39. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NIỀM TIN VÀO NĂNG LỰC BẢN THÂN VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Y KHOA

Ngô Thị Tâm1
1 Trường Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả niềm tin vào năng lực bản thân và mối liên quan giữa niềm tin vào năng lực bản thân với kết quả học tập của sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam năm 2024.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang khảo sát 274 sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam năm 2024 qua biểu mẫu Google.


Kết quả: Điểm niềm tin vào năng lực bản thân trung bình là 27,4 ±6,8 (trên 40 điểm). Tỷ lệ đồng ý cao nhất được ghi nhận với ý kiến cho rằng sinh viên “mong đơi sẽ học tốt”, chiếm 38,7%, tiếp theo là “Tự tin mình có thể hiểu được những khái niệm cơ bản được dạy trong chương trình học” là 38,3%. Tỷ lệ Hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý cao nhất là sinh viên “tự tin rằng mình có thể hiểu được những tài liệu phức tạp nhất mà giảng viên trình bày”, lần lượt là 5,8% và 13,5%. Kết quả nghiên cứu không cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm niềm tin vào năng lực bản thân giữa các nhóm sinh viên có xếp loại học tập học kì I khác nhau, có tình trạng phải thi lại trong học kỳ I, hoặc phải học lại tình tới thời điểm khảo sát (p>0,05).


Kết luận: Niềm tin vào năng lực bản thân của sinh viên Y khoa trường đại học Đại Nam ở mức trung bình. Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan giữa niềm tin vào năng lực bản thân với kết quả học tập của sinh viên Y khoa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Yousef Mubrik N. Almutairi, Leadership Self
Efficacy and Organizational Commitment of
Faculty Members: Higher Education. 2020,
10(3): 66.
[2] M. Richardson, C. Abraham and R. Bond,
Psychological correlates of university
students’ academic performance: a systematic
review and meta-analysis. Psychol Bull, 2012,
138(2): 353-87.
[3] A. Tiyuri, B. Saberi, M. Miri et al., Research
self-efficacy and its relationship with academic
performance in postgraduate students of Tehran
University of Medical Sciences in 2016. J Educ
Health Promot, 2018, 7(11.
[4] B. Zheng, C. Chang, C. H. Lin et al., SelfEfficacy,
Academic Motivation, and SelfRegulation: How
Do They Predict Academic Achievement for Medical
Students? Med Sci Educ, 2021, 31(1): 125-130.
[5] Bandura, A. Self-efficacy mechanism in human
agency, American Psychologist, 1982, 37(2),
122-147.
[6] David BF, Maximilian K, Hope, self-efficacy,
optimism, and academic achievement:
Distinguishing constructs and levels of
specificity in predicting college grade-point
average. Learning and Individual Differences,
2015, 37(210-216.
[7] Kent JC, Kevin DB, Krista RM et al., The role
of goal orientation and self-efficacy in learning
from web-based worked examples. 2009, 20(4):
385-403, Moon-Heum Cho and Demei %J
Distance education Shen. Self-regulation in
online learning. 2013, 34(3): 290-301, Bartosz
%J Journal of Further Gębka and Higher
Education. Psychological determinants of
university students’ academic performance: An
empirical study. 2014, 38(6): 813-837.
[8] Toni H, Jaclyn B, Educational research review
Broadbent. The influence of academic selfefficacy
on academic performance: A systematic
review; Educational Research Review, 2016, 17
(2), 63-84.