8. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH DỰ PHÒNG TỔN THƯƠNG NGHỀ NGHIỆP DO VẬT SẮC NHỌN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng viên tại Bệnh viện trường Đại học Y Khoa Vinh năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên cỡ mẫu toàn bộ 71 điều dưỡng viên làm việc ở các khoa điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2023.
Kết quả nghiên cứu: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức với nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, và số lần đào tạo với p < 0,05. Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) có kiến thức đạt thì thực hành đạt cao gấp 1,273 lần so với ĐTNC có kiến thức không đạt (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan mang ý nghĩa thống kê giữa thực hành với giới tính, thâm niên công tác, và số lần đào tạo (p< 0,05). Có mối liên quan thuận giữa thái độ và thực hành của ĐTNC về dự phòng TTNN do VSN với p< 0,05.
Kết luận: Điều dưỡng viên cần trau dồi, củng cố, cập nhật và lấp đầy các khoảng trống trong kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn nói chung, dự phòng phơi nhiễm do vật sắc nhọn nói riêng. Ngoài ra, cần thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, thái độ, thực hành, dự phòng tổn thương nghề nghiệp, vật sắc nhọn, Bệnh viện trường Đại học Y Khoa Vinh.
Tài liệu tham khảo
of needle-stick and sharp object injuries and its
associated factors among staff nurses in Dessie
referral hospital Amhara region, Ethiopia, BMC
Research Notes, 2018, 11, 76-82.
[2] Gawad, Alwabr, Knowledge and practice of
needlestick injury preventive measures among
nurses of Sana’a city hospitals in Yemen, Indian
Journal of Health Sciences and Biomedical
Research, 2018, 11-19.
[3] Dương Khánh Vân, Nghiên cứu tổn thương nghề
nghiệp do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế và giải
pháp can thiệp tại một số bệnh viện khu vực Hà
Nội, Luận văn Tiến sỹ, Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương, Hà Nội, 2019.
[4] Hoàng Trung Tiến, Kiến thức, thực hành, thái
độ dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc
nhọn của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Lâm Đồng năm 2019, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định, 2019.
[5] Adeleye BB, Balogun M, Quadri IO,
Evaluating Knowledge of Safe Injection Among
Perioperative Nurses in Two Tertiary Hospitals
in Lagos, Nigeria, Sigma International Nursing
Research Congress, 2018.
[6] Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Bùi Văn
Trinh và cộng sự, Thực trạng mũi tiêm an toàn
tại khoa Tim mạch – lão học Bệnh viện tim mạch
An Giang, 2018.
[7] Nguyễn Thị Hoài Thu, Thực trạng tiêm tĩnh
mạch an toàn ở điều dưỡng Bệnh viện Nhi Trung
ương, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2018, 112(3):
102-109.
[8] Hoàng Văn Khuê, Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn ở điều
dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang;
Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại
học Y tế công cộng, 2017.
[9] Ngô Thị Thu Hương, Khảo sát hành vi, thái độ
của nhân viên y tế về thực hành ngăn ngừa tổn
thương do vật sắc nhọn và phòng ngừa phơi
nhiễm tại Bệnh viện Nhân dân 115; Tạp chí
Nghiên cứu Y học, 2019, 8(3): 72-80.
[10] Zhang X, Gu Y, Cui M et al., Needlestick and
Sharps Injuries Among Nurses at a Teaching
Hospital in China. Workplace Health Saff, 2018,
63(5): 219-225.
[11] Phạm Ngọc Vinh, Nguyễn Huy Ngọc, Nguyễn
Thị Kim Ngân và cộng sự, Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến tổn thương nghề nghiệp do
vật sắc nhọn ở điều dưỡng tại Khối ngoại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú thọ; Tạp chí Y học dự
phòng, 2019, 6(2): 32-39.