn so với các phương pháp khác, do đó tối ưu hóa kỹ thuật m-TESE cho nhóm bệnh nhân NOA, đặc biệt là những người bệnh NOA có tinh hoàn nhỏ có thể giúp tăng cơ hội thu được tinh trùng.


Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tối ưu hóa kỹ thuật m-TESE cho nhóm bệnh nhân NOA, đặc biệt là những người có tinh hoàn nhỏ, nhằm tăng cơ hội thu được tinh trùng và cải thiện kết quả hỗ trợ sinh sản.


Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu về kỹ thuật mTESE và bằng chứng từ các tổ chức y tế uy tín như Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA), Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu (EAU) và Hiệp hội Y học Tình dục và Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM).


Kết quả: Để cải thiện tỷ lệ thu tinh trùng m-TESE, cần chọn bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, ưu tiên tinh hoàn lớn hơn, tránh bên có giãn tĩnh mạch thừng tinh. Sử dụng kính vi phẫu độ phóng đại từ 18 đến 25 lần lấy ống sinh tinh giãn hoặc lớn hơn, đục và trắng hơn, có đường kính từ 0,3 mm trở lên. Kết hợp cả hai phương pháp cơ học và enzym trong xử lý mẫu có thể tăng hiệu quả thu và cải thiện độ di động của tinh trùng mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh hay hỏng thai.


Kết luận: Tối ưu hóa kỹ thuật m-TESE có thể tăng cơ hội thu được tinh trùng cho nam giới NOA, đặc biệt là những người có tinh hoàn nhỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Capogrosso P, Carvalho J, Corona G et al., EAU
Guidelines on Sexual and Reproductive Health
2024. UrowebOrg. 2024;
[2] 1 in 6 people globally affected by infertility:
WHO. Neurosciences (Riyadh). 2023;28(3):208–9.
[3] Corona G, Pizzocaro A, Lanfranco F et
al., Sperm recovery and ICSI outcomes in
Klinefelter syndrome: a systematic review and
meta-analysis. Hum Reprod Update. 2017 May
1; 23(3):265–75..
[4] Flannigan RK, Schlegel PN, Microdissection
testicular sperm extraction: preoperative
patient optimization, surgical technique, and
tissue processing. Fertil Steril. 2019 Mar 1;
111(3):420–6.
[5] Zhang H, Xi Q, Zhang X et al., Prediction of
microdissection testicular sperm extraction
outcome in men with idiopathic nonobstruction
azoospermia. Medicine (Baltimore). 2020 May28
11; 99(18):E19934.
[6] Schlegel PN, Sigman M, Collura B et al.,
Diagnosis and treatment of infertility in men:
AUA/ASRM guideline part II. Fertil Steril. 2021
Jan 1; 115(1):62–9.
[7] Update Series, Lesson 9: Azoospermia,
Testicular Biopsy and Surgical Sperm Retrieval |
AUA University, 2017.
[8] Caroppo E, Colpi EM, Gazzano G et al., The
seminiferous tubule caliber pattern as evaluated
at high magnification during microdissection
testicular sperm extraction predicts sperm
retrieval in patients with non-obstructive
azoospermia. Andrology. 2019 Jan 1; 7(1):8–14.
[9] Cullen I, Muneer A, Surgical Sperm Retrieval
and MicroTESE. In: Textbook of Assisted
Reproduction [Internet]. Springer, Singapore;
2020. p. 193–202.
[10] Popal W, Nagy ZP, Laboratory processing
and intracytoplasmic sperm injection using
epididymal and testicular spermatozoa: what can
be done to improve outcomes? Clinics. 2013;
68(SUPPL. 1):125–30.