20. KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH TRÀ VINH

Bùi Thị Hoàng Lan1, Phạm Thị Lan Anh1, Phạm Thị Thu Phương1, Huỳnh Trung Quốc Hiếu1, Lê Trường Vĩnh Phúc1, Võ Trần Trọng Bình1, Trương Văn Dũng2, Lê Minh Anh2, Trần Đức Linh2, Trần Văn Bé Hai2, Thái Thanh Trúc1
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định điểm trung bình kiến thức đúng về dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ có kiến thức đúng và mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số tại tỉnh Trà Vinh.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 714 trẻ em dân tộc thiểu số từ 5-16 tuổi tại tỉnh Trà Vinh tháng 9/2024.


Kết quả: Điểm kiến thức trung bình ở trẻ là 6,7 ± 3,6. Tỉ lệ trẻ có điểm kiến thức đúng ở mức thấp, trung bình và cao lần lượt là 35,4%, 19,7% và 44,8%. Trẻ nam có điểm kiến thức đúng thấp hơn so với trẻ nữ (p = 0,01). Trẻ từ 11-16 tuổi có điểm kiến thức đúng cao hơn so với nhóm trẻ từ 5-10 tuổi (p < 0,001). Trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường có điểm kiến thức cao hơn trẻ suy dinh dưỡng và thừa cân - béo phì (p = 0,013).


Kết luận: Điểm kiến thức đúng về dinh dưỡng của trẻ chỉ ở mức trung bình. Trẻ có điểm kiến thức đúng ở mức thấp còn chiếm tỉ lệ lớn, đặc biệt tập trung ở nhóm nhỏ tuổi, trẻ nam và trẻ suy dinh dưỡng. Vì vậy, cần thực hiện các nghiên cứu can thiệp sâu hơn nhằm cải thiện kiến thức về dinh dưỡng của trẻ và đưa ra giải pháp phù hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Kelder S.H, Perry C.L, Klepp K.I, Lytle L.L. Longitudinal tracking of adolescent smoking, physical activity, and food choice behaviors. American Journal of Public Health, 1994, 84 (7): 1121-6.
[2] Shrimpton R, Rokx C. The double burden of malnutrition: a review of global evidence. Health, Nutrition and Population Discussion Paper, 2012.
[3] Umer A, Kelley G.A, Cottrell L.E, Giacobbi P, Innes K.E, Lilly C.L. Childhood obesity and adult cardiovascular disease risk factors: a systematic review with meta-analysis. BMC Public Health, 2017, 17 (1): 683.
[4] Le T.T, Le T.T.D, Do N.K, Nadezhda V.S, Andrej M.G, Nguyen T.T.T et al. Ethnic Variations in Nutritional Status among Preschool Children in Northern Vietnam: A Cross-Sectional Study. Int J Environ Res Public Health, 2019, 16 (21).
[5] Truong D.T.T, Tran T.H.T, Nguyen T.T.T, Tran V.H.T. Double burden of malnutrition in ethnic minority school-aged children living in mountainous areas of Vietnam and its association with nutritional behavior. Nutr Res Pract, 2022, 16 (5): 658-72.
[6] Fautsch Y, Glasauer P. Guidelines for assessing nutrition-related knowledge, attitudes and practices: FAO, 2014.
[7] Mai T.M.T, Tran Q.C, Nambiar S, Pols J.C.V, Gallegos D. Development and Validation of the Vietnamese Children’s Short Dietary Questionnaire to Evaluate Food Groups Intakes and Dietary Practices among 9-11-Year-Olds Children in Urban Vietnam. Nutrients, 2022, 14 (19).
[8] Thakur S, Mathur P. Nutrition knowledge and its relation with dietary behaviour in children and adolescents: a systematic review. Int J Adolesc Med Health, 2022, 34 (6): 381-92.