Tạp chí Y học Cộng đồng https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd <p>Demo</p> vi-VN tapchiyhcd@skcd.vn (Vietnam Journal of Community Medicine) tapchiyhcd@skcd.vn (Nguyễn Thị Thương) T4, 09 Th07 2025 15:46:18 +0700 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 1. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2790 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2 ở người bệnh điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp năm 2025; phân tích một số yếu tố liên quan tới thực trạng tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Mô tả cắt ngang trên 300 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2025. Sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc đánh giá tuân thủ điều trị chung khi người bệnh tuân thủ cả 4 nhóm dinh dưỡng, tập luyện, dùng thuốc và theo dõi đường huyết, tái khám. Sử dụng phần mềm SPSS thống kê mô tả tỷ lệ %, kiểm định Chi bình phương với mức ý nghĩa p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết quả và kết luận: </strong>Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 tuân thủ đầy đủ 4 chế độ điều trị chỉ đạt 33,3%, trong đó tuân thủ kiểm soát đường huyết và tái khám còn thấp (50,3%). Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến việc không tuân thủ điều trị bao gồm: trình độ học vấn thấp, có nghề nghiệp, sống không cùng vợ/chồng, kiến thức chưa tốt về bệnh và có biến chứng do đái tháo đường.</p> Trần Thị Thơm, Vương Thị Hòa, Nguyễn Thị Khánh Vân Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2790 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 2. NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2791 <p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Ở người bệnh đái tháo đường type 2, nguy cơ tổn thương tim mạch tăng lên 2-4 lần so với người bình thường, các yếu tố bảo vệ chống lại bệnh tim mạch do xơ vữa sẽ mất hoàn toàn. Nghiên cứu mức độ nguy cơ tim mạch trên người bệnh đái tháo đường là hết sức cần thiết, nhằm giúp kiểm soát sớm và góp phần làm chậm tiến triển của bệnh, giúp giảm biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, từ đó giảm gánh nặng chi phí y tế cho xã hội.</p> <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Xác định tỷ lệ mức độ nguy cơ tim mạch và phân tích một số yếu tố liên quan đến mức độ nguy cơ tim mạch ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 124 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Mức độ nguy cơ tim mạch rất cao chiếm 88,7%, mức độ nguy cơ tim mạch cao chiếm 3,2% và mức độ nguy cơ tim mạch trung bình chiếm 8,1%. Các yếu tố liên quan đến mức độ nguy cơ tim mạch: tuổi, BMI, chỉ số vòng eo.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Cần chú ý điều trị kiểm soát đường huyết, đặc biệt là những người bệnh trên 60 tuổi, có thời gian mắc đái tháo đường từ 10 năm trở lên, người bệnh béo phì.</p> Trần Thúy Bình, Trương Thanh Mai, Đoàn Lê Nhật Quang, Văng Công Trí Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2791 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 3. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ MỸ THO NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2792 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Trung tâm Y tế thành phố Mỹ Tho năm 2025.</p> <p><strong>Đối tượng và</strong> p<strong>hương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng (210 hồ sơ bệnh án) và định tính (10 phỏng vấn sâu). Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2025 đến tháng 9/2025. Phân tích định lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0; định tính theo phương pháp chủ đề.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 100% người bệnh có hồ sơ theo dõi; 87,1% được xét nghiệm glucose máu định kỳ; 94,3% được kê đơn đúng phác đồ; 92,8% tuân thủ lịch tái khám. Tuy nhiên, chỉ 19% bệnh nhân được tư vấn đầy đủ ≥ 3 nội dung thay đổi lối sống; 48,6% có tự theo dõi đường huyết tại nhà. Các yếu tố ảnh hưởng chính gồm: thiếu nhân lực chuyên khoa, thiết bị không đầy đủ, truyền thông chưa hiệu quả, người bệnh còn thụ động.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Hoạt động chẩn đoán và điều trị được thực hiện tốt, nhưng tư vấn - giáo dục sức khỏe và theo dõi tại nhà còn hạn chế. Cần tăng cường nhân lực, đầu tư thiết bị, phần mềm quản lý bệnh mạn tính và truyền thông giáo dục sức khỏe.</p> Nguyễn Hà Huy Trung, Vũ Thị Hoàng Lan Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2792 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 4. ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG THUỐC Ở NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH CÁN BỘ CAO CẤP, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2794 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá sự tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan tại Khoa Khám bệnh cán bộ cao cấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 255 người bệnh đã được xác chẩn bệnh tăng huyết áp đang theo dõi và điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh cán bộ cao cấp, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Đối tượng nghiên cứu là nam giới chiếm 95,3%, độ tuổi trung bình là 68,77 ± 9,09 tuổi. Nhóm tuổi 60-69 cao nhất, chiến 39,6%. Thời gian mắc bệnh tăng huyết áp trên 10 năm chiếm 51,8%. Số người bệnh đang dùng 1 loại thuốc thuốc hạ huyết áp trở lên chiếm 81,2%. Hai bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ cao là: rối loạn chuyển hóa lipid (59,22%) và đái tháo đường (40,78%). Có 92,9% người bệnh tuân thủ dùng thuốc tốt. Trong 7 yếu tố về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, có 3 yếu tố là tình trạng hôn nhân, nhóm tuổi và số thuốc đang dùng có ảnh hưởng tới sự tuân thủ dùng thuốc (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Người bệnh là cán bộ cao cấp quân đội được khám và quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp có tuổi trung bình cao (68,77 ± 9,09 tuổi). Rối loạn chuyển hóa lipid và đái tháo đường là 2 bệnh kèm theo có tỷ lệ cao. Tuân thủ điều trị tốt (92,9%). Có mối liên quan về tình trạng hôn nhân, nhóm tuổi và số lượng thuốc đang điều trị với sự tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp.</p> Trần Thị Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Đẳng, Hoàng Thị Bích, Nguyễn Thị Hồng Nhạn, Nguyễn Hồng Hạnh, Nông Thị Vân Anh, Lê Thị Nguyệt, Nguyễn Đình Kiên, Nguyễn Xuân Tú Anh Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2794 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 5. KẾT QUẢ CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG TỰ QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ THUỘC TỈNH NINH BÌNH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2795 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp tăng cường thực hành tự quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế xã.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm trước - sau có nhóm đối chứng được triển khai tại 6 trạm y tế xã thuộc 2 huyện của tỉnh Ninh Bình. Người bệnh được chọn bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách quản lý tăng huyết áp. Chương trình can thiệp gồm tư vấn trực tiếp, truyền thông nhóm sử dụng tranh lật, sổ tay và nhật ký theo dõi huyết áp. Dữ liệu được thu thập ở hai thời điểm đầu và cuối kỳ.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sau can thiệp, nhóm can thiệp ghi nhận sự cải thiện rõ rệt về thực hành tự quản lý ở cả 5 cấu phần hành vi, đặc biệt là “tự theo dõi huyết áp” và “tự giám sát triệu chứng”. Sau can thiệp, người bệnh ở nhóm can thiệp có điểm thực hành trung bình cao hơn nhóm đối chứng là 19,47 điểm (p &lt; 0,001) sau khi hiệu chỉnh. Một số yếu tố liên quan đến mức thực hành cao gồm: học vấn, từng được quản lý điều trị tại tuyến y tế.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Mô hình can thiệp có tính khả thi và hiệu quả trong cải thiện hành vi tự quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp bằng chứng thực tiễn cho việc nhân rộng mô hình tại tuyến y tế cơ sở.</p> Nguyễn Hoàng Giang, Đỗ Trà My, Nguyễn Thị Thắng, Trần Thị Mai Oanh, Lê Thị Kim Ánh Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2795 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 6. KIẾN THỨC VỀ ĐỘT QUỴ NÃO CẤP CỦA NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2797 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng kiến thức về đột quỵ não của người nhà người bệnh đột quỵ não cấp và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2025.</p> <p><strong>P</strong><strong>hương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2025. Cỡ mẫu là 309 người nhà người bệnh đột quỵ não cấp. Công cụ đánh giá kiến thức sử dụng bộ câu hỏi chuẩn hóa từ Stroke Knowledge Test gồm 20 câu trắc nghiệm, điểm số được quy đổi về thang 100. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các phép thống kê mô tả.</p> <p><strong>Kết quả và kết luận: </strong>Kết quả nghiên cứu cho thấy 69,3% người nhà người bệnh có kiến thức đạt yêu cầu về đột quỵ não cấp, trong đó các nội dung cơ bản như nguyên nhân gây bệnh (98,7%), dấu hiệu cảnh báo (90%) và thời gian cần gọi cấp cứu (98,4%) được nhận biết tốt. Tuy nhiên, nhận thức về các nội dung chuyên sâu như mối liên quan giữa rung nhĩ và đột quỵ, vai trò của Aspirin còn hạn chế. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với mức độ kiến thức bao gồm: trình độ học vấn, tình trạng mắc bệnh, mối quan hệ với người bệnh và nguồn tiếp cận thông tin từ cán bộ y tế, sách báo, gia đình bạn bè (p &lt; 0,05).</p> Nguyễn Thị Liên, Trần Quang Thắng, Nguyễn Công Khẩn Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2797 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 7. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP CÓ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2798 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ tổn thương thận cấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.</p> <p><strong>Đối tượng và</strong> p<strong>hương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 59 bệnh nhân ngộ độc cấp có tổn thương thận cấp, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ 1/1/2024 đến 30/6/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình 55,3 ± 16,5; nam giới chiếm 81,4%; tiền sử bệnh gan mạn tính (27,1%), tiền sử 2 bệnh trở lên (20,3%), khỏe mạnh (28,8%); nguyên nhân ngộ độc do rượu (50,8%). Hoàn cảnh ngộ độc lạm dụng (50,8%). Lâm sàng bao gồm thiểu niệu (47,5%), tụt huyết áp (44,1%). Cận lâm sàng có tăng lactat (81,4%), toan chuyển hóa (78%). Mức độ tổn thương thận cấp thường gặp giai đoạn 1 (54,2%). Ngộ độc do rượu, thuốc nam, hóa chất bảo vệ thực vật hay gặp tổn thương thận giai đoạn 1 và giai đoạn 2.