17. KẾT CỤC THAI NGHÉN CỦA THAI CHẬM PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 2020 ĐẾN 2023

Lê Trung Hiếu1,2, Lê Chí Bằng1, Nguyễn Thị Bích Vân1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, kết cục thai nghén và các yếu tố liên quan đến kết cục thai nghén ở nhóm thai chậm phát triển trong tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ năm 2020 đến 2023.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích hồi cứu được thực hiện trên 111 thai phụ có chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung và sinh con tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong giai đoạn từ 1/1/2020 đến 31/12/2023. Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án. Các yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh được đánh giá thông qua hồi quy logistic.


Kết quả: Tỷ lệ tử vong sơ sinh là 12,6%. Hai yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tử vong sơ sinh là: tuổi thai dưới 32 tuần (OR = 10,1; KTC 95%: 1,2-84,6), cân nặng dưới 1000g (OR = 23,7; KTC 95%: 5,8-96,4). Biến chứng sơ sinh phổ biến nhất là suy hô hấp (60,4%), tiếp theo là nhiễm trùng sơ sinh và vàng da. Có 14,4% trẻ gặp phải nhiều biến chứng phối hợp.


Kết luận: Thai chậm phát triển trong tử cung có tỷ lệ tử vong và biến chứng sơ sinh cao, đặc biệt ở nhóm trẻ sinh non và nhẹ cân. Việc phát hiện sớm, theo dõi sát và xử trí kịp thời đóng vai trò then chốt trong cải thiện kết cục thai nghén.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ. Biểu đồ phát triển cân nặng thai tương ứng với tuổi thai. Lâm sàng sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007, tr. 13-4.
[2] Bộ Y tế. Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007.
[3] Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Hà Nội. Thủ thuật sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1997, tr. 28-9.
[4] Yang L, Feng L, Huang L, Li X, Qiu W, Yang K et al. Maternal factors for intrauterine growth retardation: systematic review and meta-analysis of observational studies. Reproductive Sciences, 2023, 30 (6): 1737-45.
[5] Sharma P, Mehta A.U. Study of fetomaternal implications in intrauterine growth restriction pregnancies. International Journal of Reproduction, Contraception, Obstetrics and Gynecology, 2024, 13 (4): 895-9.
[6] Ullah I.K, Thakur M.K, Varma D. Doppler sonographic evaluation of intrauterine growth restriction of fetus and its correlation with perinatal outcomes among the population of riverine (char) areas of Barpeta Assam. International Journal of Reproduction, Contraception, Obstetrics and Gynecology, 2023, 12 (4): 965.
[7] Sharma D, Shastri S, Sharma P. Intrauterine growth restriction: antenatal and postnatal aspects. Clinical medicine insights: pediatrics, 2016, 10: CMPed. S40070.
[8] Mamopoulos A, Petousis S, Tsimpanakos J, Masouridou S, Kountourelli K, Margioula-Siarkou C et al. Birth weight independently affects morbidity and mortality of extremely preterm neonates. Journal of Clinical Medicine Research, 2015, 7 (7): 511.
[9] D’Agostin M, Morgia C.D.S, Vento G, Nobile S. Long-term implications of fetal growth restriction. World journal of clinical cases, 2023, 11 (13): 285.