37. KẾT QUẢ VỀ PHÍA CON Ở THAI PHỤ NHIỄM COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả về phía con ở thai phụ nhiễm Covid 19 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 1261 thai phụ nhiễm Covid-19 có tuổi thai từ 22 tuần trở lên nhập viện điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022.
Kết quả: Tuổi thai trung bình khi sinh là 38,4 ± 2,1 tuần. Thai phụ nhiễm Covid mức độ nhẹ và trung bình chủ yếu kết thúc thai kỳ ở tuổi thai ≥ 37 tuần (88,3% và 83,6%). Thai phụ nhiễm Covid mức độ nặng kết thúc thai kỳ chủ yếu ở 32-37 tuần (52,1%). Cân nặng sơ sinh trung bình là 3017 ± 536,9 gram, chủ yếu sơ sinh có cân nặng ≥2500gram (88,0%). Tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm covid là 0,5%, cần hỗ trợ điều trị hô hấp là 6,8%, vàng da sơ sinh phải điều trị là 5,5%, nhiễm trùng sơ sinh chiếm 1,5%, cần nhập viện điều trị tích cực là 9,2% và tử vong là 0,8%. Số ngày điều trị trung bình là 12,34 ± 14,1 ngày, chủ yếu < 7 ngày (46,2%).
Kết luận: Nhiễm Covid-19 làm tăng tỷ lệ kết thúc thai kỳ sớm đồng thời làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở sơ sinh, đặc biệt liên quan đến suy hô hấp và nhập viện điều trị tích cực. Vì vậy, cần có chiến lược tiêm vắc xin phòng bệnh cho thai phụ và phụ nữ có kế hoạch mang thai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kết quả điều trị sơ sinh, Covid-19, thai phụ.
Tài liệu tham khảo
Radiography in COVID-19: No Role in
Asymptomatic and Oligosymptomatic Disease.
Radiology, Mar 2021;298(3):E156-e157.
doi:10.1148/radiol.2020204038
[2] Allotey J, Stallings E, Bonet M et al., Clinical
manifestations, risk factors, and maternal and
perinatal outcomes of coronavirus disease 2019
in pregnancy: living systematic review and
meta-analysis. BMJ (Clinical research ed), Sep 1
2020;370:m3320. doi:10.1136/bmj.m3320
[3] Norman M, Navér L, Söderling J et al.,
Association of Maternal SARS-CoV-2 Infection
in Pregnancy With Neonatal Outcomes. Jama,
May 25 2021;325(20):2076-2086. doi:10.1001/
jama.2021.5775
[4] Chen H, Guo J, Wang C et al., Clinical
characteristics and intrauterine vertical
transmission potential of COVID-19 infection
in nine pregnant women: a retrospective
review of medical records. Lancet, Mar 7
2020;395(10226):809-815. doi:10.1016/S0140-
6736(20)30360-3
[5] Hazari KS, Abdeldayem R, Paulose L et al.,
Covid-19 infection in pregnant women in Dubai:
a case-control study. BMC pregnancy and
childbirth, Sep 28 2021;21(1):658. doi:10.1186/
s12884-021-04130-8
[6] Huỳnh Chương, Nguyễn Minh Sang, Lâm
Vĩnh Niên và cộng sự, Đánh giá tỷ lệ nhiễm vi
rút SARS-CoV-2 của trẻ em sơ sinh tại Bệnh
viện điều trị Covid Củ Chi. Tạp chí Y học Việt
Nam, 10/09 2022;518(2)doi:10.51298/vmj.
v518i2.3446
[7] Woodworth KR, Olsen EO, Neelam V et al., Birth
and Infant Outcomes Following LaboratoryConfirmed
SARS-CoV-2 Infection in Pregnancy
- SET-NET, 16 Jurisdictions, March 29-October
14, 2020. MMWR Morbidity and mortality
weekly report, Nov 6 2020;69(44):1635-1640.
doi:10.15585/mmwr.mm6944e2
[8] Medicine ACoOaGvSfM-F, ACOG and SMFM
joint statement on WHO recommendations
regarding COVID-19 vaccines and pregnant
individuals, 2021