</p> <p><strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> Ngộ độc cấp có tổn thương thận cấp thường gặp ở nam giới. Tiền sử bệnh hay gặp là bệnh gan mạn tính, nguyên nhân ngộ độc gặp nhiều nhất là do rượu. Hoàn cảnh ngộ độc gặp nhiều nhất là lạm dụng. Lâm sàng thường có các triệu chứng thiểu niệu, tụt huyết áp. Cận lâm sàng có tăng lactat, toan chuyển hóa. Mức độ tổn thương thận cấp gặp nhiều nhất là giai đoạn 1 và 2.</p> Nguyễn Đức Phúc, Ngô Văn Thiết Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2798 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 8. HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP TƯ VẤN ĐỐI VỚI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ TẠI KHOA CẤP CỨU, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2799 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp tư vấn đối với kiến thức, thái độ và kỹ năng xử trí phản vệ của điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2025.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả có so sánh trước - sau can thiệp, thực hiện trên 201 điều dưỡng thông qua bảng hỏi cấu trúc và xử lý số liệu bằng SPSS 20.0.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trước tư vấn, 65,2% điều dưỡng có kiến thức tốt, 85,6% được đánh giá có thực hành tốt và trên 80% thể hiện thái độ tích cực. Một số nội dung như xác định vị trí tiêm, liều lượng Adrenalin hoặc nhận biết triệu chứng còn hạn chế. Sau tư vấn, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt tăng lên 87,6% (p = 0,005), kỹ năng xử trí đúng tăng từ 78,1% lên 88,6% (p = 0,002), chọn đúng vị trí tiêm tăng từ 76,1% lên 91% (p = 0,001), và thực hành tốt đạt 94% (p = 0,03). Đồng thời, 100% điều dưỡng tự đánh giá đủ tự tin xử trí phản vệ và trên 90% lựa chọn mức “rất đồng ý” với các phát biểu thái độ tích cực.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Can thiệp tư vấn ngắn hạn đã giúp cải thiện toàn diện kiến thức, thái độ và kỹ năng xử trí phản vệ của điều dưỡng, góp phần nâng cao năng lực ứng phó cấp cứu tại bệnh viện tuyến trung ương.</p> Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Thái Cường, Nguyễn Hải Ghi, Lê Đức Duẩn, Nguyễn Ngọc Anh, Dương Hữu Bắc, Đào Anh Sơn Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2799 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 9. KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO CẤP CỨU NGOẠI VIỆN CỦA CÁN BỘ Y TẾ Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ CẤP CỨU TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2800 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu mô tả nhu cầu đào tạo cấp cứu ngoại viện của các cán bộ y tế ở một số đơn vị cấp cứu tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 116 cán bộ y tế ở một số đơn vị cấp cứu tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Thông tin được thu thập qua bộ câu hỏi tự điền. Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS 20.0.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Đối với cán bộ y tế, năng lực thiết yếu cần cung cấp, kỹ năng đánh giá và xử trí ban đầu chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất (93,1%), kỹ năng quan trọng cần được đào tạo đối với kỹ thuật viên cấp cứu ngoại viện là kiểm soát đường thở (83,6%). Chương trình đào tạo cho cán bộ y tế nên cả lý thuyết và thực hành (87,1%). Đối với cán bộ không phải là nhân viên y tế, nội dung cần đào tạo là cấp cứu ngừng tuần hòa, hô hấp và sơ cấp cứu tai nạn thương tích chiếm 86,2%. Phương pháp giảng dạy 74,1% là thực hành thực tế và 51,7% là mô phỏng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Cần có thêm các chương trình đào tạo cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực cấp cứu phù hợp.</p> Nguyễn Thị Anh Phương, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Thị Anh Đào, Phan Thắng, Trần Xuân Thịnh, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Vũ Quốc Huy Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2800 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 10. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, THỰC TRẠNG SƠ CỨU VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU BỆNH NHÂN RẮN ĐỘC CẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2802 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, đánh giá thực trạng sơ cứu và xử trí ban đầu bệnh nhân bị rắn độc cắn.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 117 bệnh nhân bị rắn độc cắn, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ 11/2022 đến 8/2023.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Dịch tễ: nam giới 61,5%; nông dân 37.6%; lao động tự do 17,9%; nông thôn 45,3%; miền núi 41,9%; rắn cắn trong lao động 45.3%, trong nhà ở 33,3%. Họ rắn hổ 65% (rắn hổ mang 41%); rắn lục 31,6%; rắn cạp nong, cạp nia 9,4%. Vết cắn ở bàn tay, ngón tay 50,4%; bàn chân, ngón chân 42,7%. Nhập viện trước 6 giờ 71,8%.</p> <p>Lâm sàng: rắn cạp nong, cạp nia cắn gây sụp mi, khó nuốt 54,5%. Rắn hổ cắn gây đau vết cắn 96,9%; sưng nề vết cắn 93,8%; hoại tử 63%. Rắn lục cắn gây sưng nề 91,8%; đau vết cắn 86,5%; xuất huyết vết cắn 35%.</p> <p>Sơ cứu đúng: rửa vết thương 28,2%; bất động, cố định 12,8%. Sơ cứu không đúng: garô 71,7%; đắp thuốc lá 45,3%; chích rạch, nặn máu 30,7%; uống thuốc lá 11,9%.</p> <p>Nhập cơ sở y tế tuyến trước 61,5%; rửa vết thương 48,6%; tiêm huyết thanh uốn ván 34,7%; không xử lý 20,8%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Rắn độc cắn hay gặp ở nông dân và người lao động tự do, bị rắn cắn chủ yếu trong lao động và ở trong nhà, hay gặp nhóm rắn hổ mang, hổ chúa, hổ đất, rắn lục và rắn cạp nong, cạp nia. Lâm sàng thường gặp đau, sưng nề và hoại tử vết cắn. Cách sơ cứu đúng còn ít, còn sử dụng nhiều cách sơ cứu không đúng.</p> Nguyễn Đức Phúc, Trần Thị Lý Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2802 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 11. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2803 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả chất lượng cuộc sống và phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2025.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 108 người bệnh sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Bộ công cụ WHOQOL-BREF được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh 6 tháng sau phẫu thuật. Các yếu tố nhân khẩu học và lâm sàng được thu thập để đánh giá mối liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp gối là 60,62 4,25, trong đó điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh cao nhất thuộc lĩnh vực quan hệ xã hội với 65,97 ± 2,31 điểm, sau đó đến lĩnh vực môi trường với 63,19 ± 6,06 điểm, lĩnh vực thể chất với 57,97 ± 8,38 điểm, thấp nhất là lĩnh vực tâm lý với 55,36 ± 5,35 điểm. Các yếu tố bao gồm tuổi, trình độ học vấn, bệnh lý kèm theo, tình trạng lo âu, trầm cảm, tình trạng đau, cứng khớp và khó khăn trong thực hiện các hoạt động hàng ngày có liên quan có ý nghĩa thống kê đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau sáu tháng phẫu thuật thay khớp gối.&nbsp;</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật thay khớp gối có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh có tình trạng thoái hóa khớp. Thông tin về các yếu tố, đặc biệt là những yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật thay khớp gối có thể được xem xét để chỉ đạo điều trị theo các yếu tố của người bệnh. Hiểu biết tốt hơn về chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan có thể cung cấp thông tin có giá trị về hiệu quả của các biện pháp can thiệp và dẫn đến chăm sóc người bệnh tốt hơn.</p> Nguyễn Thị Hương, Lê Mạnh Sơn, Nguyễn Công Khẩn Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2803 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 12. PHÂN LOẠI NEER VÀ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT NẸP VÍT KHÓA ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2804 <p>kết hợp xương nẹp vít khóa điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang kết hợp tiến cứu theo dõi dọc được thực hiện trên 51 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít khóa tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2025. Phân loại Neer được áp dụng dựa trên phim X quang trước mổ. Kết quả chức năng được đánh giá bằng thang điểm Constant-Murley sau 6 tháng.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sau 6 tháng, điểm Constant-Murley trung bình đạt 70,36 ± 7,36, đa số bệnh nhân phục hồi chức năng vai tốt hoặc rất tốt. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm Constant-Murley giữa các nhóm gãy theo phân loại Neer (2 phần: 70,72 ± 7,10 điểm; 3 phần: 68,20 ± 7,91 điểm; 4 phần: 73,39 ± 6,10 điểm; p &gt; 0,05). Việc sử dụng chỉ siêu bền hoặc vít can-ca cũng không ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả phục hồi chức năng. Tuổi là yếu tố nguy cơ độc lập duy nhất liên quan nghịch với điểm Constant-Murley (r = -0,696, p &lt; 0,05). Góc cổ-thân phục hồi gần giải phẫu giúp cải thiện kết quả (r = 0,3617, p &lt; 0,05). Tỷ lệ biến chứng thấp (1,96%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Phẫu thuật nẹp vít khóa cho gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay giúp phục hồi chức năng vai tốt, không phụ thuộc vào phân loại Neer nếu tối ưu kỹ thuật và phục hồi chức năng. Tuổi là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả.</p> Trần Quốc Doanh, Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Toàn, Phạm Ngọc Thắng, Hoàng Ngọc Khánh, Nguyễn Ảnh Sang, Đặng Hoàng Anh Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2804 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 13. KẾT QUẢ CỦA CAN THIỆP LẤY HUYẾT KHỐI NỘI MẠCH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO DO XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ TRONG CỬA SỔ MUỘN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2805 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá điểm Rankin cải tiến (mRS) ở những bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa động mạch nội sọ (XVĐMNS) sau điều trị lấy huyết khối cơ học thực hiện sau 6 giờ kể từ khi khởi phát đột quỵ.