22. NGHIÊN CỨU SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC ĐỘNG MẠCH NGỰC TRONG VÀ CÁC ĐỘNG MẠCH CÓ THỂ DÙNG BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Võ Thành Nghĩa1, Võ Huỳnh Trang2
1 Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Trường đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu:


- Mô tả bề dày các lớp áo, tỷ lệ tăng sinh nội mạc, mức độ xơ vữa của động mạch ngực trong, động mạch quay, động mạch vị mạc nối phải, động mạch thượng vị dưới.


- So sánh đặc điểm mô học của các động mạch ngực trong, động mạch quay, động mạch vị mạc nối phải và động mạch thượng vị dưới.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, chọn mẫu thuận tiện. Mỗi động mạch nghiên cứu được cắt tại 2 vị trí: cách nguyên ủy 5mm và 15 cm. Các đoạn động mạch được xử lý và nhuộm theo quy trình chuẩn của Bộ môn Giải phẫu bệnh, trường Y Dược TP. HCM. Tại mỗi vị trí, mẫu động mạch được nhuộm H.E. nhằm đo bề dày các lớp thành mạch, đánh giá các tổn thương bệnh lý ở thành mạch máu.


Kết quả: Độ dày lớp áo giữa của động mạch quay (khoảng thay đổi từ 270,68 µm - 308,56 µm) lớn hơn so với các động mạch còn lại. Khoảng thay đổi của độ dày áo giữa ở ba động mạch còn lại lần lượt là: 79,12 µm - 97,62 µm (động mạch ngực trong); 67,34 µm - 79,12 µm (động mạch thượng vị dưới) và 73,89 µm - 83,03 µm (động mạch vị mạc nối phải).


Mức độ xơ vữa cao nhất được quan sát thấy ở đầu xa của động mạch ngực trong (độ 2 và độ 3) và ở đầu xa của động mạch vị mạc (tất cả các mẫu đều ở độ 3). - Mức độ nặng nhất (độ 4) – lòng mạch bị bít tắc hoàn toàn không ghi nhận được ở tất cả các mẫu động mạch.


Kết luận: Với kết quả mô học thì thứ tự ưu tiên sử dụng các động mạch dùng trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là: động mạch ngực trong, động mạch quay, động mạch vị mạc nối phải.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Vũ Trí Thanh, Đánh giá mảnh ghép động mạch
quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành,
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2014
[2] Đoàn Văn Phụng, Trần Quyết Tiến, Phạm Thọ
Tuấn Anh , Kết quả bước đầu ứng dụng đoạn
ghép bằng động mạch vị mạc nối phải trong phẫu
thuật bắc cầu mạch vành, Y học Việt Nam, Tập
7, Số 1, 2015, p. 57-61.
[3] Đoàn Văn Phụng, Nghiên cứu đặc tính mô bệnh
học động mạch ngực trong hai bên và động mạch
vị mạc nối phải sử dụng trong phẫu thuật bắc
cầu động mạch vành, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí
Minh, tập 16(1), 2012, p. 362 – 369.
[4] Malhotra R, Bedi HS, Bazaz S et al.,
Morphometric analysis of the right gastroepiploic
artery and the internal mammary artery, The
Annals of Thoracic Surgery, 61:124–127, 1996.
[5] Barry MM, Foulon P, Touati G et al., Comparative
histological and biometric study of the coronary,
radial and left internal thoracic arteries. Surg
Radiol Anat; Vol 25: pp. 284-9, 2003.
[6] Appleson T, Hill RV , Histological comparision
of the candidate arteries for bypass grafting of
the posterior interventricular artery. Anat Sci Int
vol87: pp. 150-4, 2012.
[7] Ülnü Y. et al., An Evaluation of
Histomorphometric Properties of Coronary
Arteries, Saphenous Vein, and Various Arterial
Conduits for Coronary Artery Bypass Grafting,
Surg Today, 33, pp.725- 730, 2003
[8] Raviprasanna.K.H, Radial artery - A
morphometric study for clinical application,
International Journal of Anatomy and Research,
Vol 5(3.2): pp. 4208-11, 2017.
[9] Berdajs D, Turina MI., Operative anatomy of the
heart, Springer, Berlin, pp.109 – 134, 2011.