30. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG THEO DÕI NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, NĂM 2023

Nguyễn Quang Đây1, Lê Thị Hằng2, Nguyễn Thị Tuyến3
1 Bệnh viện Đại học Y Dược, ĐHGQHN
2 Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN
3 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Loét dạ dày tá tràng (Peptic ulcer) là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chu kỳ. Tổn thương là những ổ loét ở niêm mạc dạ dày - tá tràng, ổ loét này có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc; vị trí ổ loét ở dạ dày (loét dạ dày) hoặc ở hành tá tràng (loét hành tá tràng). Tuân thủ điều trị giúp nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.


Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng.


Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng.


Kết quả và kết luận: Tỷ lệ nữ (54,7%) cao hơn nam (45,3%), nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 67%. Thời gian mắc bệnh trên 5 năm chiếm 51,1%. Tuổi càng cao xu hướng tỷ lệ tuân thủ điều trị càng tăng: 18,5 % lên 28% và 64% (p<0,01). So với nhóm dưới 30 tuổi khả năng tuân thủ tăng dần (OR =1,5 ở nhóm 30-50 tuổi và lên OR = 76,4 ở nhóm trên 50 tuổi). Nam tuân thủ kém hơn so với nữ (25% so với 73%; OR =9,1 , p<0,001). Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự tuân thủ điều trị và chế độ ăn của người bệnh với các yếu tố ăn quá no, quá đói, tăng cường ăn nhiều rau và chất xơ, thay đổi lối sống và hoạt động thể lực (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Abbasinazari M et al., The Patients’ Adherence
and Adverse Drug Reactions (ADRs) which
are Caused by Helicobacter pylori Eradication
Regimens. J Clin Diagn Res JCDR. 2013; 7(3):
462.
[2] Bùi Đặng Phương Chi và cộng sự., Sự tuân thủ
điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ
điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, Tạp chí Y học
Công cộng (tập 63), số 2-2021.
[3] Hoàng Hải, Trần Đức Sĩ, Tuân thủ điều trị tiệt
trừ H. Pylori và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2 Tp. Hồ
Chí Minh, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 500, số
1-2021.
[4] Lê Thị Luyến, Bệnh học, Tái bản lần thứ tư, Nhà
xuất bản Y học, tr 214-219, 2023.
[5] Hoàng Thị Vân Lan, Phạm Thùy Linh, Thực
trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày
của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2022, Tạp chí Y học Việt Nam,
2022; 527(2): 105-109.
[6] L Osterberg, T Blaschke, Adherence to
medication N Engl J Med (Vol. 353, pp. 487-
497), United States, 2005.
[7] Morisky DE, Ang A, Krousel-Word M, Predictive
validity of a medication adherence measure
for hypertersion control. J Clin Hypertens, 10:
pp.348-354, 2008.
[8] Nguyễn Thị Phương, Kiến thức, thực hành và
một số yếu tố liên quan tuân thủ điều trị của
người bệnh loét dạ dày, tá tràng tại Bệnh viện
Tuệ Tĩnh, năm 2017, Tạp chí Y học quân sự.
2021; 350: 40-43.
[9] World Health Organization, Adherence to longterm
therapies: evidence for action, World Health
Organization, 2003.