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu tiến cứu trên bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa động mạch nội sọ sau 6 giờ khởi phát, chọn theo tiêu chí DAWN/DEFUSE 3. Kết cục chính: điểm mRS tại 90 ngày; kết cục phụ: tỷ lệ độc lập chức năng (mRS 0-2), tái thông thành công, an toàn.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tuyển chọn 162 bệnh nhân bao gồm 88 nhồi máu não do XVĐMNS, 74 không XVĐMNS (28 thuyên tắc tim, 46 không rõ nguyên nhân). Nhóm nhồi máu não do XVĐMNS có thời gian khởi phát đến chọc mạch dài hơn (18,0 [13,1-21,8] giờ so với 14,0 [13,5-18,0] giờ, p = 0,007), lõi nhồi máu nhỏ hơn (hệ số khuếch tán biểu kiến &lt; 620: 6,0 [1,5-15,0] so với 14,0 [4,0-25,0], p = 0,028), tỷ lệ giảm tưới máu thấp hơn (0,22 [0,08-0,42] so với 0,34 [0,19-0,49], p = 0,005). Phân tích mRS không khác biệt (3 [2-4] so với 3 [1-4], p = 0,74). Tái thông thấp hơn ở nhóm XVĐMNS (83% so với 93%, p = 0,041), nhưng không khác về độc lập chức năng (48,9% so với 43,2%, p = 0,46), xuất huyết nhu mô loại 2 (4,55% so với 1,35%, p = 0,38), hoặc tử vong (10,2% so với 13,5%, p = 0,52).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Bệnh nhân XVĐMNS có lõi nhồi máu nhỏ hơn, tuần hoàn bàng hệ tốt hơn, kết quả chức năng tương đương nhóm không XVĐMNS, dù thời gian can thiệp dài hơn, gợi ý mở rộng cửa sổ điều trị dựa trên tiêu chí bất tương xứng lâm sàng - hình ảnh học.</p> Dương Huy Lương, Trần Văn Sóng, Nguyễn Quốc Trung, Ngô Trọng Nghĩa, Nguyễn Vĩnh Khang, Trần Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Thanh Vũ, Nguyễn Huy Thắng Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2805 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 14. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH BỤNG BẰNG THANG ĐO BODY-Q https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2824 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá sự thay đổi trong chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật tạo hình thành bụng, thông qua bộ công cụ BODY-Q.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc được thực hiện trên 39 bệnh nhân nữ trưởng thành đã thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng tại Khoa Phẫu thuật tạo hình &amp; Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bệnh nhân được đánh giá bằng bộ câu hỏi BODY-Q tại hai thời điểm: trước mổ và sau mổ 3-6 tháng. Dữ liệu về đặc điểm nhân khẩu học, kỹ thuật phẫu thuật, chăm sóc sau mổ, biến chứng và đánh giá sẹo được thu thập bổ sung.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình của bệnh nhân là 38,3 ± 6,35 tuổi, BMI trung bình 23,5 ± 2,7 kg/m². Tất cả bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tạo hình thành bụng theo chỉ định cá nhân hóa, có thể kèm hút mỡ vùng bụng hoặc vùng lân cận. Thời gian nằm viện trung bình là 4,9 ngày; thời gian mang gen nịt bụng 80,6 ngày; thời gian đau sau mổ khoảng 10,1 ngày. Tụ dịch là biến chứng phổ biến nhất (20,5%); không có biến chứng nặng hay tử vong. Về sẹo, 56,4% bệnh nhân đánh giá thấy rõ nhưng chấp nhận được; 20,5% cho là giấu tốt. Điểm BODY-Q tăng đáng kể sau mổ: vùng bụng tăng từ 24,0 lên 75,9; hình ảnh cơ thể từ 42,9 lên 67,0; đời sống tình dục từ 58,8 lên 71,2 (p &lt; 0,01). Các thang đo giao tiếp xã hội và tâm lý duy trì ở mức cao.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Phẫu thuật tạo hình thành bụng cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người bệnh. BODY-Q cho thấy hiệu quả cao trong lượng hóa kết quả thẩm mỹ từ góc nhìn bệnh nhân và nên được ứng dụng thường quy trong thực hành lâm sàng.</p> Đỗ Thị Hồng Lý, Ngô Xuân Khoa, Hoàng Văn Hồng, Nguyễn Thị Anh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Kim Dung, Bùi Bích Huyền, Nguyễn Thị Mát, Phạm Quang Anh Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2824 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 15. NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ MANG THAI ≥ 35 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2807 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định một số tác nhân gây viêm âm đạo ở thai phụ ≥ 35 tuần tuổi thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 124 thai phụ đủ tiêu chuẩn. Các đối tượng được thăm khám phụ khoa và xét nghiệm dịch tiết âm đạo (soi tươi, nhuộm Gram theo thang điểm Nugent). Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ viêm âm đạo là 30,6%, trong đó chủ yếu do nấm <em>Candida</em> (30,6%), viêm âm đạo không đặc hiệu chiếm 4,8%. Không ghi nhận trường hợp nhiễm <em>Trichomonas</em>. Các biểu hiện lâm sàng phổ biến là khí hư bất thường (52,4%) và ngứa vùng âm hộ (5,6%). Có mối liên quan giữa tiền sử viêm âm đạo với tình trạng viêm hiện tại (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Viêm âm đạo ở thai phụ ≥ 35 tuần chủ yếu do nấm <em>Candida</em>. Việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.</p> Phạm Thanh Nga, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Phương Chi, Đặng Thị Hồng Thiện, Hoàng Phương Ly, Lê Thị Linh, Dương Thị Vân Anh, Trần Thùy An Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2807 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 16. THỰC TRẠNG MỔ LẤY THAI, CÁC BIẾN CHỨNG MẸ VÀ THAI NHI DO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2019 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2808 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng mổ lấy thai theo phân loại Robson, các biến chứng mẹ và thai do mổ lấy thai tại Bệnh viện Thanh Nhàn.</p> <p><strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu hồi cứu trên hồ sơ mổ lấy thai tại Bệnh viện Thanh Nhàn từ 1/1/2019 đến 31/12/2019. Mẫu nghiên cứu bao gồm các hồ sơ đầy đủ thông tin về mổ lấy thai với tuổi thai &gt; 22 tuần và trọng lượng thai &gt; 500 gram.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Trong năm 2019, có 2539 sản phụ sinh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trong đó 1352 ca mổ lấy thai, chiếm tỷ lệ 53,2%. Phân loại Robson, nhóm 6, 7, 8 và 9 có tỷ lệ mổ lấy thai tuyệt đối (100%), nhóm 5 có tỷ lệ 99,8%, và nhóm 3 có tỷ lệ thấp nhất (18,6%). Tai biến do gây mê, gây tê chiếm 1,6%; nhiễm trùng vết mổ nông chiếm 1,6%; và chảy máu sau phẫu thuật chiếm 0,7%. Vàng da sau sinh chiếm 4,5%; nhiễm trùng sơ sinh chiếm 1,8%; và Apgar 5 phút &lt; 7 chiếm 0,9%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2019 là 53,2%. Các biến chứng mẹ và thai nhi do mổ lấy thai cần được quan tâm và quản lý tốt hơn để giảm thiểu rủi ro.</p> Trần Văn Dũng Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2808 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 17. KẾT CỤC THAI NGHÉN CỦA THAI CHẬM PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 2020 ĐẾN 2023 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2811 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, kết cục thai nghén và các yếu tố liên quan đến kết cục thai nghén ở nhóm thai chậm phát triển trong tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ năm 2020 đến 2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích hồi cứu được thực hiện trên 111 thai phụ có chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung và sinh con tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong giai đoạn từ 1/1/2020 đến 31/12/2023. Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án. Các yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh được đánh giá thông qua hồi quy logistic.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ tử vong sơ sinh là 12,6%. Hai yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tử vong sơ sinh là: tuổi thai dưới 32 tuần (OR = 10,1; KTC 95%: 1,2-84,6), cân nặng dưới 1000g (OR = 23,7; KTC 95%: 5,8-96,4). Biến chứng sơ sinh phổ biến nhất là suy hô hấp (60,4%), tiếp theo là nhiễm trùng sơ sinh và vàng da. Có 14,4% trẻ gặp phải nhiều biến chứng phối hợp.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Thai chậm phát triển trong tử cung có tỷ lệ tử vong và biến chứng sơ sinh cao, đặc biệt ở nhóm trẻ sinh non và nhẹ cân. Việc phát hiện sớm, theo dõi sát và xử trí kịp thời đóng vai trò then chốt trong cải thiện kết cục thai nghén.</p> Lê Trung Hiếu, Lê Chí Bằng, Nguyễn Thị Bích Vân Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2811 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 18. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỌA SẢY THAI DƯỚI 12 TUẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNH NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2812 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị dọa sảy thai dưới 12 tuần và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu được thực hiện trên 151 thai phụ được chẩn đoán dọa sảy thai ≤ 12 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/6/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ điều trị thành công chung là 90,7%. Phân tích hồi quy đơn biến cho thấy có 2 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với thất bại điều trị là: tuổi mẹ từ 35 trở lên (OR = 10,53; 95%CI: 3,19-34,67; p &lt; 0,05) và có tiền sử sảy thai, thai lưu (OR = 13,12; 95%CI: 2,81-61,17; p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Điều trị dọa sảy thai ≤ 12 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình đạt tỷ lệ thành công cao. Tuổi mẹ từ 35 trở lên và tiền sử sảy thai, thai lưu là những yếu tố tiên lượng độc lập liên quan đến thất bại điều trị. Cần có sự theo dõi và tư vấn chặt chẽ hơn cho các thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao này.</p> Bùi Minh Tiến, Nguyễn Văn Đức Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2812 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 19. SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2813 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 6 tháng tuổi đến khám tại phòng khám dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Mô tả cắt ngang trẻ dưới 6 tháng tuổi đến khám tại phòng khám dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10/2024 đến tháng 4/2025.