30. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ KẾT QUẢ KHÁNG SINH ĐỒ TRONG VIÊM MŨI XOANG CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Phạm Văn Hùng1, Bùi Viết Tuấn2, Nguyễn Anh Dũng2, Lê Thị Mai Thu2
1 Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1, Bộ Y tế
2 Bệnh viện Sản nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số vi khuẩn gây bệnh viêm mũi xoang cấp và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn trong viêm mũi xoang cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Sản nhi Nhệ An từ tháng 3/2022 đến tháng 9/2022.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 42 trẻ viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn tại khoa hô hấp Bệnh viện Sản nhi Nghệ An thông qua việc thăm khám lâm sàng, kết hợp nội soi tai mũi họng bằng ống nội soi Karl-storz đường kính 2.7mm và xét nghiệm định danh vi khuẩn gây bệnh.


Kết quả: Trong 42 trẻ được thăm khám và lấy mẫu xét nghiệm vi sinh cho kết quả 3 loài vi khuẩn hay gặp nhất là Streptococcus Pneumoniae, Heamophilus Influenzae và Moraxella Catarrhalis với tỷ lệ lần lượt là 65,2%; 17,4% và 13,0%. Các loài vi khuẩn nhạy cảm khá cao từ 75-100% với kháng sinh Amoxicillin + Axít clavulanic. Kháng sinh Cefuroxime và Trimethoprim + Sulfamethoxazole có độ nhạy cảm thấp ở hầu hết các nhóm vi khuẩn. Các nhóm kháng sinh ít được chỉ định cho trẻ em, đặc biệt Ciprofloxacin, Moxifloxacin và Levofloxacin có độ nhạy cảm cao với tất cả các nhóm vi khuẩn hay gặp. Nuôi cấy định danh vi khuẩn trong viêm xoang cấp tính trẻ em giúp cho bác sĩ lâm sàng định hướng sử dụng kháng phù hợp để điều trị và cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để có một cái nhìn toàn diện về vi khuẩn gây bệnh và cách lựa chọn kháng sinh điều trị thích hợp nhất.


Kết luận: Vi khuẩn gây bệnh phổ biến trong viêm mũ xoang cấp trẻ em là Streptococcus Pneumoniae, Heamophilus Influenzae và Moraxella Catarrhalis và đều có sự nhạy cảm khá cao từ 75-100% với kháng sinh Amoxcillin + Axít clavulanic. Các kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 như Ceftriaxone và Cefotaxime và nhóm kháng sinh β-lactam khác ít sử dụng như Cefepime, Ceftazidime, Imipenem, Meropenem nhạy cảm cao với các loại vi khuẩn hay gặp với tỷ lệ từ 66,7%-100%. Thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ là phương hiệu quả trong điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Fokkens WJ, Lund VJ, Mullol J et al., EPOS
2012: European position paper on rhinosinusitis
and nasal polyps 2012. A summary for
otorhinolaryngologists. Rhinology, 50(1), 2012,
1–12.
[2] Suh JD, Kennedy DW, Treatment options for
chronic rhinosinusitis. Proc Am Thorac Soc,
8(1), 2011, 132–140.
[3] Gwaltney JM, Wiesinger BA, Patrie JT, Acute
community-acquired bacterial sinusitis: the
value of antimicrobial treatment and the natural
history. Clin Infect Dis, 38(2), 2004, 227–233.
[4] Trương Xuân Bang, Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ ở trẻ
em viêm mũi xoang cấp tính mủ. Luận văn Thạc
sỹ Y học, Trường ĐH Y Hà Nội, 2017.
[5] Sawada S, Matsubara S, Microbiology of Acute
Maxillary Sinusitis in Children. Laryngoscope,
131(10), 2021, E2705–E2711.
[6] Lin SW, Wang YH, Lee MY et al., Clinical
spectrum of acute rhinosinusitis among atopic
and nonatopic children in Taiwan. Int J Pediatr
Otorhinolaryngol, 76(1), 2012, 70–75.
[7] Sayaka F, Sachio T, Clinical Consideration of
Isolated Bacteria in Nasal Discharge Associated
with Acute Rhinosinusitis in Children at the246
Intermountain Medical Region. Practica otorhino-
laryngologica Suppl, 145, 2016, 28–30.
[8] DeMuri GP, Eickhoff JC, Gern JC et al., Clinical
and Virological Characteristics of Acute Sinusitis
in Children. Clin Infect Dis, 69(10), 2019, 1764–
1770.
[9] Hu YL, Lee PI, Hsueh PR et al., Predominant
role of Haemophilus influenzae in the association
of conjunctivitis, acute otitis media and acute
bacterial paranasal sinusitis in children. Sci Rep,
11(1), 2021, 11.
[10] Phạm Thùy Linh, Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, vi khuẩn trong viêm mũi xoang cấp ở trẻ
em dưới 5 tuổi. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường
ĐH Y Hà Nội, 2020.
[11] Wald ER, Applegate KE, Bordley C et al.,
Clinical practice guideline for the diagnosis
and management of acute bacterial sinusitis in
children aged 1 to 18 years. Pediatrics, 132(1),
2013, e262-280.