22. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT, TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2023

Chanthavisouk Ketsana1, Nguyễn Văn Pol1, Lê Nhật Phương2, Phạm Thị Hồng Hà3, Võ Văn Bảy1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Trường Đại học Duy Tân
3 Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống trong công việc (CLCSTCV) và phân tích một số yếu tố liên quan đến CLCSTCV của nhân viên y tế (NVYT) tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả được thực hiện bằng công cụ trực tuyến đối với NVYT bằng thang đo “Work-related quality of life scale-2” (WRQoL-2) trên bảy khía cạnh. Nghiên cứu này áp dụng phép kiểm ANOVA để kiểm tra sự khác biệt.


Kết quả: 307 NVYT đã tham gia khảo sát có độ tuổi 30 - 39 (45,9%), 77,2% là nữ. Trong bảy khía cạnh, điểm trung bình CLCSTCV theo thứ tự là “Sự hài lòng trong công việc và nghề nghiệp” (3,58 ± 0,62), tiếp theo là “Sự gắn kết của người lao động” (3,56 ± 0,71), “Điều kiện làm việc” (3,41 ± 0,73), “Điểm chung giữa công việc và gia đình” và “Kiểm soát công việc” (3,34 ± 0,79). Khía cạnh có điểm trung bình thấp nhất là “Căng thẳng trong công việc” (2,82 ± 0,62). Các biến nhóm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, chức danh nghề nghiệp, số người phụ thuộc có ảnh hưởng đáng kể đến CLCSTCV (p < 0,05).


Kết luận: Thang đo WRQoL-2 là một thang đo phù hợp để đánh giá CLCSTCV của NVYT. Các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm đến đặc điểm cá nhân và chức danh nghề nghiệp để nâng cao CLCSTCV của NVYT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] CV MV, MSP Meenakshi, K Ravichandran,
Quality of work life-the need of the hour.
International Journal of Business and
Management Invention, 2013. 2: p. 01-04.
[2] Moradi T, F Maghaminejad, I Azizi-Fini, Quality
of working life of nurses and its related factors.
Nurs Midwifery Stud, 2014. 3(2): p. e19450.
[3] Gaffar NA et al., Work-related Quality of Life
and Its Associated Factors Among House
Officers Working at Two Hospitals in Selangor.
Malaysian Journal of Medicine & Health
Sciences, 2021. 17(2).
[4] Raeissi P et al., Quality of work life and factors
associated with it among nurses in public
hospitals, Iran. Journal of the Egyptian Public
Health Association, 2019. 94: p. 1-8.
[5] Vu TQ et al., Quality of Work Life in Healthcare:
A Comparison of Medical Representatives and
Hospital Pharmacists. Hospital Topics, 2021.
99(4): p. 161-170.
[6] Nguyen-Hoang N, TQ Vo, Quality of working life
among pharmacists in Vietnam: A preliminary
study using an internet-based survey. Journal of
Clinical and Diagnostic RESEARCH, 2018. 12:
p. 16-20.
[7] Lin S et al., Preliminary psychometric properties
of the chinese version of the work-related quality
of life scale-2 in the nursing profession. Saf
Health Work, 2013. 4(1): p. 37-45.
[8] Martel JP, G Dupuis, Quality of work life:
Theoretical and methodological problems, and
presentation of a new model and measuring
instrument. Social indicators research, 2006,
77(2): p. 333-368.
[9] Mayo E, The human problems of an industrial
civilization. 2004: Routledge.
[10] Hu H et al., Current status and influencing factors
of the quality of work life of nurses in intensive
care unit. Yangtze Medicine, 2020. 4(03): p. 183.