31. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM TỤY HOẠI TỬ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG CAN THIỆP DẪN LƯU QUA DA

Huỳnh Thanh Long1,2, Võ Văn Hùng3, Nguyễn Hoàng Vân4, Nguyễn Mạnh Khiêm2
1 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
3 Bệnh viện Bình Dân
4 Bệnh viện 7A

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm tụy hoại tử (VTHT) là thể lâm sàng diễn tiến nặng đe dọa tử vong của viêm tụy cấp (VTC). Quan niệm điều trị VTHT hiện nay đã có nhiều thay đổi, thường là phải bảo tồn tối đa.


Điều trị VTHT bằng can thiệp dẫn lưu qua da (DLQD) dần được áp dụng tại các trung tâm lớn. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VTHT được điều trị bằng DLQD.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các trường hợp (TH) đã được chẩn đoán là VTHT đã được điều trị bằng DLQD tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 10/2019 đến tháng 09/2022.


Kết quả: Có 36 trường hợp VTHT đã được điều trị bằng DLQD thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu với các đặc điểm: 26 bệnh nhân nam (72,22%) và 10 bệnh nhân nữ (27,78%); trung bình 46,31 ± 14,01 tuổi, nhóm dưới 50 tuổi chiếm phần (63,87%), tiền căn viêm tụy chiếm tỷ lệ cao nhất (44,4%). Lý do vào viện chủ yếu là đau bụng chiếm 58,33%. Triệu chứng kèm theo nôn nhiều và sốt chiếm 58,33%. Có 3 trường hợp BN có diễn biến nặng chiếm 8,33%. Tỷ lệ suy cơ quan khi nhập viện trong 48 giờ đầu ở mức cao chiếm 39%. Amylase máu trung bình là 528,89 ± 528,87 U/L. Thang điểm Balthazar: Grade E chiếm 93,75%, Grade D chiếm 6,25%.


Kết luận: Đa số các trường hợp VTHT điều trị bằng can thiệp DLQD thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. CLVT là công cụ cần thiết để chẩn đoán VTHT và có vai trò quan trọng trong chỉ định can thiệp DLQD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Copelin E, Widmer J, Management of severe
acute pancreatitis in 2019. Translational
gastroenterology and hepatology, 2022;7:16.
doi:10.21037/tgh-2020-08
[2] Gliem N, Ammer-Herrmenau C, Ellenrieder V
et al., Management of Severe Acute Pancreatitis:
An Update. Digestion, 2021;102(4):503-507.
doi:10.1159/000506830
[3] Leppäniemi A, Tolonen M, Tarasconi A et al.,
2019 WSES guidelines for the management
of severe acute pancreatitis. World journal
of emergency surgery : WJES, 2019;14:27.
doi:10.1186/s13017-019-0247-0
[4] Đặng Trường Thái, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả điều trị Viêm tụy hoại tử. Luận
Văn Chuyên Khoa Cấp II, Đại học Y Dược Tp
Hồ Chí Minh; 2020.
[5] Lê Phúc Trường Thịnh, Tạ Văn Trầm, Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị
viêm tụy cấp tại Bệnh viện đa khoa Trung Tâm
Tiền Giang. Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
2018; Phụ Bản Tập 22(Số 5):33-38.
[6] Võ Duy Thông, Nguyễn Thị Mộng Trinh, Hồ Tấn
Phát, Tăng Trirelycerie máu rất nặng ở bệnh nhân
viêm tụy cấp: yếu tố nguy cơ và kết cục lâm sàng.
Tạp chí Y học Việt Nam, 2021; 500(2):49-55.
[7] Van Santvoort HC, Bakker OJ, Bollen TL et al.,
A conservative and minimally invasive approach
to necrotizing pancreatitis improves outcome.
Gastroenterology. Oct 2011;141(4):1254-63.
doi:10.1053/j.gastro.2011.06.073
[8] Schepers NJ, Bakker OJ, Besselink MG et al.,
Impact of characteristics of organ failure and
infected necrosis on mortality in necrotising
pancreatitis. Gut. Jun 2019;68(6):1044-1051.
doi:10.1136/gutjnl-2017-314657
[9] Taydas O, Unal E, Karaosmanoglu AD et al.,
Accuracy of early CT findings for predicting
disease course in patients with acute pancreatitis.
Japanese journal of radiology. Feb 2018;36(2):151-
158. doi:10.1007/s11604-017-0709-9
[10] Đỗ Đức Cường, Nghiên cứu vai trò của chụp cắt
lớp vi tính 320 dãy trong chẩn đoán viêm tụy
cấp. Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y
Dược Tp Hồ Chí Minh, 2016.