1. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG QUÁ TẢI SẮT TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT NĂM 2023

Hồ Thị Phương Anh1, Nguyễn Thị Hiền1, Bùi Văn Luân1
1 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thalassemia là bệnh về huyết sắc tố do giảm hoặc mất tổng hợp một hay nhiều chuỗi polypeptid trong globin của phân tử hemoglobin. Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh/thành phố, ở tất cả các dân tộc trên toàn quốc. Việc khảo sát tình trạng quá tải sắt ở các bệnh nhân Thalassemia rất quan trọng, đưa ra cái nhìn toàn diện, từ đó giúp các bác sĩ điều trị thải sắt hiệu quả hơn, góp phần cải thiện tiên lượng lâu dài của bệnh nhân Thalassemia.


 


Mục tiêu: Đánh giá tình trạng quá tải sắt trên bệnh nhân Thalassemia điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất năm 2023


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu, mô tả hàng loạt ca, tiến hành trên 77 bệnh nhân Thalassemia tại phòng khám huyết học và đơn vị huyết học lâm sàng - Khoa nội tổng hợp - BV đa khoa Thống Nhất từ tháng 01 đến 06 năm 2023.


Kết quả nghiên cứu: Thể bệnh Beta Thalassemia, Beta Thalassemia HbE và Alpha Thalassemia chiếm tỉ lệ lần lượt là 55,8%, 23,4% và 20,8%. Tình trạng quá tải sắt chiếm 84,5%, trong đó quá tải sắt mức độ nặng chiếm 16,9 % và quá tải sắt mức độ nhẹ và trung bình chiếm 67,6%. Bệnh nhân có đáp ứng với thuốc thải sắt Deferiprone sau 3 tháng điều trị với mức giảm nồng độ Ferritin huyết thanh trung vị là 68,2(-36,8 – 259,0) ng/mL. Có mối tương quan mạnh giữa Ferritin huyết thanh với Hb, coombs trực tiếp và ALT.


Kết luận: Bệnh nhân Thalassemia có quá tải sắt mức độ nặng chiếm 16,9 % và quá tải sắt mức độ nhẹ và trung bình chiếm 67,6%. Bệnh nhân có đáp ứng với thuốc thải sắt Deferiprone sau 3 tháng điều trị. Có mối tương quan mạnh giữa Ferritin huyết thanh với Hb, Coombs trực tiếp và ALT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số
bệnh lý huyết học, 2022, pp. 20-31.
[2] Lê Thùy Dung, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả điều trị truyền máu trên bệnh
nhân Thalassemia tại bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên, Tạp chí Y học Việt Nam, 510 (1),
2022, pp. 12-16.
[3] Võ Thế Hiếu, Nguyễn Duy Thăng, Nguyễn Văn
Tránh, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và hiệu quả điều trị thải sắt ở bệnh nhân
Thalassemia người lớn điều trị tại Bệnh viện
Trung ương Huế, Tạp chí Y học thành phố Hồ
Chí Minh, tập 17 (số 5), 2013, pp. 271-276.
[4] Phạm Thị Thu Khuyên, Đặc điểm lâm sàng và
xét nghiệm của bệnh nhân Thalassemia gặp tại
Viện Huyết học truyền máu Trung ương, Luận
văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, 2012.
[5] Phạm Thị Thuận, Nghiên cứu tình trạng nhiễm
sắt và kết quả điều trị thải sắt của bệnh nhân
Thalassemia, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y
Hà Nội, 2022.
[6] Lê Quốc Trung, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn
Thanh Hải, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
kháng thể kháng hồng cầu và đánh giá kết quả
điều trị trẻ bị Thalassemia tại Bệnh viện Nhi
đồng Cần Thơ từ 9/2018 -7/2019, Tạp chí Y tế
Công cộng, 2019, 22-25, pp. 1-9.
[7] Phan Hùng Việt, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và xét nghiệm bệnh Thalassemia ở trẻ em tại
khoa nhi Bệnh viện Trung ương Huế, Tạp chí Y
dược học 6, 2016, pp. 104-110.
[8] Bach KQ, Nguyen HTT, Nguyen TH et al.,
Thalassemia in Viet Nam, Hemoglobin, 46 (1),
2022, pp. 62-65.
[9] Chuncharunee S, Teawtrakul N, Siritanaratkul N
et al., Review of disease-related complications
and management in adult patients with
thalassemia: A multi-center study in Thailand,
PLoS One, 14 (3), 2019.
[10] Fianza PI, Rahmawati A, Widihastha SH et
al., Iron Overload in Transfusion-Dependent
Indonesian Thalassemic Patients, Anemia, 2021.
[11] Huang Y, Yang G, Wang M et al., Iron overload
status in patients with non-transfusion-dependent
thalassemia in China, Ther Adv Hematol, 13,
2022.
[12] Khaled MB, Ouederni M, Sahli N et al.,
Predictors of autoimmune hemolytic anemia
in beta-thalassemia patients with underlying
red blood cells autoantibodies, Blood Cells,
Molecules, and Diseases, 79, 2019.