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 222 trẻ dưới 6 tháng tuổi (trung bình là 3,81 ± 1,57 tháng tuổi) tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 12,6%, thấp còi là 13,1% và có 1,8% trẻ thừa cân. Tỷ lệ trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm về cân nặng dưới chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới là 45,6%. Nghiên cứu cho thấy suy dinh dưỡng có liên quan đến tuổi thai, cân nặng lúc sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, tuổi và chỉ số khối cơ thể của mẹ, chiều cao của bố mẹ thấp (p &lt; 0,05 ).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân (12,6%) và thấp còi (13,1%). Suy dinh dưỡng cao hơn đáng kể ở nhóm trẻ sinh non, cân nặng lúc sinh thấp, có tiền sử bệnh lý nhiễm khuẩn, trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, mẹ tuổi cao, chỉ số khối cơ thể của mẹ thấp và bố mẹ chiều cao hạn chế.</p> Nguyễn Thị Tuyết Lan, Lưu Thị Mỹ Thục, Nguyễn Thị Thúy Hồng, Nguyễn Đình Học Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2813 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 20. KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH TRÀ VINH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2814 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Xác định điểm trung bình kiến thức đúng về dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ có kiến thức đúng và mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số tại tỉnh Trà Vinh.</p> <p><strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 714 trẻ em dân tộc thiểu số từ 5-16 tuổi tại tỉnh Trà Vinh tháng 9/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Điểm kiến thức trung bình ở trẻ là 6,7 ± 3,6. Tỉ lệ trẻ có điểm kiến thức đúng ở mức thấp, trung bình và cao lần lượt là 35,4%, 19,7% và 44,8%. Trẻ nam có điểm kiến thức đúng thấp hơn so với trẻ nữ (p = 0,01). Trẻ từ 11-16 tuổi có điểm kiến thức đúng cao hơn so với nhóm trẻ từ 5-10 tuổi (p &lt; 0,001). Trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường có điểm kiến thức cao hơn trẻ suy dinh dưỡng và thừa cân - béo phì (p = 0,013).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Điểm kiến thức đúng về dinh dưỡng của trẻ chỉ ở mức trung bình. Trẻ có điểm kiến thức đúng ở mức thấp còn chiếm tỉ lệ lớn, đặc biệt tập trung ở nhóm nhỏ tuổi, trẻ nam và trẻ suy dinh dưỡng. Vì vậy, cần thực hiện các nghiên cứu can thiệp sâu hơn nhằm cải thiện kiến thức về dinh dưỡng của trẻ và đưa ra giải pháp phù hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số.</p> Bùi Thị Hoàng Lan, Phạm Thị Lan Anh, Phạm Thị Thu Phương, Huỳnh Trung Quốc Hiếu, Lê Trường Vĩnh Phúc, Võ Trần Trọng Bình, Trương Văn Dũng, Lê Minh Anh, Trần Đức Linh, Trần Văn Bé Hai, Thái Thanh Trúc Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2814 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 21. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BẰNG CHỈ SỐ VÒNG CÁNH TAY TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2815 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi nội trú bằng các chỉ số nhân trắc và khảo sát mối tương quan giữa chỉ số vòng cánh tay z-score (MUAC z-score) với các chỉ số nhân trắc khác.</p> <p><strong>Phương pháp: </strong>Mô tả cắt ngang, hồi cứu, 500 trẻ nội trú từ 8/2021 đến 8/2022 tại Bệnh viện Nhi Trung ương thuộc 1 trong 4 nhóm bệnh chính: bệnh nặng, suy mòn, thay đổi dịch, bệnh lý cấp tính.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỉ lệ suy dinh dưỡng trong nhóm suy mòn cao nhất (tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, gày còm và theo MUAC lần lượt là 50%, 50%, 25% và 70,5%). Tỉ lệ suy dinh dưỡng khi phát hiện bằng MUAC z-score cao hơn so với suy dinh dưỡng phát hiện bằng cân nặng/chiều cao (trong các nhóm bệnh). Trẻ suy dinh dưỡng nằm viện kéo dài hơn trẻ không suy dinh dưỡng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05. Độ đặc hiệu của MUAC z-score tăng khi trẻ suy dinh dưỡng (68,6% đối với trẻ không suy dinh dưỡng và 89,2% đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nhóm trẻ suy mòn có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với các nhóm bệnh lý cấp tính, bệnh lý thay đổi dịch và bệnh nặng. Cần kết hợp các chỉ số nhân trắc để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt chỉ số MUAC z-score.</p> Lưu Thị Mỹ Thục, Doãn Ngọc Ánh, Trần Thùy Linh, Lê Thị Kim Mai, Nguyễn Thị Hằng Nga Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2815 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 22. U NGUYÊN BÀO THẬN DẠNG U QUÁI: BÁO CÁO MỘT CA BỆNH KÉM ĐÁP ỨNG HÓA TRỊ VỚI THÀNH PHẦN MỠ NỔI BẬT https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2816 <p>U nguyên bào thận (Wilms tumor) dạng u quái (Teratoid Wilms tumor) là một biến thể hiếm gặp của u Wilms. Thể bệnh này được đặc trưng bởi đặc điểm mô bệnh học không điển hình, với sự hiện diện của nhiều thành phần biệt hóa trưởng thành đa dạng tương tự như u quái, bao gồm mô mỡ, cơ vân, sụn, mô thần kinh đệm, biểu mô ruột và biểu mô hô hấp. Trên hình ảnh học, sự hiện diện của mỡ trong một khối u thận ở trẻ em có thể gây nhầm lẫn với các tổn thương lành tính như u cơ mỡ mạch (angiomyolipoma) hoặc u quái (teratoma). Chúng tôi báo cáo một trường hợp khối u thận lớn, thành phần chủ yếu là mô mỡ, không có vôi hóa, và kém đáp ứng với hóa trị. Mô bệnh học mẫu sinh thiết kim ban đầu gợi ý u nguyên bào thận típ mô đệm; tuy nhiên, chẩn đoán xác định sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u là u Wilms dạng u quái.</p> Trần Phan Ninh, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Thị Thúy Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2816 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 23. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SYNBIOTICS ĐẾN SỰ THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG BỆNH TẬT CỦA TRẺ TỪ 24 ĐẾN 59 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2817 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả của Synbiotics lên tình trạng bệnh tật của trẻ từ 24-59 tháng tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu thử nghiệm cộng đồng ngẫu nhiên có đối chứng. 606 trẻ phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Nhóm trẻ can thiệp sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chứa Synbiotics trong 4 tháng, uống 2 gói/ngày, nhóm chứng ăn uống như bình thường.&nbsp;</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong 4 tháng sử dụng sản phẩm can thiệp, số đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính, tiêu chảy cấp, táo bón chức năng trung bình của nhóm can thiệp lần lượt là 1,7 ± 2,2 đợt, 0,4 ± 1,2 đợt và 1,4 ± 4,5 đợt đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p &lt; 0,05 - Mann Whitney U test) với số đợt tương ứng là 2,5 ± 3,1 đợt, 0,9 ± 2,2 đợt và 2 ± 5,5 đợt.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chứa Synbiotics cho thấy hiệu quả rõ rệt lên tình trạng bệnh tật của trẻ sau 4 tháng can thiệp. Trẻ em trong nhóm can thiệp đã giảm số đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính, tiêu chảy cấp và táo bón chức năng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Sản phẩm và phương pháp can thiệp của nghiên cứu này đưa ra phù hợp, giúp cải thiện tình trạng bệnh tật cho trẻ em từ 24 đến 59 tháng tuổi.</p> Nguyễn Văn Lệ, Trần Thúy Nga, Huỳnh Nam Phương, Nguyễn Hữu Chính Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2817 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 24. TÁC DỤNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ BẠI NÃO THỂ CO CỨNG BẰNG HÀO CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2818 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não thể co cứng bằng hào châm và xoa bóp bấm huyệt kết hợp vận động trị liệu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng</strong> <strong>và p</strong><strong>hương pháp</strong><strong>:</strong> 40 bệnh nhi từ 12-72 tháng tuổi, được chẩn đoán bại não thể co cứng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ (1985), điều trị tại Khoa Nội - Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, không có nhóm đối chứng. Bệnh nhi được chẩn đoán xác định là bại não thể co cứng và được điều trị bằng hào châm, xoa bóp bấm huyệt theo phác đồ của Bộ Y tế kết hợp vận động trị liệu trong 5 tuần.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sau điều trị, tổng điểm GMFM trung bình tăng từ 50,01 ± 14,05 lên 73,01 ± 17,00, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,01. Có sự cải thiện sự phân bố tổng điểm GMFM sau điều trị so với trước điều trị, sau điều trị điểm GMFM tại tất cả các mốc vận động đều tăng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại tất cả các mốc vận động với p &lt; 0,01. Trong đó, tăng điểm GMFM nhiều nhất ở mốc nằm - lẫy (26,53 điểm), tiếp theo là mốc đi - nhảy với 25,3 điểm, mốc đứng là 23,93 điểm, mốc ngồi là 20,31 điểm và cuối cùng mốc bò - quỳ là 19,67 điểm.</p> <p><strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> Hào châm và xoa bóp bấm huyệt kết hợp vận động trị liệu có hiệu quả trong cải thiện chức năng vận động theo thang điểm GMFM ở bệnh nhi bại não thể co cứng.</p> Bùi Anh Tùng, Trần Thị Phương Linh, Lại Thanh Hiền Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2818 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 25. TỶ LỆ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ KHOA HỒI SỨC SƠ SINH, BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2819 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tuân thủ thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Hùng Vương năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trong số 32 nhân viên y tế, bao gồm bác sĩ, điều dưỡng và nữ hộ sinh. Nghiên cứu tiến hành giám sát vệ sinh tay trực tiếp và gián tiếp (dựa trên camera) từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ tuân thủ “5 thời điểm vệ sinh tay” đạt 95,6%. Tỷ lệ nhân viên y tế thực hiện đúng cả 6 bước vệ sinh tay đạt 92%. Tỷ lệ nhân viên rửa tay sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh người bệnh chỉ đạt 87,5%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Bệnh viện đã thực hiện tốt các can thiệp góp phần nâng cao tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế về vệ sinh tay, góp phần vào các nỗ lực phòng ngừa nhiễm trùng trong bối cảnh Khoa Hồi sức sơ sinh.