20. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ THAI KỲ Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT - SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thai kỳ của sản phụ tiền sản giật – sản giật tại Bệnh viện A Thái Nguyên
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 67 sản phụ được chẩn đoán tiền sản giật - sản giật nhập viện theo dõi điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 đến 4/2023.
Kết quả: Tỷ lệ tiền sản giật – sản giật chung là 1,28%, trong đó 0,4% trường hợp non tháng và 0,54% trường hợp bệnh nặng. 32,8% trường hợp tiền sản giật có dấu hiệu phù bệnh lý, 38,5% trường hợp tiền sản giật có trị số huyết áp < 140/90 mmHg , nhóm tiền sản giật nặng có 60,7% trường hợp có trị số huyết áp >160/110 mmHg. Nồng độ axit uric ở nhóm TSG nặng (402,6 + 78,6 µmol/l) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm TSG không có triệu chứng nặng (342,6 + 80,2 µmol/l), p < 0.05. Tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm TSG là 86,5% , tỷ lệ này ở nhóm TSG nặng lên đến 96,4%. Biến chứng sản giật và tử vong chu sinh chiếm 1,5% và đều xảy ra ở nhóm tiền sản giật nặng.
Kết luận: Tỷ lệ tiền sản giật – sản giật ở Bệnh viện A Thái Nguyên tương đối thấp, tuy nhiên tỷ lệ mổ lấy thai ở ở nhóm bệnh nhân này khá cao, đặc biệt ở nhóm bệnh nặng. Tỷ lệ sinh non, tỷ lệ các biến chứng đều theo chiều hướng bất lợi ở nhóm tiền sản giật nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiền sản giật, rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ, thai nghén nguy cơ cao.
Tài liệu tham khảo
regional estimate of preeclampsia and eclampsia:
a systematic review. Eur J Obstet Gynecol
Reprod Biol 2013; 170:1-7.
[2] Dhariwal NK, Lynde GC, Update in the
management of patients with preeclampsia.
Anesthesiol Clin 2017; 35(1):95-106.
[3] Bokslag A, Mol BW, Preeclampsia: short and
longterm consequences for mother and neonate.
Early Human Development 2016; 102:47-50.
[4] Bokslag A, Kamp O, Effect of early-onset
preeclampsia on cardiovascular risk in the
fifth decade of life. Am JObstet Gynecol 2017;
216(5): 523e1-7.
[5] Nguyễn Vũ Quốc Huy, Cao Ngọc Thành, Trần
Mạnh Linh, Dự báo và điều trị dự phòng tiền sản
giật; Tạp chí Y học Việt Nam, 2017; 458(đặc
biệt):16-29.
[6] Bộ Y tế, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Quyết định số 4128/
QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y
tế, 2016; p. 112-5.
[7] Poon LC, Shennan A, The International
Federation of Gynecology and Obstetrics (FIGO)
initiative on pre-ec- lampsia: a pragmatic guide
for first-trimester screening and prevention. Int J
Gynecol Obstet 2019; 145(1):1-33.
[8] Trương Thị Linh Giang, Nghiên cứu giá trị siêu
âm doppler trong tiên lượng tình trạng sức khỏe
của thai ở thai phụ tiền sản giật, Luận án tiến sĩ y
học, Đại học Y Dược Huế; 2017.
[9] Lê Hoài Chương, Nhận xét một số triệu chứng
lâm sàng ở thai phụ tiền sản giật nặng được mổ
lấy thai tại Bệnh viện phụ sản trung ương; Tạp
chí Y học Việt Nam, 2013; 407(1):24-7.
[10] Nguyễn Thị Thanh Loan, Nghiên cứu hiệu quả
điều trị tiền sản giật nặng bằng phương pháp
chấm dứt sớm thai kỳ và điều trị duy trì trên bệnh
nhân tiền sản giật nặng; Luận văn bác sĩ nội trú,
Trường Đại học Y Dược Huế; 2012.