24. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI SAU XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

Trần Thị Lý1, Lê Thị Hằng2, Hoàng Thu Thủy3, Hà Thị Mến1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trung tâm chẩn đoán sớm ung thư và điều trị giảm nhẹ DECA CARE

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới. Chăm sóc, điều trị cho người bệnh UTP là một quá trình đòi hỏi người bệnh và gia đình có sự kiên trì, niềm tin và nỗ lực rất lớn cả về vật chất và tinh thần.


Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi sau xạ trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020.


Phương pháp: Điều tra cắt ngang. Nghiên cứu thu thập thông tin từ 131 người bệnh UTP tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương thông qua phiếu phỏng vấn sử dụng phối hợp hai bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 và EORTC QLQ-LC13 đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. CLCS của NB được đánh giá qua 5 khía cạnh chức năng và các trứng lâm sàng. Số liệu được nhập bằng Epidata 3.1 và phân tích bằng SPSS 18.0.


Kết quả và kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, CLCS của người bệnh UTP sau xạ trị ở mức trung bình (55,1 điểm). CLCS của NB theo 5 khía cạnh chức năng đạt mức khá, chức năng thể chất (69,5 điểm), chức năng nhận thức (65,6 điểm), chức năng hoạt động (62,5 điểm), chức năng cảm xúc (56,3 điểm) và chức năng xã hội (51,4 điểm). Các triệu chứng thường gặp ở NB UTP sau xạ trị như: triệu chứng rối loạn giấc ngủ (39,8 điểm), triệu chứng mất cảm giác ngon miệng (35,2 điểm), đau (33,2 điểm), mệt mỏi (29,4 điểm), khó thở (25,7 điểm), buồn nôn, táo bón (18,6 điểm) và tiêu chảy (9,2 điểm).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I et al., Global
cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates
of incidence and mortality worldwide for 36
cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin.
2018;68(6):394-424.
[2] Nguyễn Khắc Kiểm, Nghiên cứu nạo vét hạch
theo bản đồ trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi
không tế bào nhỏ giai đoạn I-II-IIIA, Luận án
Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2016.
[3] Di Maio M, Leighl NB, Gallo C et al., Quality
of life analysis of TORCH, a randomized trial
testing first-line erlotinib followed by secondline
cisplatin/gemcitabine chemotherapy in
advanced non-small-cell lung cancer. J Thorac
Oncol; 2012;7(12):1830-1844.
[4] Đặng Văn Khoa, Nguyễn Việt Hà, Đánh giá hiệu
quả phác đồ Paclitaxel-Cisplatin trong điều trị
ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV.
Tạp chí Y học thực hành; 2013;6(873):28-31.
[5] Nguyễn Thị Thanh Mai, Phân tích tình hình sử
dụng thuốc và đánh giá chất lượng cuộc sống
bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ điều
trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu
Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ Dược
học, Trường Đại học Dược Hà Nội; 2015.
[6] Wu YL, Chu DT, Han B et al., Phase III,
randomized, open-label, first-line study in Asia
of gefitinib versus carboplatin/paclitaxel in
clinically selected patients with advanced nonsmall-
cell lung cancer: evaluation of patients
recruited from mainland China. Asia-Pacific
journal of clinical oncology; 2012;8(3):232-243.
[7] Yucel B, Akkaş EA, Okur Y et al., The impact
of radiotherapy on quality of life for cancer
patients: a longitudinal study. Supportive care
in cancer : official journal of the Multinational
Association of Supportive Care in Cancer;
2014;22(9):2479-2487.
[8] Braun DP, Gupta D, Staren ED, Quality of life
assessment as a predictor of survival in non-small
cell lung cancer. BMC Cancer; 2011;11(1):353.