14. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH BỤNG BẰNG THANG ĐO BODY-Q

Đỗ Thị Hồng Lý1, Ngô Xuân Khoa1,2, Hoàng Văn Hồng1, Nguyễn Thị Anh1, Phạm Văn Thành1, Nguyễn Thị Hồng Nguyệt1, Phạm Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Kim Dung1, Bùi Bích Huyền1, Nguyễn Thị Mát1, Phạm Quang Anh1
1 Khoa Phẫu thuật tạo hình & Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi trong chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật tạo hình thành bụng, thông qua bộ công cụ BODY-Q.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc được thực hiện trên 39 bệnh nhân nữ trưởng thành đã thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng tại Khoa Phẫu thuật tạo hình & Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bệnh nhân được đánh giá bằng bộ câu hỏi BODY-Q tại hai thời điểm: trước mổ và sau mổ 3-6 tháng. Dữ liệu về đặc điểm nhân khẩu học, kỹ thuật phẫu thuật, chăm sóc sau mổ, biến chứng và đánh giá sẹo được thu thập bổ sung.


Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 38,3 ± 6,35 tuổi, BMI trung bình 23,5 ± 2,7 kg/m². Tất cả bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tạo hình thành bụng theo chỉ định cá nhân hóa, có thể kèm hút mỡ vùng bụng hoặc vùng lân cận. Thời gian nằm viện trung bình là 4,9 ngày; thời gian mang gen nịt bụng 80,6 ngày; thời gian đau sau mổ khoảng 10,1 ngày. Tụ dịch là biến chứng phổ biến nhất (20,5%); không có biến chứng nặng hay tử vong. Về sẹo, 56,4% bệnh nhân đánh giá thấy rõ nhưng chấp nhận được; 20,5% cho là giấu tốt. Điểm BODY-Q tăng đáng kể sau mổ: vùng bụng tăng từ 24,0 lên 75,9; hình ảnh cơ thể từ 42,9 lên 67,0; đời sống tình dục từ 58,8 lên 71,2 (p < 0,01). Các thang đo giao tiếp xã hội và tâm lý duy trì ở mức cao.


Kết luận: Phẫu thuật tạo hình thành bụng cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người bệnh. BODY-Q cho thấy hiệu quả cao trong lượng hóa kết quả thẩm mỹ từ góc nhìn bệnh nhân và nên được ứng dụng thường quy trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Louri N.A, Ammar H.M, Abdulkariml F.A et al. Abdominoplasty: Pitfalls and Prospects. Obes Surg, 2020, 30 (3), 1112-1117.
[2] Shermak M.A. Abdominoplasty with Combined Surgery. Clin Plast Surg, 2020, 47 (3), 365-377.
[3] Klassen A.F, Cano S.J, Alderman A et al. The BODY-Q: A Patient-Reported Outcome Instrument for Weight Loss and Body Contouring Treatments. Plast Reconstr Surg Glob Open, 2016, 4 (4), e679.
[4] Rios-Diaz A.J, Morris M.P, Elfanagely O et al. Impact of Panniculectomy and/or Abdominoplasty on Quality of Life: A Retrospective Cohort Analysis of Patient-Reported Outcomes. Plast Reconstr Surg, 2022, 150 (4), 767e-775e.
[5] Hammond D.C, Chandler A.R, Baca M.E et al. Abdominoplasty in the Overweight and Obese Population: Outcomes and Patient Satisfaction. Plast Reconstr Surg, 2019, 144 (4), 847-853.
[6] Najera R.M, Asheld W, Sayeed S.M et al. Comparison of seroma formation following abdominoplasty with or without liposuction. Plast Reconstr Surg, 2011, 127 (1), 417-422.
[7] Rodby K.A, Stepniak J, Eisenhut N et al. Abdominoplasty with suction undermining and plication of the superficial fascia without drains: a report of 113 consecutive patients. Plast Reconstr Surg, 2011, 128 (4), 973-981.
[8] Nyakiongora S, Laspro M, Dele-Oni O et al. The Use of BODY-Q to Assess Factors Impacting Satisfaction and Quality-of-life Postabdominoplasty in Kenya. Plast Reconstr Surg Glob Open, 2025, 13 (2), e6539.
[9] Wijaya W.A, Liu Y, He Y et al. Abdominoplasty with Scarpa Fascia Preservation: A Systematic Review and Meta-analysis. Aesthetic Plast Surg, 2022, 46 (6), 2841-2852.
[10] Hurvitz K.A, Olaya W.A, Nguyen A et al. Evidence-based medicine: Abdominoplasty. Plast Reconstr Surg, 2014, 133 (5), 1214-1221.