12. PHÂN LOẠI NEER VÀ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT NẸP VÍT KHÓA ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
kết hợp xương nẹp vít khóa điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang kết hợp tiến cứu theo dõi dọc được thực hiện trên 51 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít khóa tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2025. Phân loại Neer được áp dụng dựa trên phim X quang trước mổ. Kết quả chức năng được đánh giá bằng thang điểm Constant-Murley sau 6 tháng.
Kết quả: Sau 6 tháng, điểm Constant-Murley trung bình đạt 70,36 ± 7,36, đa số bệnh nhân phục hồi chức năng vai tốt hoặc rất tốt. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm Constant-Murley giữa các nhóm gãy theo phân loại Neer (2 phần: 70,72 ± 7,10 điểm; 3 phần: 68,20 ± 7,91 điểm; 4 phần: 73,39 ± 6,10 điểm; p > 0,05). Việc sử dụng chỉ siêu bền hoặc vít can-ca cũng không ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả phục hồi chức năng. Tuổi là yếu tố nguy cơ độc lập duy nhất liên quan nghịch với điểm Constant-Murley (r = -0,696, p < 0,05). Góc cổ-thân phục hồi gần giải phẫu giúp cải thiện kết quả (r = 0,3617, p < 0,05). Tỷ lệ biến chứng thấp (1,96%).
Kết luận: Phẫu thuật nẹp vít khóa cho gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay giúp phục hồi chức năng vai tốt, không phụ thuộc vào phân loại Neer nếu tối ưu kỹ thuật và phục hồi chức năng. Tuổi là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xương cánh tay, cổ phẫu thuật, chức năng khớp vai, phân loại Neer.
Tài liệu tham khảo
[2] Neer C.S. Displaced proximal humeral fractures. Part I: Classification and evaluation. The Journal of Bone and Joint Surgery. American volume, 1970, 52 (6): 1077-1089.
[3] Sang N.A, Mung P.D, Ngoc N.H et al. Neer classification on X-ray and computed tomography of patients treated proximal humerus fracture by surgery at Military Hospital 175. 9th International Conference on the Development of Biomedical Engineering in Vietnam, Springer Nature Switzerland, 2024.
[4] Constant C.R, Murley A. A clinical method of functional assessment of the shoulder. Clinical orthopaedics and related research, 1987, 214: 160-164.
[5] Südkamp N, Bayer J, Hepp P et al. Open reduction and internal fixation of proximal humeral fractures with use of the locking proximal humerus plate. Results of a prospective, multicenter, observational study. J Bone Joint Surg Am, 2009, 91 (6): 1320-1328.
[6] Clement N.D, Duckworth A.D, McQueen M.M et al. The outcome of proximal humeral fractures in the elderly: predictors of mortality and function. Bone Joint J, 2014, 96-b (7): 970-977.