</p> Phạm Thị Thu Hiền, Tô Gia Kiên, Phan Thị Hằng, Lê Anh Thi, Phạm Hoàng Thiên Thanh, Ngô Mỹ Nhung, Đinh Thị Kim Thư, Nguyễn Bảo Trị Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2819 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 26. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẤT ĐƠN VÀ THỂ CHẤT PHỐI HỢP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2820 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát đặc điểm thể chất đơn và thể chất phối hợp theo y học cổ truyền trên sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và xác định thể chất chiếm ưu thế.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành trên sinh 798 sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2025. Những người tham gia được đánh giá bằng cách sử dụng bảng câu hỏi về thể chất trong y học Trung Quốc để phân loại loại thể chất chính của họ và bất kỳ thể chất thứ cấp (đồng thời) nào nếu có.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 21,65 tuổi, tỷ lệ nữ/nam = 5,9/1. Tỷ lệ tham gia nghiên cứu tập trung chủ yếu và sinh viên năm nhất (23,56%), sinh viên năm 2 chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,16%). Đơn thể chất: 273 sinh viên (34,2%), chủ yếu là thể chất Trung tính (37,7%), Khí hư (21,6%), thấp nhất là Đàm thấp (0,7%). Đa thể chất (thể chất hỗn hợp): 525 sinh viên (65,8%), có 21 luật kết hợp thể chất với mức hỗ trợ 10,163-14,68%, độ tin cậy 80,392-90,323%. Khí hư là thể chất thường xuất hiện đồng thời với các thể chất khác như Dương hư, Huyết ứ, Đặc bẩm, Trung tính, Khí trệ, Đàm thấp, Âm hư.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Thể chất phối hợp (đa thể chất) là dạng phổ biến ở sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, trong đó khí hư là điểm hội tụ của nhiều rối loạn thể chất khác. Việc nhận diện và quản lý thể chất phối hợp có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc sức khỏe toàn diện và phòng ngừa các bệnh lý tiềm ẩn cho sinh viên.</p> Trần Nguyễn Minh Nhật, Đặng Thị Hiền, Trần Nguyễn Trọng Thức, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Đức Minh Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2820 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 27. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP LASER CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG CỔ GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2821 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá tác dụng của phương pháp LASER châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ; Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp trên lâm sàng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Phương pháp nghiên cứu là can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị, có so sánh với nhóm đối chứng. Đối tượng gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ được chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu dùng phương pháp LASER châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt trong thời gian 20 ngày. Nhóm đối chứng dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt trong thời gian 20 ngày từ tháng 5/2024 đến 2/2025.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sau 20 ngày điều trị, điểm VAS trung bình của nhóm nghiên cứu là 0,57, của nhóm đối chứng là 1,07; hiệu suất cải thiện VAS của nhóm nghiên cứu là 3,86, của nhóm đối chứng là 3,43; sự cải thiện tầm vận động cột sống cổ ở nhóm nghiên cứu tốt hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05; hiệu suất cải thiện chức năng cột sống cổ NDI của nhóm nghiên cứu là 20,27 điểm, nhóm đối chứng là 16,4 điểm; kết quả điều trị chung sau 20 ngày điều trị của nhóm nghiên cứu tốt 53,3% và khá 46,7%; của nhóm đối chứng là tốt 10% và khá 90%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> LASER châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng điều trị đau vùng cổ gáy do thể hiện qua điểm VAS trung bình, tầm vận động cột sống cổ, sự cải thiện chức năng cột sống cổ NDI. Không ghi nhận bất kỳ tai biến hoặc phản ứng phụ nào trên đối tượng nghiên cứu.</p> Đỗ Thị Thanh Chung, Nguyễn Thế Anh, Trần Thanh Tùng, Trần Đức Hữu Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2821 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 28. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI CHO BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ 3 VÀ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2823 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Phân tích các yếu tố liên quan đến việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị thoái hóa cột sống trên lâm sàng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 1100 hồ sơ bệnh án được chẩn đoán thoái hóa cột sống và có ít nhất sử dụng phương pháp y học cổ truyền hoặc y học hiện đại tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - cơ sở 3 và Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2024 đến 31/12/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Độ tuổi trung vị của mẫu nghiên cứu là 50 (25-75) tuổi, nữ giới chiếm 66,7%. Bệnh mắc kèm chiếm 67,5%, trong đó bệnh lý cơ xương khớp chiếm tỉ lệ cao nhất với 42,1%. Các yếu tố liên quan đến việc kết hợp phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại bao gồm bệnh mắc kèm (OR = 1,47; 95% CI: 1,062-2,034; p = 0,02) và bệnh tim mạch (OR = 0,696; 95% CI: 0,488-0,993; p = 0,046).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại có thể liên quan đến bệnh mắc kèm và bệnh tim mạch.</p> Phạm Đỗ Thảo Vi, Nguyễn Thị Huyền Trân, Huỳnh Thanh Duy, Trần Hòa An, Nguyễn Phi Thuyền, Kiều Xuân Thy, Trần Quang Tú, Tô Lý Cường Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2823 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 29. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CẤY CHỈ KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT, ĐIỆN CHÂM VÀ THỦY CHÂM ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2825 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá kết quả giảm đau, cải thiện vận động của cấy chỉ kết hợp xoa bóp bấm huyệt, điện châm và thủy châm điều trị bệnh nhân thoái hóa khớp gối.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, có đối chứng, từ tháng 5/2024 đến tháng 6/2025, trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối, điều trị tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân y 103.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sau 15 ngày điều trị, có sự cải thiện rõ rệt về các chỉ số VAS, thang điểm Lequesne, tầm vận động gấp khớp gối, chỉ số gót mông so với trước điều trị (p &lt; 0,05) ở cả 2 nhóm; mức độ cải thiện của các chỉ số này ở nhóm nghiên cứu cao hơn và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Cấy chỉ kết hợp xoa bóp bấm huyệt, điện châm và thủy châm có tác dụng giảm đau, cải thiện tầm vận động và thang điểm Lequesne trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối.</p> Cao Hồng Duyên, Nguyễn Thanh Hà Tuấn Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2825 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 30. TÍNH CHẤT PHÂN THEO THANG PHÂN BRISTOL VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2826 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỉ lệ các dạng phân theo thang Bristol và phân tích mối liên quan giữa tính chất phân với đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở người bệnh nội trú điều trị y học cổ truyền.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 386 người bệnh nội trú tại 3 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 4/2024 đến tháng 2/2025. Tính chất phân được phân loại theo thang Bristol, chất lượng cuộc sống đánh giá bằng bộ công cụ EQ-5D-5L.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Dạng phân phổ biến nhất là Bristol type 4 (38,3%), tiếp theo là type 3 (21,0%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tính chất phân với tuổi và giới tính (p &lt; 0,05). Nhóm dạng phân lỏng (type 5-7) có cholesterol cao hơn nhóm phân bình thường (p = 0,035). Các dạng phân bất thường có xu hướng điểm EQ-VAS thấp hơn, đặc biệt type 1-2 và type 6-7. Ba khía cạnh của chất lượng cuộc sống gồm vận động, tự chăm sóc và sinh hoạt thường ngày có mối liên quan có ý nghĩa với nhóm phân (p &lt; 0,05). &nbsp;</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Tính chất phân có liên quan đến một số chỉ số lâm sàng và chất lượng cuộc sống của người bệnh nội trú điều trị y học cổ truyền. Việc theo dõi tính chất phân theo thang Bristol có thể góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh nội trú.</p> Võ Trọng Tuân, Phạm Thị Lan Anh, Võ Văn Tâm, Dương Thị Ngọc Lan Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2826 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 31. PHÂN TÍCH CÁC MỐI LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ ĐỊNH KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ 3 VÀ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2827 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Phân tích các mối liên quan đến chỉ định kết hợp phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 902 hồ sơ bệnh án được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ và có ít nhất sử dụng phương pháp y học cổ truyền hoặc y học hiện đại tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - cơ sở 3 và Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2024 đến 31/12/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Mẫu nghiên cứu gồm 902 hồ sơ bệnh án có tuổi trung vị là 58 (46-66) tuổi, nữ giới chiếm 67,5%. Các yếu tố liên quan đến việc kết hợp phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại bao gồm nơi cư trú thành phố (OR = 8,956; 95%CI = 2,5-31,836; p = 0,001) và bệnh lý cơ xương khớp (OR = 4,717; 95%CI = 1,026-21,7; p = 0,046).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Việc kết hợp phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại có thể liên quan đến nơi cư trú và bệnh lý cơ xương khớp.</p> Nguyễn Thị Huyền Trân, Phạm Đỗ Thảo Vi, Huỳnh Thanh Duy, Trần Hòa An, Trần Thị Phương Trinh, Kiều Xuân Thy, Trần Quang Tú, Tô Lý Cường Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2827 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 32. TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA ĐANG HÓA TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2828 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa đang hóa trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang trên 103 người bệnh ung thư đường tiêu hóa đang hóa trị, thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2025, chọn mẫu thuận tiện. Công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng là thang PG-SGA.