16. THỰC TRẠNG MỔ LẤY THAI, CÁC BIẾN CHỨNG MẸ VÀ THAI NHI DO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2019

Trần Văn Dũng1
1 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng mổ lấy thai theo phân loại Robson, các biến chứng mẹ và thai do mổ lấy thai tại Bệnh viện Thanh Nhàn.


Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên hồ sơ mổ lấy thai tại Bệnh viện Thanh Nhàn từ 1/1/2019 đến 31/12/2019. Mẫu nghiên cứu bao gồm các hồ sơ đầy đủ thông tin về mổ lấy thai với tuổi thai > 22 tuần và trọng lượng thai > 500 gram.


Kết quả: Trong năm 2019, có 2539 sản phụ sinh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trong đó 1352 ca mổ lấy thai, chiếm tỷ lệ 53,2%. Phân loại Robson, nhóm 6, 7, 8 và 9 có tỷ lệ mổ lấy thai tuyệt đối (100%), nhóm 5 có tỷ lệ 99,8%, và nhóm 3 có tỷ lệ thấp nhất (18,6%). Tai biến do gây mê, gây tê chiếm 1,6%; nhiễm trùng vết mổ nông chiếm 1,6%; và chảy máu sau phẫu thuật chiếm 0,7%. Vàng da sau sinh chiếm 4,5%; nhiễm trùng sơ sinh chiếm 1,8%; và Apgar 5 phút < 7 chiếm 0,9%.


Kết luận: Tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2019 là 53,2%. Các biến chứng mẹ và thai nhi do mổ lấy thai cần được quan tâm và quản lý tốt hơn để giảm thiểu rủi ro.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ môn Sản, Trường Đại học Y Hà Nội. Bài giảng sản phụ khoa, tập 1, 2013.
[2] Vogel J.P, Betrán A.P, Vindevoghel N et al. Use of the Robson classification to assess caesarean section trends in 21 countries: a secondary analysis of two WHO multicountry surveys. Lancet Glob Health, May 2015, 3 (5): e260-70. doi:10.1016/s2214-109x(15)70094-x
[3] Phạm Thu Xanh. Nhận xét tình hình sản phụ có sẹo mổ cũ được xử trí tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 1995 và 2005. Trường Đại học Y Hà Nội, 2006.
[4] Nguyễn Thị Hồng Phượng. Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2016. Trường Đại học Y Hà Nội, 2016.
[5] Begum T, Rahman A, Nababan H et al. Indications and determinants of caesarean section delivery: Evidence from a population-based study in Matlab, Bangladesh. PLoS One, 2017, 12 (11): e0188074. doi:10.1371/journal.pone.0188074
[6] Hoàng Ngọc Tú, Bạch Cẩm An, Phan Viết Tâm, Phan Lê Vy Phương, Ngô Hoàng Hiếu, Nguyễn Thị Đông Hiền. Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai theo phân loại Robson tại Bệnh viện Trung ương Huế, 2013, 4 (3): 38-43.
[7] Kelly S, Sprague A, Fell D.B et al. Examining caesarean section rates in Canada using the Robson classification system. J Obstet Gynaecol Can, Mar 2013, 35 (3): 206-214. doi:10.1016/s1701-2163(15)30992-0
[8] Xa Thị Minh Hoa. Nhận xét chẩn đoán, thái độ xử trí ở những sản phụ rau tiền đạo được mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2012. Trường Đại học Y Hà Nội, 2013.
[9] Mpogoro F.J, Mshana S.E, Mirambo M.M, Kidenya B.R, Gumodoka B, Imirzalioglu C. Incidence and predictors of surgical site infections following caesarean sections at Bugando Medical Centre, Mwanza, Tanzania. Antimicrob Resist Infect Control, 2014, 3: 25. doi:10.1186/2047-2994-3-25
[10] Nguyễn Thị Nhiên. Thực trạng mổ lấy thai ở sản phụ con so tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2016. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, 2016.