9. SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI SAU CAN THIỆP VỀ KIẾN THỨC 5S CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2022

Nguyễn Văn Nguyên1, Lã Ngọc Quang2, Nguyễn Văn Tập3, Nguyễn Quỳnh Trúc4, Bùi Lê Thanh Thảo5, Nguyễn Hoàng Thiên Thư6
1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thẩm mỹ FOB
2 Trường Đại học Y tế Công cộng
3 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
5 Trung tâm Y tế huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu
6 Trung tâm Y tế Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Để triển khai một phương pháp quản lý như 5S, nâng cao chất lượng đạt hiệu quả thì điều kiện quan trọng là nâng cao kiến thức của nhân viên về chất lượng. Hiện nay rất ít nghiên cứu đánh giá về kiến thức áp dụng 5S tại các bệnh viện, để từ đó làm căn cứ cho các hoạt động cải tiến.


Mục tiêu: So sánh sự thay đổi kiến thức về 5S của nhân viên y tế tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ sau một năm can thiệp.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước và sau can thiệp, chọn mẫu toàn bộ nhân viên y tế tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ. Sử dụng bảng kiểm 5S của tổ chức JICA.


Kết quả: Sau một năm can thiệp, tỷ lệ NVYT có kiến thức tốt về 5S ở 5 lĩnh vực đều gia tăng so với khảo sát ban đầu. Trong đó, nghiên cứu tìm thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê ở lĩnh vực “Sàng lọc”, tăng từ 49,8% lên 56,08% với p=0,038; lĩnh vực “Săn sóc” tăng từ 64,3% lên 67,84% với p=0,042; và lĩnh vực “Sẵn sàng” tăng từ 66,3% lên 69,41% với p=0,036.


Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về 5S có ý nghĩa thực tế, góp phần vào hoạt động cải tiến chất lượng của Bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] JICA - The Japan International Cooperation
Agency, Monitoring and evaluation sheet for the
progress of 5S activities. 2010. p. 76.
[2] Nguyễn Quỳnh Trúc, Kiến thức về 5S và một số
yếu tố liên quan đến kiến thức 5S của nhân viên
y tế tại một số Bệnh viện tuyến huyện, thành phố
Cần Thơ, năm 2022, Tạp chí Y Dược học Cần
Thơ, 2022. Số 50 (tháng 8/2022): p. 150-157.
[3] Ministry of Health and Social Welfare,
Implementation Guidelines for 5S-KAIZENTAM
Approaches in Tanzania. Foundation of all
Quality Improvement Programs, ed. r. Edition.
2013, Tanzania.
[4] Shatrov K et al., Improving health care from
the bottom up: Factors for the successful
implementation of kaizen in acute care hospitals.
PLoS One, 2021. 16(9): p. e0257412.
[5] Tavakol M, D.R., Making sense of Cronbach’s
alpha. Int J Med Educ, 2011. 2: p. 53-55.
[6] Yurdugul H, Minimum sample size for
Cronbach’s alpha coefficient alpha: A MonteCarlo
study. Hacettepe Univ Journal of Education, 2008,
35: p. 397- 405.
[7] Trương Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Quang Vinh,
Nguyễn Quỳnh Trúc và cộng sự, Khảo sát kết
quả thực hiện 5S tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện
Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021;
Tạp chí Y học cộng đồng, 63(1), 2021, p. 127-
133.
[8] Vijay P. Pandya et al., Evaluation of
implementation of “5S Campaign” in urban
health center run by municipal corporation,
Gujarat, India. Int J Community Med Public
Health, 2015. 2: p. 217-222.
[9] Taylor & Francis Group, 5S for Healthcare 2010,
New York.