38. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP VÍT KHÓA GÃY 3 - 4 MẢNH ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

Lê Gia Ánh Thỳ1, Hoàng Mạnh Cường1, Nguyễn Văn Thái1, Phạm Thanh Tân1, Nguyễn Viết Tân1, Đinh Ngọc Minh1, Diệp Minh Quân1, Lê Minh Khoa1, Bùi Hồng Thiên Khanh2, Đỗ Phước Hùng2, Phan Trí Nguyên2
1 Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít khóa hoặc thay khớp vai vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi trong việc điều trị gãy đầu trên xương cánh tay 3-4 mảnh ở người đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi. Mặc dù sử dụng hệ thống nẹp vít khóa cho đầu trên xương cánh tay đã được áp dụng rộng rãi hơn so với thay khớp vai thì đầu, tỉ lệ biến chứng sau khi kết hợp xương bằng nẹp vít khóa vẫn cao. Các yếu tố nguy cơ như mật độ xương thấp, lớn tuổi, gãy nhiều mảnh bản lề trong, gãy trật chỏm xương cánh tay có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá kết quả chức năng và hình ảnh học khớp vai khi sử dụng nẹp vít khóa để điều trị gãy đầu trên xương cánh tay 3-4 mảnh ở bệnh nhân lớn tuổi và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả và tỉ lệ biến chứng tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.


Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 58 bệnh nhân 50 tuổi trở lên, gãy đầu trên xương cánh tay 3-4 mảnh được phẫu thuật nắn chỉnh kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.


Kết quả: 58 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 62,78 ± 7,73 được theo dõi trong 26,24 ± 5,93 tháng sau phẫu thuật. Trong đó, 41 trường hợp gãy 3 mảnh, chiếm 70,68% và 17 trường hợp gãy 4 mảnh, chiếm 29,32%. Tại thời điểm thu thập số liệu sau cùng (≥ 12 tháng), điểm Consant trung bình của bệnh nhân là 70,81 ± 9,15 điểm, và điểm DASH của bệnh nhân là 8,33 ± 2,77 điểm. Có 6 trường hợp gặp biến chứng (10,34%). Trong đó, có 1 trường hợp biến chứng hoại tử chỏm xương cánh tay vít xuyên thủng chỏm thứ phát. Còn lại gồm 1 trường hợp vít xuyên thủng chỏm, 3 trường hợp cấn dưới mỏm dẫn đến cùng vai, 1 trường hợp mất nắn mấu động lớn. Mức độ gãy càng phức tạp như những trường hợp 4 mảnh, có tách chỏm, di lệch bản lề > 2mm, kích thước mảnh bờ calcar lớn cho kết quả điểm Constant thấp hơn, điểm DASH cao hơn (p<0,05). Các yếu tố tuổi tác, giới tính, mức độ loãng xương theo chỉ số lồi củ đenta, ghép xương, sử dụng chỉ siêu bền tăng cường chóp xoay không làm thay đổi điểm số chức năng khớp vai.