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Độ tuổi trung vị của đối tượng tham gia là 59 (50-67) tuổi, trong đó nam giới chiếm phần lớn (63,1%). Theo PG-SGA, 63,1% người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng nặng. Giai đoạn bệnh có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng dinh dưỡng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa đang hóa trị là cao, cho thấy cần sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng sớm.</p> Nguyễn Thị Thanh Trúc, Lương Khánh Duy, Lâm Quốc Trung, Hồ Tất Bằng Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2828 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 33. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU DO ZONA BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU DO NGƯỜI BỆNH TỰ KIỂM SOÁT https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2829 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị đau do zona bằng phương pháp giảm đau do người bệnh tự kiểm soát với thuốc Fentanyl.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 68 người bệnh có chẩn đoán đau do zona tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu cho thấy giảm đau do người bệnh tự kiểm soát bằng thuốc Fentanyl giúp kiểm soát tốt đau do zona trong giai đoạn đầu, sau 3 ngày điều trị tỷ lệ mức độ đau nhẹ chiếm đa số với 86,8%. Sau tuần đầu chỉ còn 1-2 người bệnh có dấu hiệu đau nặng với VAS từ 7 điểm trở lên. Hiệu quả kéo dài đến sau 12 tuần. Trước điều trị không có trường hợp nào có mức độ đau nhẹ, sau 12 tuần điều trị đa phần người bệnh có mức độ đau nhẹ chiếm 82,4%. Mức độ đau vừa và nặng chỉ chiếm 17,7%. Phương pháp giảm đau do người bệnh tự kiểm soát với Fentanyl mang lại hiệu quả giảm đau vượt trội và bền vững ở người bệnh đau do zona. Tác dụng phụ hay gặp ở người bệnh là chóng mặt, buồn nôn, nôn (17,7%), bí đái (8,8%), một số ít trường hợp ngủ li bì, táo bón.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Phương pháp giảm đau do zona do người bệnh tự kiểm soát với thuốc Fentanyl đạt hiệu quả cao.</p> Hoàng Văn Khoan, Lê Văn Minh, Nguyễn Hữu Sáu Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2829 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 34. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA CHUẨN Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN MẮT - TAI MŨI HỌNG - RĂNG HÀM MẶT AN GIANG NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2830 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế Bệnh viện Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt An Giang.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 120 nhân viên y tế các khoa lâm sàng và cận lâm sàng của Bệnh viện Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt An Giang.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ điểm đạt kiến thức phòng ngừa chuẩn là 89,7%, thấp nhất là xử lý đồ vải (79,4%), cao nhất là quản lý chất thải (90%), p &lt; 0,001. Tỉ lệ nhân viên y tế có kiến thức tốt về phòng ngừa chuẩn là 90,8%. Tỉ lệ điểm đạt về thực hành phòng ngừa chuẩn là 66,7%, thấp nhất là thực hành vệ sinh bề mặt môi trường (49,5%), cao nhất là thực hành qui trình tháo găng (92%), p &lt; 0,001. Tỉ lệ nhân viên y tế thực hành tốt về phòng ngừa chuẩn là 42,5%. Phân tích đơn biến cho thấy yếu tố liên quan đến thực hành phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế gồm: tuổi (OR = 7,39; p = 0,007), nghề nghiệp (OR = 23,4; p &lt; 0,001), trình độ chuyên môn (OR = 9,85; p = 0,002), được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn (OR = 29,5; p &lt; 0,001) và có kiến thức tốt về phòng ngừa chuẩn (OR = 5,53; p = 0,01). Kết quả nghiên cứu cho thấy Bệnh viện Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt An Giang cần tăng cường đào tạo và giám sát nhằm cải thiện kiến thức, thực hành phòng ngừa chuẩn ở nhân viên y tế.</p> Lê Mai Thi, Nguyễn Việt Hùng, Lê Bạch Mai, Huỳnh Trọng Nguyễn Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2830 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 35. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN 19-8 NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2831 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Kiến thức v&agrave; thực h&agrave;nh tu&acirc;n thủ dinh dưỡng đ&oacute;ng vai tr&ograve; quan trọng trong kiểm so&aacute;t đường m&aacute;u ở người bệnh đ&aacute;i th&aacute;o đường type 2. Nhiều nghi&ecirc;n cứu trong v&agrave; ngo&agrave;i nước đ&atilde; chỉ ra rằng kiến thức v&agrave; thực h&agrave;nh tu&acirc;n thủ dinh dưỡng ở người bệnh đ&aacute;i th&aacute;o đường type 2 c&ograve;n hạn chế. Tuy nhi&ecirc;n, đến nay, tại Bệnh viện 19-8 chưa c&oacute; nghi&ecirc;n cứu đầy đủ n&agrave;o đ&aacute;nh gi&aacute; to&agrave;n diện về vấn đề n&agrave;y.</p> <p><strong>Mục ti&ecirc;u:</strong> Nghi&ecirc;n cứu nhằm đ&aacute;nh gi&aacute; kiến thức, thực h&agrave;nh tu&acirc;n thủ dinh dưỡng v&agrave; c&aacute;c yếu tố li&ecirc;n quan ở người bệnh đ&aacute;i th&aacute;o đường type 2 điều trị ngoại tr&uacute; tại Bệnh viện 19-8.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p:</strong> Nghi&ecirc;n cứu cắt ngang m&ocirc; tả được thực hiện tr&ecirc;n 400 người bệnh đ&aacute;i th&aacute;o đường type 2 điều trị ngoại tr&uacute; tại Bệnh viện 19-8. Th&ocirc;ng tin được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp người bệnh, sử dụng bộ c&acirc;u hỏi đ&atilde; được chuẩn h&oacute;a.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ người bệnh đạt mức kiến thức dinh dưỡng đạt y&ecirc;u cầu l&agrave; 54,75%, trong khi tỷ lệ thực h&agrave;nh dinh dưỡng đạt l&agrave; 55,5%.Kiến thức v&agrave; thực h&agrave;nh tu&acirc;n thủ dinh dưỡng c&oacute; mối li&ecirc;n quan với tuổi (OR = 3; p &lt; 0,05), khả năng tiếp cận th&ocirc;ng tin sức khỏe (OR = 2,3; p = 0,0001), tr&igrave;nh độ học vấn v&agrave; t&igrave;nh trạng h&ocirc;n nh&acirc;n (li&ecirc;n quan đến thực h&agrave;nh dinh dưỡng) (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kiến thức v&agrave; thực h&agrave;nh tu&acirc;n thủ dinh dưỡng của người bệnh đ&aacute;i th&aacute;o đường type 2 tại Bệnh viện 19-8 c&ograve;n hạn chế. Việc tăng cường tư vấn dinh dưỡng c&aacute; thể h&oacute;a v&agrave; đẩy mạnh truyền th&ocirc;ng gi&aacute;o dục sức khỏe l&agrave; những giải ph&aacute;p quan trọng nhằm cải thiện mức độ tu&acirc;n thủ dinh dưỡng của người bệnh.</p> Bùi Văn Tài, Lê Thị Hương Giang, Nguyễn Công Khẩn Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2831 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 36. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP VÀ ĐỊNH DANH MẠT BỤI TRONG NHÀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2832 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật thu thập mẫu và định danh hình thái mạt bụi nhà, góp phần hỗ trợ phát triển các dị nguyên phù hợp với đặc điểm sinh thái trong nước.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Mẫu bụi được thu thập từ 100 hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh bằng máy hút bụi cầm tay, tại các vị trí như giường nệm, sofa và thảm. Sau đó, mẫu được xử lý, tách chiết và định danh mạt bụi nhà dựa trên đặc điểm hình thái dưới kính hiển vi. Quy trình được điều chỉnh để tối ưu hóa chất lượng mẫu, bảo toàn cấu trúc hình thái mạt bụi nhà.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sau điều chỉnh kỹ thuật, quy trình cho thấy hiệu quả thu mẫu cao với 65,6% cá thể mạt bụi nhà giữ nguyên vẹn cấu trúc cần thiết để định danh chính xác. Kết quả khảo sát 100 hộ gia đình cho thấy 90% hộ ghi nhận sự hiện diện của mạt bụi nhà ở ít nhất một vật dụng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Quy trình có thể ứng dụng khảo sát sinh thái mạt bụi nhà, cung cấp được cơ sở dữ liệu khoa học ban đầu về các loài mạt bụi nhà.</p> Trịnh Hồng Đào, Lê Đức Vinh, Phạm Lê Duy, Trần Thị Huệ Vân Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2832 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 37. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH TRÊN MẮT CÓ HỘI CHỨNG GIẢ BONG BAO TẠI BỆNH VIỆN 19-8 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2833 <p><strong>Mục </strong><strong>tiêu:</strong> Đánh giá kết quả của phẫu thuật Phaco trên mắt có hội chứng giả bong bao; nghiên cứu các biến chứng và cách xử trí trong và sau phẫu thuật.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, 30 mắt của 30 bệnh nhân bị đục thể thủy tinh trên mắt có hội chứng giả bong bao được phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo, theo dõi sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 93,4% mắt có thị lực &gt; 5/10. Thị lực trung bình 0,63. Nhãn áp hạ được 2,0 mmHg. Biến chứng rách bao trước 3,3%, rách bao sau, thoát dịch kính 6,7%, bong màng Descemet 3,3%. Biến chứng viêm giác mạc khía 16,7%, viêm màng bồ đào 6,7%, xơ hóa bao trước 3,3%, đục bao sau 6,7%. Can thiệp đồng tử nhỏ giãn kém bằng kỹ thuật kéo giãn đồng tử hoặc dùng dụng cụ móc mống mắt cho kết quả tốt.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Phẫu thuật Phaco trên mắt giả bong bao là kỹ thuật khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao. Để phẫu thuật đảm bảo an toàn và hiệu quả trên mắt giả bong bao, phẫu thuật viên cần lập kế hoạch phẫu thuật cẩn thận, để hạn chế các biến chứng.</p> Lý Minh Đức, Trần Minh Đạt, Nguyễn Minh Phú, Bùi Đào Quân, Phạm Ngọc Quý Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2833 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 38. SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2025 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2834 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2025 và một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kết quả cho thấy, tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện là 93,9%, trong đó điểm mức độ hài lòng chung về khía cạnh chuyên môn của nhân viên y tế cao nhất, tiếp theo là thái độ giao tiếp, sau cùng là khía cạnh cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ có điểm mức hài lòng chung là thấp nhất. Một số yếu tố được xác định là có mối liên quan đến sự hài lòng chung về dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm: giới tính, tuổi đời, nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập và khoa điều trị với ý nghĩa thống kê p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỉ lệ hài lòng chung dịch vụ khám chữa bệnh là 93,9%. Các yếu tố liên quan đến hài lòng chung về dịch vụ khám chữa bệnh ở đối tượng nghiên cứu với ý nghĩa thống kê p &lt; 0,05 gồm: giới tính, tuổi đời, nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập và khoa điều trị với ý nghĩa thống kê p &lt; 0,05.