26. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẤT ĐƠN VÀ THỂ CHẤT PHỐI HỢP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Nguyễn Minh Nhật1, Đặng Thị Hiền2, Trần Nguyễn Trọng Thức3, Lê Ngọc Thanh4, Nguyễn Hữu Đức Minh1
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Phục hồi chức năng
3 Phòng khám Y học cổ truyền Tâm Phúc
4 Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm thể chất đơn và thể chất phối hợp theo y học cổ truyền trên sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và xác định thể chất chiếm ưu thế.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành trên sinh 798 sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2025. Những người tham gia được đánh giá bằng cách sử dụng bảng câu hỏi về thể chất trong y học Trung Quốc để phân loại loại thể chất chính của họ và bất kỳ thể chất thứ cấp (đồng thời) nào nếu có.


Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 21,65 tuổi, tỷ lệ nữ/nam = 5,9/1. Tỷ lệ tham gia nghiên cứu tập trung chủ yếu và sinh viên năm nhất (23,56%), sinh viên năm 2 chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,16%). Đơn thể chất: 273 sinh viên (34,2%), chủ yếu là thể chất Trung tính (37,7%), Khí hư (21,6%), thấp nhất là Đàm thấp (0,7%). Đa thể chất (thể chất hỗn hợp): 525 sinh viên (65,8%), có 21 luật kết hợp thể chất với mức hỗ trợ 10,163-14,68%, độ tin cậy 80,392-90,323%. Khí hư là thể chất thường xuất hiện đồng thời với các thể chất khác như Dương hư, Huyết ứ, Đặc bẩm, Trung tính, Khí trệ, Đàm thấp, Âm hư.


Kết luận: Thể chất phối hợp (đa thể chất) là dạng phổ biến ở sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, trong đó khí hư là điểm hội tụ của nhiều rối loạn thể chất khác. Việc nhận diện và quản lý thể chất phối hợp có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc sức khỏe toàn diện và phòng ngừa các bệnh lý tiềm ẩn cho sinh viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Tử Siêu. Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn. Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2009.
[2] Nguyen Thi Huong Duong, Le Thu Thao, Tang Khanh Huy, Le Bao Luu. The Vietnamese version of the constitution in Chinese medicine questionnaire: validity and reliability. MedPharmRes, 2022, 6 (2): 18-27.
[3] Nguyễn Thị Thúy, Hoàng Thị Thuận, Nguyễn Thị Phương Thanh. Thực trạng chất lượng giấc ngủ của sinh viên y đa khoa Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2020. Tạp chí Y học Dự phòng, 2021, 31 (1): 203-209.
[4] Li M.D, Zhang Y.Y, Tao T, Chen Y.Y. 宁 波 市 大 学 生 中 医 体 质 调 查 与 偏 颇 体 质 相 关 性 研 究 [Investigation on TCM Constitution and its relevance to biased constitution among college students in Ningbo City]. Chinese Medicine Modern Distance Education of China, 2025, (442).
[5] He W.X, Liu Z, Yan L.R, Wang M, Xia K.Y, Huang S.H. 郴 州 市 某 高 校 大 学 生 中 医 体 质 兼 夹 规 律 调 查 [Survey on the regularity of mixed constitution in Traditional Chinese Medicine among university students in Chenzhou City]. Journal of Xiangnan University (Medical Sciences), 2023, 25 (1): 42-46.
[6] Võ Văn Việt, Đặng Thị Thu Phương. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, 2017, 33 (4): 27-34.
[7] Nguyễn Nam Hà, Nguyễn Thị Thủy. Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 2018, 179 (03): 127-131.
[8] Lê Bảo Lưu, Tăng Khánh Huy. Lý luận cơ bản y học cổ truyền. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2020.