28. HIỆU QUẢ CỦA MỠ POVIDONE-IODINE GLUCOSE TRONG ĐIỀU TRỊ LOÉT LỖ ĐÁO

Đỗ Thị Thu Hiền1,2, Nguyễn Thị Huyền Thương3, Nguyễn Trần Hải Ánh2
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương;
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị, tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân của mỡ Povidone-iodine glucose (PIG) trong điều trị loét lỗ đáo so với mỡ povidone-iodine (PI) đơn thuần.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 61 bệnh nhân bị loét lỗ đáo được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm. Nhóm 1 (32 bệnh nhân) bôi mỡ PIG, nhóm 2 (29 bệnh nhân) bôi mỡ betadine 2 lần/ngày trong 8 tuần. Kết quả điều trị được đánh giá thông qua diện tích và độ sâu của tổn thương sau mỗi 2 tuần điều trị; tác dụng phụ của thuốc và mức độ hài lòng của bệnh nhân.


Kết quả: Sau các tuần thứ 2,4,6,8, diện tích tổn thương giảm trung bình lần lượt là 18,2% - 28,9% - 44,4% - 59,4% ở nhóm PIG và 20,8% - 32,9% - 50,9% - 62,7% ở nhóm PI. Độ sâu tổn thương giảm trung bình lần lượt là 0,04 – 0,1 – 0,14 – 0,2 cm ở nhóm PIG và 0,08 – 0,1 – 0,18 – 0,14 cm ở nhóm PI. Kết quả điều trị và tác dụng phụ giữa 2 nhóm không có sự khác biệt. Sau 8 tuần điều trị, ở nhóm PIG, những bệnh nhân có vết loét nhiễm trùng có mức độ giảm diện tích tổn thương tốt hơn ở các vết loét không nhiễm trùng (65,9% so với 52,6%) tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.


Kết luận: Trong điều trị loét lỗ đáo, mỡ PIG và mỡ PI tương đương nhau về hiệu quả điều trị và tác dụng phụ. Mặc dù vết loét có nhiễm trùng giảm diện tích tổn thương nhanh hơn khi điều trị bằng mỡ PIG so với mỡ PI nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Mustoe TA, O’Shaughnessy K, Kloeters O,
Chronic wound pathogenesis and current
treatment strategies: a unifying hypothesis. Plast
Reconstr Surg. (7 Suppl):35S-41S, 2006.
[2] Lê Kinh Duệ, Một số kiến thực hiện đại về bệnh
phong; Nhà xuất bản Y học, 1982, 19-20.
[3] Nguyễn Thị Như Lan, Tình hình loét lỗ đáo trên
bệnh nhân phong ở một số khu điều trị phong,
đặc điểm lâm sàng và biện pháp xử trí ; Luận
văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà
Nội, 2000.
[4] Y Miyachi, S Imamura, Use of sugar and
povidone-iodine in the treatment of refractory
cutaneous ulcers. Journal of Dermatological
Treatment, 1:4, 191-193, 1990. DOI:
10.3109/09546639009086730.
[5] Nguyễn Thị Kim Thu, Đỗ Thị Thu Hiền, Nghiên
cứu pha chế mỡ Povidon-iod Glucose tại Bệnh
viện Da liễu Trung ương, Đề tài khoa học cấp cơ
sở, 2015.
[6] Klein S, Schreml S, Dolderer J et al., Evidencebased
topical management of chronic wounds
according to the T.I.M.E. principle. J Dtsch
Dermatol Ges 11(9):819-29, 2013.
[7] Atanu B, Manish B, Craig H, Use of Sugar on the
Healing of Diabetic Ulcers: A Review. J Diabetes
Sci Technol. 2010 Sep; 4(5): 1139–1145.
[8] Biswas A, Bharara M, Hurst C et al., Use of
sugar on the healing of diabetic ulcers: a review.
J Diabetes Sci Technol 4 (5): 1139-45, 2010.
[9] CM Shi, H Nakao, M Yamazaki et al., Mixture
of sugar and povidone-iodine stimulates healing
of MRSA-infected skin ulcers on db/db mice.
Arch Dermatol Res, 299 (9), 2007, 449-456.
[10] H Nakao, M Yamazaki, R Tsuboi et al., Mixture
of sugar and povidone-iodine stimulates wound
healing by activating keratinocytes and fibroblast
functions. Arch Dermatol Res, 298 (4), 2006,
175-182.