10. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, THỰC TRẠNG SƠ CỨU VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU BỆNH NHÂN RẮN ĐỘC CẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Đức Phúc1, Trần Thị Lý1
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, đánh giá thực trạng sơ cứu và xử trí ban đầu bệnh nhân bị rắn độc cắn.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 117 bệnh nhân bị rắn độc cắn, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ 11/2022 đến 8/2023.


Kết quả: Dịch tễ: nam giới 61,5%; nông dân 37.6%; lao động tự do 17,9%; nông thôn 45,3%; miền núi 41,9%; rắn cắn trong lao động 45.3%, trong nhà ở 33,3%. Họ rắn hổ 65% (rắn hổ mang 41%); rắn lục 31,6%; rắn cạp nong, cạp nia 9,4%. Vết cắn ở bàn tay, ngón tay 50,4%; bàn chân, ngón chân 42,7%. Nhập viện trước 6 giờ 71,8%.


Lâm sàng: rắn cạp nong, cạp nia cắn gây sụp mi, khó nuốt 54,5%. Rắn hổ cắn gây đau vết cắn 96,9%; sưng nề vết cắn 93,8%; hoại tử 63%. Rắn lục cắn gây sưng nề 91,8%; đau vết cắn 86,5%; xuất huyết vết cắn 35%.


Sơ cứu đúng: rửa vết thương 28,2%; bất động, cố định 12,8%. Sơ cứu không đúng: garô 71,7%; đắp thuốc lá 45,3%; chích rạch, nặn máu 30,7%; uống thuốc lá 11,9%.


Nhập cơ sở y tế tuyến trước 61,5%; rửa vết thương 48,6%; tiêm huyết thanh uốn ván 34,7%; không xử lý 20,8%.


Kết luận: Rắn độc cắn hay gặp ở nông dân và người lao động tự do, bị rắn cắn chủ yếu trong lao động và ở trong nhà, hay gặp nhóm rắn hổ mang, hổ chúa, hổ đất, rắn lục và rắn cạp nong, cạp nia. Lâm sàng thường gặp đau, sưng nề và hoại tử vết cắn. Cách sơ cứu đúng còn ít, còn sử dụng nhiều cách sơ cứu không đúng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Williams D, Gutierrez J.M, Harrison R.A et al. The global snake bite initiative: an antidote for snake bite. Lancet, 2010, 375, p. 89-91.
[2] Ariaratnam C.A, Sjostrom L, Raziek Z et al. An open, randomized comparative trial of two antivenoms for the treatment of envenoming by Sri Lankan Russell’s viper. Transactions of the Royal Society of Tropical medicine and Hygiene, 2001, 95, p. 74-80.
[3] Nguyễn Kim Sơn, Vũ Văn Đính. Một số nhận xét điều trị rắn hổ cắn bằng huyết thanh kháng nọc tại Khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Ma. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học cấp cứu - chống độc - hồi sức, 2000, tr. 311-323.
[4] Chian Mao Y, Yu Liu P, Chun Chang L et al. Najaatra snakebite in Taiwan. Clinical Toxicology, 2017.
[5] Mai Đức Thảo. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị rắn lục cắn ở miền Bắc Việt Nam. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2017, tr. 78-79.
[6] Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng. Các loài rắn độc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1995.
[7] Nguyễn Đệ, Thái Thị Hồng và cộng sự. Nhận xét tình hình bệnh nhân bị rắn độc cắn đến Bệnh viện Đa khoa Quảng ngãi từ tháng 1/1996-7/2002. Hội nghị tập huấn chống độc toàn quốc lần thứ III, 2002, tr. 133-134.
[8] Trịnh Xuân Kiếm, Trần Thị Ngân, Lê Khắc Quyến. Rắn độc và độc tố các loài rắn độc tại Việt Nam. Tạp chí Y học Việt Nam, 2014, số 415, tr. 72-76.
[9] Blessmann J, Thanh Phuc Nhan Nguyen, Thi Phuong Anh Bui et al. Incidence of snakebites in 3 different geographic regions in Thua Thien Hue province, Central Vietnam: green pit vipers and cobras cause the majority of bites. Toxicon, 2018, 156, p. 61-61.
[10] Wei Wang, Quang Fang Chen, Rui Xing In et al. Clinical feature and treatment experience: a review of 292 chinese cobra snakebites. Environmental toxicology and pharmacology, 2014, 37, p. 648-655.
[11] Nguyễn Trung Nguyên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ nọc độc trong máu và giá trị của xét nghiệm nhanh trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn. Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108, 2019.
[12] Adam W Anz et al. Management of venoms snake bites injury to the extremities. J Am Acad orthop surgery, 2010, V18, p. 749-759.
[13] Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tập 21 (số 4), tr. 45-68.
[14] Nguyễn Thành Nam, Tạ Văn Trầm. Đặc điểm dịch tễ học và tình hình sơ cứu ban đầu ở bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, tập 503 (1), tr. 186-191.