31. PHÂN TÍCH CÁC MỐI LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ ĐỊNH KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ 3 VÀ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Huyền Trân1, Phạm Đỗ Thảo Vi1, Huỳnh Thanh Duy1, Trần Hòa An1, Trần Thị Phương Trinh2, Kiều Xuân Thy1,3, Trần Quang Tú1, Tô Lý Cường1
1 Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các mối liên quan đến chỉ định kết hợp phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 902 hồ sơ bệnh án được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ và có ít nhất sử dụng phương pháp y học cổ truyền hoặc y học hiện đại tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - cơ sở 3 và Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2024 đến 31/12/2024.


Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 902 hồ sơ bệnh án có tuổi trung vị là 58 (46-66) tuổi, nữ giới chiếm 67,5%. Các yếu tố liên quan đến việc kết hợp phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại bao gồm nơi cư trú thành phố (OR = 8,956; 95%CI = 2,5-31,836; p = 0,001) và bệnh lý cơ xương khớp (OR = 4,717; 95%CI = 1,026-21,7; p = 0,046).


Kết luận: Việc kết hợp phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại có thể liên quan đến nơi cư trú và bệnh lý cơ xương khớp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Pavlova M.K, Latreille V. Sleep Disorders. Am J Med, 2019, 132 (3): 292-299.
[2] Yichen Wang, Shiyi Wu, Zhengyan Wang et al. Efficacy of Zhumian Tang formula granules combined with eszopiclone for the treatment of poor sleep quality: a multi-center, randomized controlled, superiority trial. J Tradit Chin Med, 2024, 44 (1): 163-171.
[3] Chiung-Yu Huang, En-Ting Chang, Hui-Ling Lai. Use of integrative medicine approaches for treating adults with sleep disturbances. Appl Nurs Res, 2018, 43: 49-55.
[4] Liang-Nan Zhen, Qian-Qian Zong, Yuan Yang et al. Gender Difference in the Prevalence of Insomnia: A Meta-Analysis of Observational Studies. Front Psychiatry, 2020, 11: 577429.
[5] Châu Thị Diễm Trinh, Tô Ngọc Trúc, Quãng Diễm Y et al. Khảo sát tỷ lệ mất ngủ ở bệnh nhân sau đột quỵ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2023. Tạp chí Dược học Cần Thơ, 2024, (73): 151-158.
[6] Lederle M, Tempes J, Bitzer E.M. Application of Andersen’s behavioural model of health services use: a scoping review with a focus on qualitative health services research. BMJ Open, 2021, 11 (5): e045018.
[7] Ming-Chen Chen, Jung-Nian Lai, Pau-Chung Chen et al. Concurrent Use of Conventional Drugs with Chinese Herbal Products in Taiwan: A Population-based Study. J Tradit Complement Med, 2013, 3 (4): 256-262.
[8] Uhlig B.L, Sand T, Nilsen T.I. Insomnia and risk of chronic musculoskeletal complaints: longitudinal data from the HUNT study, Norway. BMC Musculoskelet Disord, 2018, 19 (1): 128.
[9] Regina Wing Shan Sit. Chronic musculoskeletal pain prospectively predicts insomnia in older people, not moderated by age, gender or co-morbid illnesses. Sci Rep, 2021, 11.