1. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN GIỚI TÍNH DO THIỂU SẢN TUYẾN SINH DỤC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2015-2023

Trần Thị Ngọc Anh1, Nguyễn Việt Hoa1, Nguyễn Quang1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thiểu sản tuyến sinh dục là tình trạng tuyến sinh dục kém phát triển thời kỳ bào thai nên giảm sản xuất một phần hoặc hoàn toàn hormon sinh dục gây rối loạn phát triển giới tính, vô sinh. Thiểu sản tuyến sinh dục thường gặp ở hội chứng Turner (NST 45,X) hoặc hội chứng Klinefelter (NST 47,XXY) ngoài ra còn gặp ở người NST 46,XX hoặc 46,XY hoặc thể khảm 45,X/46,XY…


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả 13 ca lâm sàng thiểu sản tuyến sinh dục tại BV HN Việt Đức giai đoạn 2015-2023.


Kết quả: 7 người thiểu sản hoàn toàn và 6 người thiểu sản không hoàn toàn tuyến sinh dục: có 5 người NST khảm 45,X/46,XY, có 4 người NST 46,XY, có 3 người NST 47,XXY và 1 người NST 46,XX. Trong đó 7 người có bộ phận sinh dục nữ, vú và lông mu không phát triển, vô kinh nguyên phát khi trưởng thành. 5 người có bộ phận sinh dục nam, có dương vật và tinh hoàn 1 hoặc 2 bên, khi trưởng thành dậy thì muộn, vô sinh. Một người bộ phận sinh dục không rõ ràng. Xét nghiệm hormon testosterone, estradiol thấp, FSH và LH cao.


Kết luận: Thiểu sản tuyến sinh dục gặp ở người NST 46,XX hoặc 46,XY, hoặc 47,XXY hoặc thể khảm NST 45,X/46,XY với đặc trưng là tuyến sinh dục kém hoặc không phát triển, không có dấu hiệu dậy thì hoặc dậy thì muộn, vô kinh và vô sinh nguyên phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Logen B, Omar C, Genetics, Gonadal dysgenesis.
NCBI Bookshelf. A service of the National
Library of Medicine, National Institutes of
Health.
[2] Quincy Z, Lawrence CL, Genetic considerations
in the patient with Turner Syndrome 45,X
with or without mosaicism. Fertil Steril. 2012
October; 98(4): 775–779. doi:10.1016/j.
fertnstert.2012.08.021.
[3] Hà Đức Quang, Nguyễn Quang, Chẩn đoán và
điều trị vô tinh. Tạp chí Y học Cộng Đồng, số
chuyên đề hội nghị khoa học toàn quốc Hội Y
học giới tính Việt Nam, 2021, 43-48.
[4] Bonnie Mc CC, Roshanak M, Jennifer ED et al.,
State of the art review in gonadal dysgenesis:
challenges in diagnosis and management. Int J
Pediatr Endocrinol, Published online 2014 Apr
14. doi: 10.1186/1687-9856-2014-4.
[5] Darvin VD, PK. Jabbar, Clinical and reproductive
characteristics of patients with mixed gonadal
dysgenesis (45,X /46,XY). The Journal of
Obstetrics and Gynecology of India, 2021: 71(4):
399-405.
[6] Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hoa, Vũ Hồng
Tuân và cộng sự, Rối loạn phát triển giới tính
thể 46,XY DSDs: hai ca lâm sàng hiếm gặp mắc
hội chứng Swyer tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt
Đức. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 24,
2020, số 5: 149-154.
[7] Juliana Gabriel Ribeiro de Andrade, Gil Guerra
Junior, Andrea Trevas Maciel Guerra. 46, XY
and 45,X/46,XY testicular dysgenesis: similar
gonadal and genital phenotype, different
prognosis. Clinical case report: Arq Bras
Endocrinol Metab, 2010: 331-334.
[8] Meyers CM, Boughman JA, Wilroy RS et
al., Gonadal (ovarian) dysgenesis in 46,XX
individuals: frequent of the autosomal recessive
form. Am J Med Genet. 1996, 28:63: 518-524.