8. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÁI NGUYÊN NĂM 2022

Nguyễn Thị Anh1, Vũ Văn Hiệp1, Hoàng Đức Vĩnh2, Ngô Toàn Anh3, Nguyễn Thị Thu Thái1, Đoàn Thị Huệ1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
3 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ ở sản phụ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2022.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 184 thai phụ được chỉ định mổ lấy thai có sử dụng kháng sinh dự phòng tiêm tĩnh mạch.


Kết quả: Độ tuổi trung bình là 28,36 ± 5,0 tuổi, trong đó có 1,6% trường hợp bị NKVM phải đổi phác đồ (3/184) trong đó cả 3 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ đều là nhiễm khuẩn nông. Các yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ (p<0,05), bao gồm: Độ tuổi (>35 tuổi), số lần sinh (sinh lần 3 trở lên) và thời gian nằm viện (≥7 ngày).


Kết luận: Tỷ lệ sau mổ lấy thai không bị nhiễm khuẩn ở các sản phụ có sử dụng kháng sinh dự phòng là 98,4 %. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở các sản phụ có dùng kháng sinh dự phòng là độ tuổi, số lần mổ và thời gian nằm viện có liên quan đến NKVM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà
Xuất bản Y học, 2015.
[2] Bộ Y tế, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Quyết định số 4128/
QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 Bộ Y tế ban hành về
việc Phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, 2016.
[3] Huỳnh Thị Ngọc Hạnh, Phân tích việc sử dụng
kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại Bệnh
viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường đại học Y dược
Thành phố Hồ Chí Minh, 2016.
[4] Lê Hoài Chương, Mai Trọng Dũng, Nguyễn Đức
Thắng và cộng sự, Nhận xét thực trạng mổ lấy
thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017;
Tạp chí Phụ sản, 16(1), 2018, pp. 92 - 96.
[5] Lê Thị Thu Hà, Tỉ lệ và các yếu tố liên quan của
nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại Bệnh
viện Từ Dũ, Y học TP Hồ Chí Minh, 2(23),
2019, pp. 147-153.
[6] Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Thị Hương Ly,
Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai
tại Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội
108; Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Tập 16(4),
2021, pp. 112-119.
[7] Phạm Thị Thu Trang, Xác định tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ khi sử dụng kháng sinh dự phòng
Cefoxitin trong mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bình Dương, Luân văn Chuyên khoa
cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,
2021.
[8] Kawakita T, HJ Landy, Surgical site infections
after cesarean delivery: epidemiology, prevention
and treatment; Matern Health Neonatol Perinatol
3, 2017, pp. 12-19.
[9] Zejnullahu VA, R Isjanovska, Z Sejfija et al.,
Surgical site infections after cesarean sections at
the University Clinical Center of Kosovo: rates,
microbiological profile and risk factors. BMC
Infect Dis; 19(1), 2019, pp. 752-759.