15. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, NĂM 2023

Lê Thị Hằng1, Nguyễn Thị Thu Hiền2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học QG Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học QG Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: An toàn người bệnh (ATNB) là sự phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc [7]. ATNB còn là một thuộc tính của ngành y tế, nó tối thiểu hóa các sự cố và tối đa hóa sự phục hồi từ các sự cố [5].


Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhận thức về ATNB của điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Dược, ĐHQGHN năm 2023.


Phương pháp: Mô tả cắt ngang, có phân tích.


Kết quả: Việc bố trí công việc hàng ngày hợp lý đóng vai trò quan trọng nhất trong việc coi trọng ATNB (β= 0,595), sau đó là yếu tố quản lý tốt khoa phòng và xử lý sự cố mất ATNB tốt (β= 0,384 và 0,378) (p<0,001). Điều dưỡng có thời gian công tác tại bệnh viện < 10 năm có tỷ lệ coi trọng ATNB và coi trọng báo cáo sự cố mất ATNB cao hơn nhóm điều dưỡng có thời gian công tác trong bệnh viện trên 10 năm lần lượt là 2,047 lần (95% CI: 1,047-4,002), với tỷ lệ là 59,6% so với 41,9% (p<0,05) và 2,11 lần (95% CI: 1,010-4,282) với tỷ lệ là 71,9% so với 54,8% (p< 0,05). Điều dưỡng có sai sót trong chỉ định, ghi chép, cấp phát thuốc có tỷ lệ coi trọng báo cáo sự cố và coi trọng quản lý khoa phòng bảo đảm ATNB cao hơn nhóm điều dưỡng không có sai sót trong chỉ định, ghi chép, cấp phát thuốc lần lượt là 2,116 lần (95% CI: 1,032-4,338) với tỷ lệ là 55,8% so với 37,4% (p<0,05) và 4,911 lần (95% CI: 1,757-13,726) với tỷ lệ là 50% so với 41,7% (p< 0,05).


Kết luận: Các yếu tố bố trí công việc hàng ngày hợp lý, thời gian công tác và có sai sót trong chỉ định, ghi chép, cấp phát thuốc của điều dưỡng có mối liên quan chặt chẽ đến nhận thức về ATNB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12
tháng 7 năm 2013 về Hướng dẫn thực hiện quản121
lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại
bệnh viện, 2013.
[2] Bộ Y tế, Cục quản lý khám bệnh, chữa bệnh, Tài
liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, 2014.
[3] Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Thị Hằng, Nguyễn
Thị Tuyến, Nhận thức về an toàn người bệnh
tại Bệnh viện Đại học Y Dược, ĐHQGHN, năm
2023, Tạp chí Y học Cộng đồng, Tập 65, No. 2,
2024, tr. 80-89.
[4] Agency for Healcare Research and Quality,
Rockville, MD., 10 Patient Safety Tips for
Hospitals, Nội dung được xem xét lần cuối vào
tháng 6 năm 2018, 2018.
[5] https;//www.ahrq.gov/patients-consumers/
diagnosis-treatment/hospitals-clinics/10-tips/
index.html.
[6] AHRQ Patient Safety Network, Culture of
Safety, 2017, truy cập ngày 01/02/2023, tại trang
web https://psnet.ahrq.gov/primers/primer/5/
safety-culture.
[7] Bates DW, Spell N et al., The costs of adverse
drug events in hospitalized patients, JAMA
1997; 277:301-34.
[8] M. M. Singer S, Baker L et al., Workforce
perceptions of hospital safety culture:
development and validation of the patient safety
climate in healthcare organizations survey,
Health Serv Res, 42, 2007, p. 1999-2021.
[9] S. A. Jones KJ, Xu L et al., The AHRQ Hospital
Survey on Patient Safety Culture: A Tool to Plan
and Evaluate Patient Safety Programs, Culture
and Redesign. 2, 2008