2. NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ở người bệnh đái tháo đường type 2, nguy cơ tổn thương tim mạch tăng lên 2-4 lần so với người bình thường, các yếu tố bảo vệ chống lại bệnh tim mạch do xơ vữa sẽ mất hoàn toàn. Nghiên cứu mức độ nguy cơ tim mạch trên người bệnh đái tháo đường là hết sức cần thiết, nhằm giúp kiểm soát sớm và góp phần làm chậm tiến triển của bệnh, giúp giảm biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, từ đó giảm gánh nặng chi phí y tế cho xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mức độ nguy cơ tim mạch và phân tích một số yếu tố liên quan đến mức độ nguy cơ tim mạch ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên năm 2024.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 124 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên.
Kết quả: Mức độ nguy cơ tim mạch rất cao chiếm 88,7%, mức độ nguy cơ tim mạch cao chiếm 3,2% và mức độ nguy cơ tim mạch trung bình chiếm 8,1%. Các yếu tố liên quan đến mức độ nguy cơ tim mạch: tuổi, BMI, chỉ số vòng eo.
Kết luận: Cần chú ý điều trị kiểm soát đường huyết, đặc biệt là những người bệnh trên 60 tuổi, có thời gian mắc đái tháo đường từ 10 năm trở lên, người bệnh béo phì.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, mức độ nguy cơ tim mạch.
Tài liệu tham khảo
[2] Huỳnh Lê Thái Bảo, Nguyễn Sinh Huy, Đinh Văn Hoàng. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch theo mục tiêu khuyến cáo điều trị của ESC- EASD 2019 ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jut, Đắk Nông năm 2020. Tạp chí Nội tiết & Đái tháo đường, 2021, (44), 25-32.
[3] Huỳnh Phi Hùng, Trần Viết An. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch và kết quả kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2021, 39, 56-62.
[4] Lê Minh Hoàng, Châu Thị Kim Tươi, Nguyễn Thị Bích Tiên. Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2023. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2024, 175 (02), 213-223.
[5] Lê Quang Minh, Nguyễn Nguyên Trang. Kiểm soát glucose máu và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tạp chí Nội tiết & Đái tháo đường, 2021, 49, 25-37.
[6] Nguyễn Hải Thủy. Cập nhật về thay đổi lối sống trong điều trị bệnh đái tháo đường. Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ XI, 2018.
[7] Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Văn Thắng. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương mắt. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 1A, 264-268.
[8] Phạm Thúy Như. Mô tả nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch theo thang điểm Framingham và WHO/ISH ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện E năm 2020-2021. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022.
[9] Trần Minh Triết. Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường, Trường Đại học Y dược, Đại học Huế, 2019.
[10] Trần Thừa Nguyên, Phạm Minh. Dự báo nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tạp chí Nội tiết & Đái tháo đường, 2021, 44, 33-42.
[11] Vũ Vân Nga, Hà Thị Thu Thương. Dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 505 (1), 67-72.