18. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ DẤU HIỆU TRẦM CẢM SAU SINH

Nguyễn Thị Thu Hà1, Nguyễn Thu Hiền2, Dương Thị Trà Giang1, Phạm Huy Cường1, Vũ Thị Nguyệt Ánh1
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu trầm cảm trong giai đoạn 3 tháng sau sinh ở những sản phụ bị nhiễm COVID-19.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 223 sản phụ nhiễm COVID-19 sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 4 năm 2022. Thang đo chất lượng giấc ngủ sau sinh của Thổ Nhĩ Kỳ và bảng câu hỏi trầm cảm sau sinh Edinburgh được sử dụng để đánh giá chất lượng giấc ngủ và nhận định sự xuất hiện dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Hồi quy logistic được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ với dấu hiệu trầm cảm sau sinh.


Kết quả: Điểm đánh giá nỗi sợ COVID-19 và đánh giá hỗ trợ xã hội sau sinh có mối liên quan đến tình trạng có dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Mô hình hồi quy đa biến cho thấy nguy cơ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở những phụ nữ có chất lượng giấc ngủ kém cao gấp 1,09 lần so với những người không có dấu hiệu bệnh (p < 0,001).


Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và tình trạng có dấu hiệu trầm cảm ở sản phụ trong 3 tháng đầu sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Regmi S, Sligl W, Carter D et al., A controlled
study of postpartum depression among Nepalese
women: validation of the Edinburgh Postpartum
Depression Scale in Kathmandu. Tropical
Medicine & International Health; 2002;7(4):378-
82.
[2] Montgomery-Downs HE, Insana SP, CleggKraynok
MM et al., Normative longitudinal
maternal sleep: the first 4 postpartum months.
American journal of obstetrics and gynecology;
2010;203(5):465. e1-. e7.
[3] Alipour Z, Lamyian M, Hajizadeh E, Sleep
quality in late pregnancy and postpartum
depression. The Iranian Journal of Obstetrics,
Gynecology and Infertility. 2012;14(8):39-47.
[4] Cox JL, Holden JM, Sagovsky R, Detection of
postnatal depression: development of the 10-
item Edinburgh Postnatal Depression Scale. The
British journal of psychiatry; 1987;150(6):782-6.
[5] Ilkay B, Selvi N, Testing the psychometric
properties of the postpartum sleep quality scale
in Turkish women. journal of nursing research;
2018;26(6):385-92.
[6] Ahorsu DK, Lin C-Y, Imani V et al., The fear
of COVID-19 scale: development and initial
validation. International journal of mental health
and addiction; 2020:1-9.
[7] Leahy-Warren P, Mulcahy H, Lehane E, The
development and psychometric testing of the
Perinatal Infant Care Social Support (PICSS)
instrument. Journal of Psychosomatic Research;
2019;126:109813.
[8] Zhao X-H, Zhang Z-H, Risk factors for
postpartum depression: An evidence-based
systematic review of systematic reviews and
meta-analyses. Asian journal of psychiatry.
2020;53:102353.
[9] Iranpour S, Kheirabadi GR, Esmaillzadeh A
et al., Association between sleep quality and
postpartum depression. Journal of research in
medical sciences: the official journal of Isfahan
University of Medical Sciences; 2016;21.
[10] Gjerdingen D, Crow S, McGovern P et al.,
Stepped care treatment of postpartum depression:
impact on treatment, health, and work outcomes.
The Journal of the American Board of Family
Medicine; 2009;22(5):473-82.