43. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG VÀ CÁC YẾU TỐ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và phân tích mối liên hệ với thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng ở sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Văn Lang.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích được thực hiện từ tháng 1-5 năm 2024 trên 325 sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Văn Lang. Dữ liệu được thu thập qua bảng hỏi tự điền và khám lâm sàng (chỉ số SMTR, OHI-S). Phân tích thống kê mô tả, kiểm định Chi bình phương, Mann-Whitney U và Kruskal-Wallis đã được áp dụng.
Kết quả: Tỷ lệ sâu răng là 22,5%, chỉ số SMTR trung bình là 3,90 ± 3,76, nữ cao hơn nam (p = 0,040) và tăng dần theo năm học (p < 0,001). OHI-S trung bình là 0,80 ± 0,56, với chỉ số mảng bám cao hơn ở nam (p = 0,001). Về các yếu tố hành vi liên quan sức khỏe răng miệng, sinh viên nam có tần suất chải răng thấp hơn và tiêu thụ thực phẩm có đường nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với sinh viên nữ.
Kết luận: Sức khỏe răng miệng của sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Văn Lang còn nhiều vấn đề, với sự khác biệt giữa giới tính và sự tích lũy theo năm học. Yếu tố hành vi có liên hệ rõ rệt với kết quả lâm sàng, gợi ý cần tăng cường giáo dục và tự đánh giá răng miệng trong chương trình đào tạo nha khoa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sâu răng, SMTR, OHI-S, vệ sinh răng miệng, sinh viên răng hàm mặt.
Tài liệu tham khảo
[2] Trịnh Đình Hải, Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Cao Bính. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 2019. Nhà xuất bản Y học, 2019.
[3] Trịnh Thị Tố Quyên, Ngô Thị Quỳnh Lan. Tình trạng sức khỏe răng miệng và mối liên quan với chất lượng cuộc sống sinh viên Đại học Sài Gòn. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2013, 17 [2]: 26-26.
[4] Drachev S.N, Brenn T, Trovik T.A. Dental caries experience and determinants in young adults of the Northern State Medical University, Arkhangelsk, North-West Russia: a cross-sectional study. BMC Oral Health, 2017, 17 [1]: 136.
[5] Pham H.T.M, Chapman R.S. Dental Caries and Related Factor in the First - and Second - Year Medical University, Vietnam. Journal of Health Research, 2018, 22 [Suppl]: 73-7.
[6] Lo I, Me O. Impact of dental education on DMFT index among undergraduate dental students in selected Nigerian universities. Ibom Medical Journal, 2020, 13 [3]: 187-92.
[7] Rajeh M. Gender Differences in Oral Health Knowledge and Practices Among Adults in Jeddah, Saudi Arabia. Clinical, Cosmetic and Investigational Dentistry, 2022, 14: 235-44.
[8] Su S, Lipsky M.S, Licari F.W, Hung M. Comparing oral health behaviours of men and women in the United States. J Dent, 2022, 122: 104157.
[9] Đồng Ánh Tuyểt, Nguyễn Thị Thanh Hà, Ngô Uyên Châu. Tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan của sinh viên năm nhất Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm học 2013-2014. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2015, 19 [2]: 229-229.