NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CẬN THỊ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN (2020)

Trần Tất Thắng1, Nguyễn Quang Thiều2, Quế Anh Trâm3
1 Bệnh viện Mắt Nghệ An
2 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
3 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cận thị không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy giảm thị lực ở trẻ em.
Mục tiêu: Xác định thực trạng và một số yếu liên quan đến cận thị ở học sinh trung học cơ sở Thị
xã Hoàng mai tỉnh Nghệ An.
Phương pháp: Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích với đối tượng
nghiên cứu là 1987 học sinh trung học cơ sở tại Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Kết quả: Tỷ lệ cận thị ở học sinh trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn thị xã Hoàng Mai trong nghiên
cứu là 14,2%; Học sinh khối 8 và khối 9 có nguy cơ mắc cận thị cao hơn so với học sinh khối lớp 6
với OR =1,7 (95%CI:1,2–2,5) và OR = 1,8 lần (95%CI:1,2–2,6); Các yếu tố có liên quan với cận thị
gồm: Khoảng cách nhìn gần < 30 cm, với OR = 5,2, 95%CI:3,5 – 7,9, p < 0,01; Cho mắt nghỉ sau
30 phút nhìn gần liên tục, vơi: OR = 1,6, 95%CI:1,1-2,5, p < 0,05; Thời gian hoạt động ngoài trời <
14 giờ/1 tuấn (OR= 1,77, 95%CI: 1,15 – 3,9, p < 0,05) và đọc, viết ở nhà ≥ 21 giờ/1 tuần (OR =1,5,
95%CI: 1,1- 2,1, p < 0,01).
Kết luận: Khoảng cách nhìn gần < 30 cm, đọc sách liên tục 30 phút không cho mắt nghỉ ngơi và thời
gian hoạt động ngoài trời < 14 giờ/1 tuần, đọc viết > 21 giờ/1 tuần là các yếu tố có liên quan đến cận
thị ở đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Morgan IG., The epidemics of myopia: Aetiology
and prevention, Prog Retin Eye Res, 62: pp. 134-
14, 2018.
[2] Naidoo KS., Potential lost productivity resulting
from the global burden of myopia: systematic
review, Meta-analysis and modeling, Vol.126(3):
p. 338-346, 2019.
[3] Morgan IG., The epidemics of myopia: Aetiology
and prevention, Prog Retin Eye Res, 62: pp. 134-
149, 2018.
[4] Naidoo KS., Potential lost productivity resulting
from the global burden of myopia: systematic
review, Meta-analysis and modeling, Vol.126(3):
p. 338-346, 2019.
[5] Morgan IG, K Ohno-Matsui, SM Saw, Myopia,
The Lancet, Vol.379(9827): pp.1739-48, 2012.
[6] Holden BA, Global prevalence of myopia and
high myopia and temporal trends from 2000
through 2050. Ophthalmology. 123(5): p. 1036-
1042, 2016.
[7] Mekong Development Research Institute, Eye
Health Among School Children in Vietnam:
Prevalence of Refractive Errors, Accuracy of
School-Based Screening, and KAPs Among
Students, Parents, and School Staff, A Fred Hollows
Foundation Research Report, Hanoi, 2017.
[8] Paudel P, Prevalence of vision impairment and
refractive error in school children in Ba Ria–Vung
Tau province, Vietnam. Clinical & experimental
ophthalmology, Vol.42(3): pp.217-226, 2014.
[9] Bourne RR, "Magnitude, temporal trends, and
projections of the global prevalence of blindness
and distance and near vision impairment: a
systematic review and meta-analysis". The
Lancet Global Health, 5(9): p. e888-e897, 2017.
[10] Saxena R, "Incidence and progression of myopia
and associated factors in urban school children
in Delhi: The North India Myopia Study (NIM
Study)". PloS one, Vol.12(12), 2017.
[11] Rose KA, Outdoor activity reduces the prevalence
of myopia in children, Ophthalmology,
Vol.115(8): pp.1279-1285, 2008.
[12] He M, Effect of time spent outdoors at school
on the development of myopia among children
in China: a randomized clinical trial, JAMA
ophthalmology, Vol.314(11): p. 1142-1148, 2015.
[13] Wu PC, Myopia prevention and outdoor light
intensity in a school-based cluster randomized
trial. Ophthalmology, Vol.125(8): pp.1239-1250,
2018.
[14] Wu PC, Outdoor Activity during Class Recess
Reduces Myopia Onset and Progression in
School Children, Ophthalmology, Vol.120(5): p.
1080-1085, 2013.
[15] Mirshahi A, Myopia and level of education:
results from the Gutenberg Health Study,
Ophthalmology,Vol.121(10): p. 2047-2052, 2014.