44. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2022

Lê Văn Nam1, Nguyễn Việt Phương1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tỷ lệ, giai đoạn và một số yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp (TTTC) trên bệnh nhân khuẩn nhiễm khuẩn huyết (NKH) tại bệnh viện Quân Y 103 năm 2022.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, trên 86 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị nội trú tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 11/2021 – 12/2022.


Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có tổn thương thận cấp 41,9%; đa số giai đoạn I chiếm 55,6%; giai đoạn III chiếm tỷ lệ thấp nhất 13,8%. Các yếu tố có ý nghĩa tiên lượng tới nguy cơ tổn thương thận cấp trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết: SOFA ≥ 5 điểm (OR = 4,83; CI95% 1,91 - 12,18, p < 0,01); sử dụng thuốc vận mạch (OR = 3,31; CI95% 1,32 – 8,29, p < 0,01); procalcitonin ≥ 10 ng/ml (OR = 3,18; CI95% 1,28 -7,90, p < 0,05) và lactat máu ĐM ≥ 5 mmol/l (OR = 2,76; CI95% 1,02 -7,51, p < 0,05).


Kết luận: Tổn thương thận cấp là tổn thương thường gặp trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Điểm SOFA cao, sử dụng thuốc vận mạch, tăng procalcitonin và tăng lactat máu cao là các yếu tố nguy cơ dự báo tổn thương thận cấp trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Peerapornratana S, Manrique-Caballero CL,
Gómez H et al., Acute kidney injury from
sepsis: current concepts, epidemiology,
pathophysiology, prevention and treatment.
Kidney Int, 96 (5), 2019, 1083-1099.
[2] Đặng Thị Xuân, Nguyễn Gia Bình, Nghiên cứu
đặc điểm tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm
khuẩn nặng, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 514 -
tháng 5 - số 1 - 2022.
[3] Singer M, Deutschman CS, Seymour CW et al.,
The third international consensus definitions for
sepsis and septic shock (Sepsis-3). Jama, 315 (8),
2016, 801-810.
[4] Kellum JA, Lameire N, Aspelin P et al., Kidney
disease: improving global outcomes (KDIGO)
acute kidney injury work group. KDIGO clinical
practice guideline for acute kidney injury.
Kidney international supplements, 2 (1), 2012,
1-138.
[5] Tejera D, Varela F, Acosta D et al., Epidemiology
of acute kidney injury and chronic kidney disease
in the intensive care unit. Revista Brasileira de
terapia intensiva, 29, 2017, 444-452.
[6] Bagshaw SM, Lapinsky S, Dial S et.al., Acute
kidney injury in septic shock: clinical outcomes
and impact of duration of hypotension prior to
initiation of antimicrobial therapy. Intensive care
medicine, 35, 2009, 871-881.
[7] Medeiros P, Nga HS, Menezes P et al., Acute
kidney injury in septic patients admitted to
emergency clinical room: risk factors and
outcome. Clinical experimental nephrology, 19,
2015, 859-866.
[8] Pankhurst T, Mani D, Ray D et al., Acute
kidney injury following unselected emergency
admission: role of the inflammatory response,
medication and co-morbidity. Nephron Clinical
Practice, 126 (1), 2014, 81-89.