43. CÁC TÁC NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các tác nhân vi sinh vật gây bệnh và tình trạng đề kháng kháng sinh của chúng trên người bệnh nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Thống Nhất từ ngày 30/04/2023 đến ngày 01/05/2024.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên bệnh nhân có kết quả cấy máu dương tính tại bệnh viện Thống Nhất.
Kết quả nghiên cứu: Trong 705 lượt người bệnh cấy máu dương tính, vi khuẩn chiếm 97,87%, vi nấm chiếm 2,13%. Chiếm tỉ lệ cao nhất là Coagulase-negative Staphylococci (28,70%), E. coli (25,22%), S. aureus (10,72%) và K. pneumoniae (6,67%). Tỉ lệ E. coli và K. pneumoniae sinh ESBL tương ứng là 43,1% và 10,9%. E. coli nhạy hầu hết với amikacin, gentamicin, nhóm carbapenem, piperacillin-tazobactam, tobramycin; E. coli, kháng trên 50% với aztreonam (88,2%), ampicillin (86,6%), ceftriaxone (63,1%), hay fluoroquinolone như ciprofloxacin (66,5%), levofloxacin (59,2%). Với K. pneumoniae, kháng sinh còn nhạy cao là nhóm carbapenem như ertapenem (94,1%), imipenem (78,3%), piperacillin-tazobactam (87,8%); K. pneumoniae kháng với ampicillin (100%), aztreonam (87,5%), levofloxacin (40,0%), ceftriaxone (39,1%), ciprofloxacin (39,1%). Với P. aeruginosa tỉ lệ đề kháng carbapenem như imipenem (45,5%), meropenem (33,3%). Đối với S. aureus, kháng sinh bị đề kháng nhiều nhất là benzylpenicillin (89,2%), clindamycin (66,2%), erythromycin (66,2%). Trên 90% chủng S. aureus nhạy với vancomycin, linezolid, teicoplanin, tigecycline. Ngoài ra, nấm Candida spp. hầu như còn nhạy cảm cao với thuốc kháng nấm.
Kết luận: Trong 705 lượt người bệnh cấy máu dương tính, vi khuẩn chiếm 97,87%, vi nấm chiếm 2,13%. Nấm thường gặp là Candida spp. và trên 80% nhạy cảm với các thuốc kháng nấm. Các chủng vi khuẩn phổ biến nhất trên người bệnh cấy máu dương gồm Coagulase-negative Staphylococci (28,70%), E. coli (25,22%), S. aureus (10,72%) và K. pneumoniae (6,67%). Tỉ lệ E. coli và K. pneumoniae sinh ESBL tương ứng là 43,1% và 10,9%. Chủng có tỷ lệ đa kháng thuốc cao là E. coli, kế đến là S. aureus với chủng MRSA là 62,2%. Thông tin về tính đề kháng kháng sinh của tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết góp phần cho bác sĩ lâm sàng lựa chọn kháng sinh điều trị hợp lý hơn và góp phần giúp cho bệnh nhân giảm chi phí điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm khuẩn huyết, kháng kháng sinh, Bệnh viện Thống Nhất
Tài liệu tham khảo
[2] KE, Johnson SC, Agesa KM, Shackelford KA, Tsoi D, Kievlan DR, Colombara DV, Ikuta KS, Kissoon N, Finfer S, Fleischmann-Struzek C, Machado FR, Reinhart KK, Rowan K, Seymour CW, Watson RS, West TE, Marinho F, Hay SI, Lozano R, Lopez AD, Angus DC, Murray CJL, Naghavi M. Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990-2017: analysis for the Global Burden of Disease Study. Lancet. 2020 Jan 18;395(10219):200-211. doi: 10.1016/S0140-6736(19)32989-7.
[3] Bùi Thị Vân Nga, Vũ Hường Thị, et al. (2016), "Nghiên cứu đặc điểm các tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm 2015", Tạp chí Y học Việt Nam, 446, pp. 289-296.
[4] Nguyễn Ngọc Lân. Các tác nhân nhiễm khuẩn huyết và tình hình đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Thống Nhất.
[5] Antimicrobial Resistance Collaborators. Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis. Lancet. 2022 Feb 12;399(10325):629-655. doi: 10.1016/S0140-6736(21)02724-0.
[6] Bộ Y tế. Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc. 2013, trang 1-29.
[7] Wan Muhd Shukeri, W.F.; Mat Nor, M.B.; Md Ralib, A. Sepsis and Its Impact on Outcomes in Elderly Patients Admitted to a Malaysian Intensive Care Unit. Malays. J. Med. Sci. MJMS 2022, 29, 145–150.
[8] Hayakawa M, Saito S, Uchino S, et al. Characteristics, treatments, and outcomes of severe sepsis of 3195 ICU-treated adult patients throughout Japan during 2011-2013. Journal of Intensive Care, 2016, 4(44) doi: 10.1186/s40560-016-0169-9.
[9] Fungal Infections. Sepsis Alliance. Published December 2017. Accessed October 2, 2024. https://www.sepsis.org/sepsisand/fungal-infections/
[10] Dat V, Vu HN, Nguyen The H, et al. Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: aetiology, drug resistance, and treatment outcome. BMC Infect Dis. 2017;17(1):493. doi:10.1186/s12879-017-2582-7
[11] Nguyen KV, Thi Do NT, Chandna A, et al. Antibiotic use and resistance in emerging economies: a situation analysis for Viet Nam. BMC Public Health. 2013;13:1158. doi:10.1186/1471-2458-13-1158.
[12] Global Antibiotic Resistance Parnership (GARP) – Vietnam National Working Group (2010), Situation Analysis on Antibiotic Use and Resistance in Vietnam 2010, view as: https://cddep.org/wp-content/uploads/2017/06/vn_report_web_1_8.pdf