Kết luận: Kết hợp xương bằng nẹp vít khóa cho kết quả lành xương và chức năng vận động tốt trong trường hợp gãy đầu trên xương cánh tay 3-4 mảnh. Tuổi, giới tính, mật độ xương, ghép xương và sử dụng chỉ siêu bền khâu chóp xoay không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả chức năng sau phẫu thuật, do đó, tình trạng loãng xương không nên được coi là chống chỉ định trong việc sử dụng kết hợp xương nẹp vít khóa cho gãy đầu trên xương cánh tay 3-4 mảnh ở người cao tuổi. Mức độ gãy càng phức tạp với nhiều mảnh, tách chỏm, gãy di lệch hoàn toàn, bờ calcar nhỏ hơn 2mm và di lệch bản lề có mảnh rời thường dẫn đến kết quả chức năng vận động kém và tỉ lệ biến chứng cao sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Sproul RC, Iyengar JJ, Devcic Z et al., A
systematic review of locking plate fixation
of proximal humerus fractures. Injury.
2011;42(4):408-13.
[2] Brunner F, Sommer C, Bahrs C et al., Open
reduction and internal fixation of proximal
humerus fractures using a proximal humeral
locked plate: a prospective multicenter analysis.
J Orthop Trauma. 2009;23(3):163-72.
[3] Dietrich M, Meier C, Lattmann T et al.,
[Complex fracture of the proximal humerus
in the elderly. Locking plate osteosynthesis vs
hemiarthroplasty]. Chirurg. 2008;79(3):231-40.
[4] Krappinger D, Bizzotto N, Riedmann S et
al., Predicting failure after surgical fixation
of proximal humerus fractures. Injury.
2011;42(11):1283-8.
[5] Hertel R, Hempfing A, Stiehler M et al.,
Predictors of humeral head ischemia after
intracapsular fracture of the proximal humerus. J
Shoulder Elbow Surg. 2004;13(4):427-33.
[6] Moonot P, Ashwood N, Hamlet M, Early
results for treatment of three- and four-part
fractures of the proximal humerus using the
PHILOS plate system. J Bone Joint Surg Br.
2007;89(9):1206-9.
[7] Geiger EV, Maier M, Kelm A et al., Functional
outcome and complications following PHILOS
plate fixation in proximal humeral fractures.
Acta Orthop Traumatol Turc. 2010;44(1):1-6.
[8] Grawe B, Le T, Lee T et al., Open Reduction
and Internal Fixation (ORIF) of Complex 3- and
4-Part Fractures of the Proximal Humerus: Does
Age Really Matter? Geriatr Orthop Surg Rehabil.
2012;3(1):27-32.
[9] Rodia F, Theodorakis E, Touloupakis G et
al., Fixation of complex proximal humeral
fractures in elderly patients with a locking
plate: A retrospective analysis of radiographic
and clinical outcome and complications. Chin J
Traumatol. 2016;19(3):156-9.
[10] Belayneh R, Lott A, Haglin J et al., The role
of patients’ overall expectations of health
on outcomes following proximal humerus
fracture repair. Orthop Traumatol Surg Res.
2021;107(8):103043.
[11] Luciani P, Procaccini R, Rotini M et al., Angular
stable plate versus reverse shoulder arthroplasty
for proximal humeral fractures in elderly patient.
Musculoskelet Surg. 2022;106(1):43-8.
[12] Klug A, Harth J, Hoffmann R et al., Surgical
treatment of complex proximal humeral
fractures in elderly patients: a matched-pair
analysis of angular-stable plating vs. reverse
shoulder arthroplasty. J Shoulder Elbow Surg.
2020;29(9):1796-803.
[13] Ott N, Muller C, Jacobs A et al., Outcome
of geriatric proximal humeral fractures:
a comparison between reverse shoulder
arthroplasty versus open reduction and internal
fixation. OTA Int. 2022;5(2 Suppl):e188.
[14] Bue M, Bright E, Thillemann TM et al.,
Osteoporosis does not affect bone mineral
density change in the proximal humerus or
the functional outcome after open reduction
and internal fixation of unilateral displaced
3- or 4-part fractures at 12-month follow-up. J
Shoulder Elbow Surg. 2023;32(2):292-301.
[15] Neer CS, 2nd. Displaced proximal humeral
fractures. I. Classification and evaluation. J Bone
Joint Surg Am. 1970;52(6):1077-89.
[16] Osterhoff G, Hoch A, Wanner GA et al., Calcar
comminution as prognostic factor of clinical
outcome after locking plate fixation of proximal
humeral fractures. Injury. 2012;43(10):1651-6.
[17] Solberg BD, Moon CN, Franco DP et al., Locked
plating of 3- and 4-part proximal humerus
fractures in older patients: the effect of initial
fracture pattern on outcome. J Orthop Trauma.
2009;23(2):113-9.
[18] Barlow JD, Logli AL, Steinmann SP et al.,
Locking plate fixation of proximal humerus
fractures in patients older than 60 years continues
to be associated with a high complication rate. J
Shoulder Elbow Surg. 2020;29(8):1689-94.
[19] Foruria AM, Martinez-Catalan N, Valencia M
et al., Proximal humeral fracture locking plate
fixation with anatomic reduction, and a short-and
cemented-screws configuration, dramatically
reduces the implant related failure rate in elderly
patients. JSES Int. 2021;5(6):992-1000.
[20] Boesmueller S, Wech M, Gregori M et al., Risk
factors for humeral head necrosis and non-union
after plating in proximal humeral fractures.
Injury. 2016;47(2):350-5.
[21] Schliemann B, Siemoneit J, Theisen C et al.,
Complex fractures of the proximal humerus in
the elderly--outcome and complications after
locking plate fixation. Musculoskelet Surg.
2012;96 Suppl 1:S3-11.