5. KẾT QUẢ CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG TỰ QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ THUỘC TỈNH NINH BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp tăng cường thực hành tự quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế xã.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm trước - sau có nhóm đối chứng được triển khai tại 6 trạm y tế xã thuộc 2 huyện của tỉnh Ninh Bình. Người bệnh được chọn bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách quản lý tăng huyết áp. Chương trình can thiệp gồm tư vấn trực tiếp, truyền thông nhóm sử dụng tranh lật, sổ tay và nhật ký theo dõi huyết áp. Dữ liệu được thu thập ở hai thời điểm đầu và cuối kỳ.
Kết quả: Sau can thiệp, nhóm can thiệp ghi nhận sự cải thiện rõ rệt về thực hành tự quản lý ở cả 5 cấu phần hành vi, đặc biệt là “tự theo dõi huyết áp” và “tự giám sát triệu chứng”. Sau can thiệp, người bệnh ở nhóm can thiệp có điểm thực hành trung bình cao hơn nhóm đối chứng là 19,47 điểm (p < 0,001) sau khi hiệu chỉnh. Một số yếu tố liên quan đến mức thực hành cao gồm: học vấn, từng được quản lý điều trị tại tuyến y tế.
Kết luận: Mô hình can thiệp có tính khả thi và hiệu quả trong cải thiện hành vi tự quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp bằng chứng thực tiễn cho việc nhân rộng mô hình tại tuyến y tế cơ sở.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp, tự quản lý bệnh, trạm y tế, y tế cơ sở.
Tài liệu tham khảo
[2] Van Truong P et al. Effects of self-management programs on blood pressure, self-efficacy, medication adherence and body mass index in older adults with hypertension: Meta-analysis of randomized controlled trials. Int J Nurs Pract, 2021, 27 (2): p. e12920.
[3] Trần Thị Mỹ Hạnh. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành theo dõi HA và tuân thủ điều trị ở người tăng HA trên 50 tuổi tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2017.
[4] Trần Văn Long. Tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm can thiệp nâng cao kiến thức - thực hành phòng chống bệnh tăng HA tại 2 xã huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2012. Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2015.
[5] Bùi Mai Nguyệt Ánh và cộng sự. Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng HA tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 502 (1): 39-42.
[6] Junling G et al. Evaluation of group visits for Chinese hypertensives based on primary health care center. Asia Pac J Public Health, 2015, 27 (2): 350-60.
[7] Bhandari B et al. Effectiveness and Acceptability of a Mobile Phone Text Messaging Intervention to Improve Blood Pressure Control (TEXT4BP) among Patients with Hypertension in Nepal: A Feasibility Randomised Controlled Trial. Glob Heart, 2022, 17 (1): p. 13.