24. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM VỊ THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm vị thành niên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 42 trẻ vị thành niên được chẩn đoán các giai đoạn trầm cảm theo tiêu chuẩn của ICD -10 đến khám và điều trị nội trú tại khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 9 năm 2023.
Kết quả: Nhóm vị thành niên sớm chiếm đa số (57,1%). Nữ gặp nhiều hơn nam và tỷ lệ nữ/nam là 2,2/1. Đa số bệnh nhân có tính cách hướng nội (61,9%). Hầu hết bệnh nhân có sang chấn tâm lý (71,4%) trong đó chủ yếu là môi trường học đường và môi trường gia đình. Mối quan hệ giữa bệnh nhân với bố mẹ hoà hợp chiếm 45,2% và mâu thuẫn là 54,8%. Mức độ trầm cảm chủ yếu là vừa và nặng (35,7% và 50%). Các triệu chứng chính gồm khí sắc trầm, giảm năng lượng, giảm quan tâm thích thú đều chiếm trên 85% và không có sự khác biệt giữa 2 giới (p>0,05). Các triệu chứng phổ biến đều chiếm trên 50% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới (p>0,05).
Kết luận: Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam và hầu hết các trường hợp có sang chấn tâm lý. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: khí sắc trầm, giảm năng lượng và giảm quan tâm thích thú. Giới tính, tính cách và khu vực sinh sống là các yếu tố liên quan đến trầm cảm có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lâm sàng, trầm cảm, vị thành niên, yếu tố liên quan.
Tài liệu tham khảo
đặc điểm thường gặp ở trầm cảm trẻ vị thành
niên. Tạp chí Y học thực hành; 1140 (7), 2020,
171-175.
[2] Crowe M, Ward N, Dunnachie B et al.,
Characteristics of adolescent. Int J Ment Health
Nurs.;15(1), 2006, 10-18.
[3] Jayanthi P, Thirunavukasaru M, Raikumar
R, Academic Stress and Depression among
Adolescents: A Cross-sectional Study. Indian
Pediatr; 52:202-203, 2015.
[4] Patton GC, Coffey C, Posterino M et
al., Adolescent depressive disorder: a
populationbased study of ICD-10 symptoms.
AustNZ J Psychiatry; 34:741-747, 2000.
[5] Hankin B, Abramson BL, Moffit LY et al.,
Development of depression from preadolescence
to young adulthood: Emerging gender differences
in a 10-year longitudinal study. J Abnorm
Psychol.;107(1):128- 140, 1998.
[6] Bennett DS, Ambrosini PJ, Kudes D et al.,
Gender differences in adolescent depression:
Do symptoms differ for boys and girls? J
Affect Disord.;89:35-44, 2005, doi:10.1016/j.
jad.2005.05.020.
[7] LeMoult J, Humphreys KL, Tracy A et al., MetaAnalysis:
Exposure to Early Life Stress and Risk
for Depression in Childhood and Adolescence.
J Am Acad Child Adolesc Psychiatry.
2019;59(7):842- 855, 2020.
[8] Yap MBH, Pilkington PD, Ryan SM et al.,
Parental factors associated with depression and
anxiety in young people: A systematic review and
meta-analysis. J affect Disord.;156:8-23,
2014.
[9] Ogburna KM, Sanches M, Williamson DE et
al., Family Environment and Pediatric Major
Depressive Disorder. Psychopathology; 43:312-
318, 2010.
[10] Rice F, Riglin G, Lomax T et al., Adolescent and
adult differences in major depression symptom
profiles. J Affect Disord.; 243:175- 181, 2019.
[11] Bui QT, Vu LT, Tran DM, Trajectories of
depression in adolescents and young adults in
Vietnam during rapid urbanisation: evidence
from a longitudinal study. J Child Adolesc Ment
Health;30(1):51-59, 2018. doi:10.2989/1728058
3.2018.1478299