32. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE CƠ THẮT LƯNG CHẬU TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018-2022

Huỳnh Thanh Long1,2, Huỳnh Nhất Cao Nhân2, Nguyễn Mạnh Khiêm2
1 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Áp xe cơ thắt lưng chậu (Áp xe cơ psoas) là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp. Các triệu chứng lâm sàng của áp xe cơ thắt lưng chậu thứ phát thường không điển hình. Đề tài này nhằm tìm hiểu các các đặc điểm bệnh lý giúp chẩn đoán và điều trị sớm các trường hợp áp xe cơ thắt lưng chậu.


Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân áp xe cơ thắt lưng chậu có can thiệp.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân đã được chẩn đoán áp xe cơ thắt lưng chậu và điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2022.


Kết quả: Trong 29 TH có tuổi trung bình 56,8 ± 14,8; độ tuổi từ 25 đến 83 tuổi. Nam chiếm 44,8%, nữ chiếm 55,2%, tỷ lệ nam:nữ là 4:5. Tiền căn đái tháo đường 65,5%, viêm thân sống đĩa đệm 31,0%. Sốt là lý do nhập viện nhiều nhất (58,6%). Ổ áp xe cơ Psoas đa số bên phải (62,1%), cả 2 bên là 6,9%. Kết quả cấy mủ âm tính 55,2%, dương tính nhiều nhất với E. Coli (20,7%); có 2 trường hợp PCR lao dương tính (chiếm 6,9%). Hai phác đồ kháng sinh sử dụng nhiều nhất là Ceftriaxon + Metronidazole (31%) và Carbapenem + Linezolide (17,2%). Sau khi can thiệp phẫu thuật, chỉ số bạch cầu và thể tích ổ áp xe giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thời gian nằm viện trung bình 19,7 ± 11,3 ngày.


Kết luận: Áp xe cơ Psoas là bệnh lý phức tạp, triệu chứng lâm sàng không điển hình. Phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe cơ Psoas có ý nghĩa quan trong trong việc giải quyết ổ nhiễm trùng. Tuy vậy, điều trị áp xe cơ Psoas thường có thời gian nằm viện lâu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Mallick IH, Thoufeeq MH, Rajendran
TPIliopsoas abscessesPostgraduate. Medical
Journal 2004;80:459-462.
[2] Rodrigues J, Iyyadurai R, Sathyendra S et al.,
Clinical presentation, etiology, management,
and outcomes of iliopsoas abscess from a tertiary
care center in South India. J Family Med Prim266
Care. 2017 Oct-Dec;6(4):836-839. doi: 10.4103/
jfmpc.jfmpc_19_17. PMID: 29564273; PMCID:
PMC5848408.
[3] Hsieh MS, Huang SC, Loh el-W et al., Features
and treatment modality of iliopsoas abscess and
its outcome: a 6-year hospital-based study. BMC
Infect Dis. 2013;13:578. Published 2013 Dec 9.
doi:10.1186/1471-2334-13-578
[4] Chern CH, Hu SC, Kao WF et al., Psoas abscess:
Making an early diagnosis in the ED. Am J
Emerg Med. 1997;15:83–8.
[5] Takada T, Terada K, Kajiwara H et al., Limitations
of using imaging diagnosis for psoas abscess in
its early stage. Intern Med; 2015;54:2589–93.
[6] Kimizuka Y, Ishii M, Murakami K et al.,
A case of skeletal tuberculosis and psoas
abscess: Disease activity evaluated using
(18)F-fluorodeoxyglucose positron emission
tomography-computed tomography. BMC Med
Imaging; 2013;13:37.
[7] Navarro López V, Ramos JM, Meseguer V et
al., Microbiology and outcome of iliopsoas
abscess in 124 patients. Medicine (Baltimore)
2009;88:120–30.
[8] Tabrizian P, Nguyen SQ, Greenstein A et al.,
Management and treatment of iliopsoas abscess.
Arch Surg; 2009;144:946–9.
[9] Gupta S, Suri S, Gulati M et al., Ilio-psoas
abscesses: Percutaneous drainage under image
guidance. Clin Radiol; 1997;52:704–7.