ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÀNG LỌC SƠ SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU GÓT CHÂN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN TỪ 01/1/2022 – 30/6/2022

Tăng Xuân Hải1, Nguyễn Thị Vân1, Nguyễn Thị Thơ Mây1, Nguyễn Sỹ Tuấn Anh1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm giúp phát hiện sớm các rối
loạn bẩm sinh liên quan đến chuyển hóa – nội tiết, di truyền thường gặp và có thể điều trị hoặc
phòng tránh được ở trẻ sơ sinh. Phát hiện thông qua bộ kít xét nghiệm sàng lọc 5 bệnh: bệnh thiếu
men G6PD, bệnh suy giáp trạng bẩm sinh, bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh, bệnh
Galactosemia, bệnh Phenylketone niệu.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các bé sơ sinh nguy cơ cao 5 bệnh và mối liên quan với các yếu tố
dịch tế.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang đối với các bé
sơ sinh đủ 24-72 giờ tuổi được sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 1/2022 – 6/2022.
Kết quả: Qua nghiên cứu khảo sát 3147 mẫu gót chân ở trẻ sơ sinh, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bất
thường của các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh chiếm như sau: Thiếu men G6PD chiếm 0,86%, trong
đó, nam chiếm 70,37%, trẻ gái chiếm 29,63%. Bệnh suy giáp trạng bẩm sinh là 0,22%. Bệnh tăng
sản thượng thận bẩm sinh là 0,13%. Bệnh Phenylketone niệu là 0,1% và không có trẻ nào thuộc
nhóm nguy cơ cao mắc bệnh Galactosemia.
Kết luận: 5 bệnh sàng lọc sơ sinh nếu được phát hiện sớm có thể dự phòng và điều trị để trẻ có
một cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy cần tăng cường công tác tư vấn sàng lọc nhằm nâng
cao chất lượng dân số, cải thiện đời sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Thị Bình Minh, Phạm Thanh Long &
cs, “ Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ bất thường của
xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”, Nghiên
cứu Y học, 2021, 25,2.
2. Nguyễn Thu Nhạn, “Sàng lọc sơ sinh biện
pháp để phát hiện sớm bệnh lý rối loạn nội tiết
– chuyển hóa và di truyền”, Tạp chí Nhi khoa,
2010, 10,6.
3. Nguyễn Thị Nhiên, “ Đề án tầm soát,
chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh
và sơ sinh: Giảm gánh nặng bệnh tật bẩm sinh,
nâng cao chất lượng dân số”, Bộ Y tế, 2010.
4. Adill M.Allahverdi yev, Malahat
Bagirova, “ glucose-6-phosphat
Dehydrogenase. Deficiency and malaria:
Amethod to detect primaquine – Induced
Hemolysis in vitro”, 2012.
5. Ella T Nkhoma, Charles poole, “ the
global prevalence of glucose-6-phosphate
dehydrogenase deficiency : asystematic review
and meta – analysis”, Blood cells, Molecules
&Diseases, 2009, 42(3):267-78.
6. Gerard berry, MD, “Galactosemia”,
Boston children’s Hospital, 2012.
7. Guideto G6PD deficiency rapid
diagnostic testing to support p.vivax radical
cure”, world Health organization, global
Malaria programme, 2018.
8. Valaree Don Francecci, “ Newborn
Screening: History, Future and awareness
month”, 2021.