29. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI Ở TRẺ VIÊM, LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm loét dạ dày-tá tràng ở trẻ em ít gặp hơn người lớn, tuy nhiên ngày càng có xu hướng trẻ hóa, chủ yếu là mạn tính do nhiễm Helicobacter pylori (HP). Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở trẻ viêm, loét dạ dày – tá tràng tại bệnh viện Sản nhi Nghệ An.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 778 trẻ viêm loét dạ dày – tá tràng có nhiễm HP tại bệnh viện Sản nhi Nghệ An.
Kết quả: Triệu chứng đau bụng là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất với 92,0%. Hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng cho thấy tổn thương viêm dạ dày chiếm tỷ lệ cao với 93,6% và 6,4% trường hợp viêm loét tá tràng. Chủ yếu gặp tổn thương tại vị trí hang vị dạ dày chiếm 83,8% và loét hành tá tràng từ 1 ổ loét trở lên chiếm 82,0%. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường không đặc hiệu ở trẻ em, do vậy kết hợp thăm khám lâm sàng và nội soi đường tiêu hóa rất có giá trị trong việc chẩn đoán và định hướng điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng ở trẻ em.
Kết luận: Độ tuổi viêm loét dạ dày-tá tràng trẻ em từ 6-12 tuổi, tỷ lệ trẻ nam mắc cao gấp 1,5 lần so với trẻ nữ. Các triệu chứng đau bụng là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất với 92,0%. Tổn thương viêm dạ dày chiếm tỷ lệ cao với 93,6% và 6,4%, vị trí tổn thương thường gặp tại hang vị và hành tá tràng qua nội soi dạ dày-tá tràng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm loét dạ dày – tá tràng, trẻ em, nội soi tiêu hóa, Helicobacter pylori.
Tài liệu tham khảo
of Helicobacter pylori infection. Helicobacter,
19 Suppl 1, 2014, 1–5.
[2] Nguyễn Thị Út, Lê Thanh Hải, Bước đầu đánh
giá hiệu quả diệt Helicobacter Pylori của phác đồ
tuần tiến trong điều trị nhiễm Helicobacter Pylori
ở trẻ em. Tạp chí Y học thực hành, 727(7), 2010,
39–41.
[3] Nguyễn Hoài Chân, Nguyễn Gia Khánh, Phạm
Thị Thu Hương, Nghiên cứu một số đặc điểm
nội soi và tổn thương mô bệnh học ở trẻ em đau
bụng tái diễn có hội chứng dạ dày - tá tràng. Tạp
chí Nhi khoa, 5(3), 2012, 20–25.
[4] Bahremand S, Nematollahi LR, Fourutan H,
Evaluation of triple and quadruple Helicobacter
pylori eradication therapies in Iranian children:
a randomized clinical trial. Eur J Gastroenterol
Hepatol, 18(5), 2006, 511–514.
[5] Nguyễn Cẩm Tú, Phạm Thị Ngọc Tuyết, Nguyễn
Anh Tuấn, Viêm, loét dạ dày - tá tràng do
Helicobacter pylori ở trẻ em: đặc điểm lâm sàng,
nội soi và hiệu quả tiệt trùng của phác đồ OAC.
Tạp chí Nhi khoa, 4(1), 2011, 14–22.
[6] Nguyễn Phúc Thịnh, Hoàng Lê Phúc, Nguyễn
Việt Trường, Loét dạ dày tá tràng do H.pylori
ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí
Minh. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 18(4),
2014, 41–47.
[7] Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Nguyễn Đình Tuyến, Đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm loét dạ
dày tá tràng ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Sản
nhi tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Y học Việt Nam,
514(1), 2022, 186–190.