</p> Nguyễn Thị Lan Anh, Bùi Hoài Nam, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Đức Trọng Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2834 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 39. KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN THAM GIA KHÓA HỌC CẬP NHẬT KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC THEO NGHỊ ĐỊNH 54/2017/NĐ-CP https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2836 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá sự hài lòng của học viên tham gia khóa học cập nhật kiến thức chuyên môn về dược theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP tại Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương, xác định yếu tố liên quan và đề xuất cải tiến chương trình.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang với 133 học viên từ tháng 4-6 năm 2025. Phiếu khảo sát gồm 24 câu đánh giá mức độ hài lòng (thang Likert 1-5 điểm) và 5 câu hỏi mở. Dữ liệu định lượng được phân tích bằng Microsoft Excel và SPSS 26.0 (t-test, ANOVA), dữ liệu định tính được phân loại theo chủ đề.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tổng điểm hài lòng đạt 4,24 ± 0,47 điểm, cao nhất ở nhóm giảng viên (4,28 ± 0,49 điểm), thấp nhất ở cơ sở vật chất (4,18 ± 0,55 điểm). Nội dung về quy định pháp lý và ứng dụng hành nghề được đánh giá cao. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với giới tính, chức danh, hay kinh nghiệm hành nghề (p &gt; 0,05). Học viên tham gia nhiều khóa có xu hướng hài lòng hơn (p =&nbsp; 0,054). Đề xuất cải thiện: tăng thời lượng, bổ sung chủ đề Luật Dược, kháng sinh và nâng cấp hạ tầng online.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Khóa học cập nhật kiến thức chuyên môn về dược tại Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương đạt mức hài lòng cao (4,24/5 điểm), nổi bật ở nội dung thực tiễn và giảng viên chuyên môn. Tuy nhiên, cần cải thiện hạ tầng kỹ thuật và thời lượng khóa học. Nhà trường nên bổ sung chủ đề Luật Dược, kháng sinh và quản lý nhà thuốc, đồng thời nâng cấp nền tảng trực tuyến để nâng cao chất lượng, đáp ứng Nghị định 54/2017/NĐ-CP và hỗ trợ dược sĩ hiệu quả.</p> Trần Bá Kiên Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2836 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 40. KHẢO SÁT SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN DA MÔ MỀM TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ BECAMEX https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2835 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát tác nhân vi khuẩn gây bệnh và việc chỉ định kháng sinh kinh nghiệm ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn da mô mềm tại Bệnh viện Quốc tế Becamex.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân nhiễm khuẩn da mô mềm, điều trị nội trú từ tháng 5/2022 đến tháng 12/2022.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Vi khuẩn thường gặp nhất là <em>Staphylococcus aureus</em> (55,6%), trong đó hầu hết là chủng kháng Methicillin (92%). Tỷ lệ chỉ định kháng sinh kinh nghiệm ban đầu hợp lý theo phác đồ là 50,6% ở những bệnh nhân không có kết quả kháng sinh đồ. Với những bệnh nhân có kháng sinh đồ, tỷ lệ chỉ định kháng sinh kinh nghiệm hợp lý là 31%. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến chưa cho thấy mối liên quan giữa thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài (&gt; 7 ngày) và các yếu tố nguy cơ.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ chỉ định kháng sinh kinh nghiệm ban đầu phù hợp với phác đồ và kháng sinh đồ vẫn còn thấp. Cần cải thiện việc chỉ định kháng sinh kinh nghiệm ban đầu, đặc biệt là dựa trên đặc điểm vi sinh tại cơ sở và địa phương.</p> Nguyễn Thị Thanh Hiền, Nguyễn Như Hồ Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2835 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 41. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHÂN LỰC DƯỢC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2022 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2837 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Phân tích thực trạng phân bố và cơ cấu nhân lực dược tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2614 nhân lực dược tại 133 bệnh viện đa khoa công lập đang công tác tính đến ngày 31/12/2022 ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Dược sĩ có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 46,6%, dược sĩ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ 53,1% và dược tá chiếm tỷ lệ 0,3%. Có sự mất cân đối rõ rệt về cơ cấu nhân lực dược giữa các tỉnh trong khu vực, giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đa số các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ dược sĩ/dược cao đẳng và trung cấp, dược sĩ/bác sĩ, dược sĩ/giường bệnh đều thấp so với quy định tại Thông tư 03/2023/TT-BYT. Phân bố dược sĩ công tác trong các bệnh viện đa khoa cũng không đồng đều, bình quân chỉ có 6,8 dược sĩ/bệnh viện. Có 18 bệnh viện “trắng” dược sĩ, chiếm tỷ lệ 13,5%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, số lượng dược sĩ đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là dược sĩ cao đẳng và dược trung cấp. Vẫn còn sự mất cân đối về cơ cấu nhân lực dược giữa các khu vực&nbsp;thành thị và nông thôn. Tỷ lệ dược sĩ theo giường bệnh, bác sĩ và bệnh viện đều ở mức thấp.&nbsp;</p> Trần Bá Kiên Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2837 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 42. THỰC TRẠNG, NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2838 <p><strong>Mục</strong><strong> tiêu</strong><strong>:</strong> Mô tả thực trạng, nhu cầu đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2025.</p> <p><strong>P</strong><strong>hương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi định lượng trên 275 điều dưỡng viên của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kết quả cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng viên từng tham gia ít nhất 1 khóa đào tạo liên tục trong 2 năm 2023-2024 rất cao (97,8%). Hình thức học kết hợp (trực tiếp và trực tuyến) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hình thức (56,5%). Nội dung dào tạo tập trung vào các kỹ năng như an toàn người bệnh (86,5%), chăm sóc cấp cứu (80,4%), kỹ năng giao tiếp (81,1%). Nhu cầu đào tạo năm 2025 có tỷ lệ cao với 96,7%; các kỹ năng được cho là cần thiết gồm: kỹ năng chăm sóc khẩn cấp và cấp cứu, kỹ năng an toàn cho bệnh nhân, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp, theo pháp luật và đạo đức.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Điều dưỡng chủ động đăng ký tham gia các khóa đào tạo liên tục, không chỉ để đáp ứng yêu cầu hành nghề, mà còn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm trong chăm sóc người bệnh.</p> Nguyễn Khánh Duy, Bùi Hoài Nam, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Đức Trọng Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2838 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 43. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG VÀ CÁC YẾU TỐ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2839 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và phân tích mối liên hệ với thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng ở sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Văn Lang.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang phân tích được thực hiện từ tháng 1-5 năm 2024 trên 325 sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Văn Lang.&nbsp;Dữ liệu được thu thập qua bảng hỏi tự điền và khám lâm sàng (chỉ số SMTR, OHI-S). Phân tích thống kê mô tả, kiểm định Chi bình phương, Mann-Whitney U và Kruskal-Wallis đã được áp dụng.</p> <p><strong>Kết quả:</strong>&nbsp;Tỷ&nbsp;lệ&nbsp;sâu răng&nbsp;là&nbsp;22,5%, chỉ số SMTR trung bình là 3,90 ± 3,76, nữ cao hơn nam (p = 0,040) và tăng dần theo năm học (p &lt; 0,001). OHI-S trung bình là 0,80 ± 0,56, với chỉ số mảng bám cao hơn ở nam (p = 0,001). Về các yếu tố hành vi liên quan sức khỏe răng miệng, sinh viên nam có tần suất chải răng thấp hơn và tiêu thụ thực phẩm có đường nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với sinh viên nữ.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Sức khỏe răng miệng của sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Văn Lang còn nhiều vấn đề, với sự khác biệt giữa giới tính và sự tích lũy theo năm học. Yếu tố hành vi có liên hệ rõ rệt với kết quả lâm sàng, gợi ý cần tăng cường giáo dục và tự đánh giá răng miệng trong chương trình đào tạo nha khoa.</p> Điền Hòa Anh Vũ, Phạm Thị Phương Nhi, Nguyễn Trung Kiên Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2839 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 44. KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC VỀ SỬ DỤNG QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN QUẬN 11 NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2840 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng của điều dưỡng chăm sóc về sử dụng quy trình điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Quận 11.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại 10 khoa lâm sàng của Bệnh viện Quận 11 trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2024. Nghiên cứu được tiến hành trên 111 điều dưỡng đang công tác tại Bệnh viện Quận 11 nhằm khảo sát nhận thức thực hiện quy trình điều dưỡng cũng như sự tự tin thực hiện quy trình điều dưỡng và sự hỗ trợ của bệnh viện cho điều dưỡng trong việc thực hiện quy trình điều dưỡng.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Nhận thức thực hiện quy trình điều dưỡng của điều dưỡng ở mức cao (4,0 ± 0,9 điểm), sự tự tin và sẵn sàng sử dụng quy trình điều dưỡng cũng đạt mức độ cao (4,0 ± 0,6 điểm), và sự hỗ trợ của bệnh viện cũng ở mức cao (4,0 ± 0,6 điểm). Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ điều dưỡng chưa có nhận thức tốt cũng như sự tự tin trong việc thực hiện quy trình điều dưỡng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của bệnh viện về nhân lực, phương tiện và trang thiết bị cho điều dưỡng thực hiện quy trình điều dưỡng cũng có thể là một rào cản hạn chế điều dưỡng thực hiện tốt quy trình điều dưỡng trên toàn bệnh viện.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Mặc dù hầu hết điều dưỡng tại Bệnh viện Quận 11 có nhận thức cao về thực hiện quy trình điều dưỡng, nhưng vẫn còn một số điều dưỡng chưa có nhận thức tốt về thực hiện quy trình điều dưỡng. Do đó, Bệnh viện Quận 11 cần điều động nhân lực điều dưỡng kịp thời hỗ trợ các khoa quá tải để điều dưỡng giảm tải công việc. Bên cạnh đó, Phòng Điều dưỡng cần phối hợp với điều dưỡng trưởng khoa tăng cường kiểm tra giám sát việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại khoa lâm sàng theo mô hình bệnh tật tại bệnh viện.</p> Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Thị Ngọc Cần Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2840 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 45. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TRẦM CẢM Ở HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2841 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh cuối cấp trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 986 học sinh khối 12, cấp trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội từ ngày 1/12/2023 đến 30/5/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 51,9% học sinh có trầm cảm ở các mức độ, trong đó mức độ tối thiểu là 29,9%, mức độ nhẹ là 10,7%, mức độ trung bình là 6,4%, mức độ nặng là 4,9%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ mắc trầm cảm là: giới tính, áp lực học tập, bị bắt nạt tinh thần, bị bắt nạt trực tuyến, nghiện sử dụng điện thoại (p &lt; 0,01). Trong đó, áp lực học tập, bị bắt nạt tinh thần, bị bắt nạt trực tuyến, nghiện sử dụng điện thoại có tỷ suất chênh rất cao giữa các nhóm.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có 51,9% học sinh cuối cấp trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội mắc trầm cảm ở các mức độ. Các giải pháp nên tập trung vào các yếu tố: áp lực học tập, bị bắt nạt tinh thần, bị bắt nạt vật lý, bị bắt nạt trực tuyến, nghiện sử dụng điện thoại ở học sinh.</p> Nguyễn Thị Hà, Ngô Văn Lăng, Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Thảo, Ngô Ngọc Hoài, Lê Thị Minh Thư, Nguyễn Hữu Tài Vinh, Lê Huyền Trang, Trần Phương Thảo Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2841 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 46. THỰC TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS Ở NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2842 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả thực trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, stress ở nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 134 nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4/2024 đến tháng 12/2024, sử dụng thang đo DASS-21 để đánh giá tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, stress.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu, trầm cảm, tress ở nhân viên y tế lần lượt là 13,4%; 25,4%; 28,8%. Phần lớn các rối loạn ở mức độ nhẹ với lo âu là 72,2%; trầm cảm 58,8%; stress 63,2%. Nhân viên y tế có rối loạn lo âu mức độ nặng 0,74%, trầm cảm mức độ nặng 4,48%, stress mức độ nặng 2,24%. Trong số người mắc rối loạn tâm lý, có 32,8% mắc rối loạn tâm lý đơn thuần, trong đó stress đơn thuần chiếm tỷ lệ lớn nhất (17,9%); 12,7% mắc 2 rối loạn tâm lý và 3% mắc 3 rối loạn tâm lý.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Cần có các giải pháp để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế, đặc biệt là các rối loạn có tỷ lệ mắc mức độ nặng cao và phổ biến như trầm cảm và stress.</p> Lê Thị Thanh Hoa, Nguyễn Ngọc Anh, Trương Thị Thùy Dương Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2842 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 47. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ CÀ MAU NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2843 <p><strong>M</strong><strong>ục tiêu:</strong> Xác định tỉ lệ kiến thức đúng, thái độ đúng về thuốc lá điện tử của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau năm 2025 và một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 794 sinh viên từ tháng 2/2025-4/2025.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng (78,71%) và thái độ đúng (72,54%) về thuốc lá điện tử. Các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng bao gồm giới tính nữ (OR = 1,98), quê quán ở thành thị (OR = 1,94) và xếp loại học tập từ khá trở lên (OR = 2,42). Tương tự, thái độ đúng cũng liên quan đến giới tính nữ (OR = 1,45), quê quán ở thành thị (OR = 1,49) và xếp loại học tập từ khá trở lên (OR = 1,59), đều có p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Sinh viên có kiến thức đúng, thái độ đúng về thuốc lá điện tử tương đối cao. Tuy nhiên vẫn còn sinh viên có kiến thức, thái độ chưa đúng về thuốc lá điện tử.</p> Huỳnh Ngọc Linh, Cao Phương Nam, Nguyễn Thế Tần, Lý Trần Nhật Dương, Thang Văn Lịnh, Nguyễn Thị Diễm Bình, Lê Gia Huy Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2843 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 48. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA DIẾP CÁ (HOUTTUYNIA CORDATA THUNB.) VỚI CÁC TRIỆU CHỨNG THỂ CHẤT Ở SINH VIÊN CÓ THỂ CHẤT THẤP NHIỆT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2844 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của Diếp cá (<em>Houttuynia cordata</em> Thunb.) lên các triệu chứng thể chất ở sinh viên có thể chất Thấp nhiệt theo y học cổ truyền.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu thử nghiệm Pilot can thiệp trước - sau, không mù, không nhóm đối chứng từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2025. Nghiên cứu thu thập 30 tình nguyện viên khỏe mạnh từ đủ 18 tuổi có thể chất Thấp nhiệt được phân loại qua bảng câu hỏi CCMQ đáp ứng các tiêu chí chọn mẫu và loại trừ tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Các tình nguyện viên được dùng 40g lá Diếp cá tươi mỗi ngày. Hiệu quả được đánh giá qua sự thay đổi tần suất và mức độ các triệu chứng đặc trưng của thể chất Thấp nhiệt bằng bảng điểm triệu chứng và thang NRS tại thời điểm trước, sau 7 ngày và sau 15 ngày can thiệp. Tác dụng không mong muốn được theo dõi trong suốt quá trình.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Sau 7 và 15 ngày sử dụng Diếp cá, tần suất và mức độ các triệu chứng nước tiểu vàng, cảm giác nặng nề mệt mỏi, phân nhầy, miệng đắng và trướng bụng giảm rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,001). Sau 15 ngày, 96,7% sinh viên có triệu chứng mức độ nhẹ, không ghi nhận trường hợp nặng. Tác dụng không mong muốn chỉ ghi nhận 1 trường hợp (3,33%) đầy bụng, ợ hơi mức độ trung bình, tự hết khi giảm liều Diếp cá 20g, không ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng nào trong quá trình can thiệp.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Diếp cá tươi liều 40 g/ngày có hiệu quả cải thiện mức độ triệu chứng thể chất Thấp nhiệt ở sinh viên và an toàn khi sử dụng ngắn hạn. Cần nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn để xác nhận kết quả này.</p> Trần Tuấn Hải, Tô Lý Cường, Phạm Linh Đan, Ngô Thái Diệu Lương, Nguyễn Hữu Đức Minh Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2844 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 49. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CHÂU THÀNH, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2845 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh và phụ huynh Trường Tiểu học thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2024-2025.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Mô tả cắt ngang, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống được thực hiện trên 371 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Kỹ thuật phát vấn đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi được cấu trúc.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Qua phân tích có 64,7% học sinh và 55% phụ huynh có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe răng miệng; có 13,7% học sinh và 28,6% phụ huynh thực hành đúng về chăm sóc sức khỏe răng miệng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học sinh và phụ huynh có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe răng miệng còn khá thấp, nguyên nhân chủ yếu là do chưa được hướng dẫn tốt, chưa được tiếp cận sâu nguồn kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng. Do đó, cần tăng cường giáo dục nha khoa trong trường học, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về chăm sóc răng miệng cho học sinh và cho cộng đồng nói chung.</p> Thạch Thắng, Phan Thanh Hòa, Nguyễn Văn Trung Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2845 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700 50. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TRẨM CẢM Ở HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2846 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh cuối cấp trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 541 học sinh khối 9, cấp trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội từ ngày 1/12/2023 đến 30/5/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 58,4% học sinh có trầm cảm ở các mức độ: mức độ tối thiểu (26,1%), mức độ nhẹ (13,9%), mức độ trung bình (10,5%), mức độ nặng (7,9%). Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ mắc trầm cảm là: giới tính, áp lực học tập, bị bắt nạt vật lý, bị bắt nạt trực tuyến, nghiện sử dụng điện thoại (p &lt; 0,01).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có 58,4% học sinh cuối cấp trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội mắc trầm cảm ở các mức độ. Các giải pháp nên tập trung vào các yếu tố: áp lực học tập, bị bắt nạt vật lý, bị bắt nạt trực tuyến, nghiện sử dụng điện thoại ở học sinh.</p> Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Hồng Minh Copyright (c) 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2846 T4, 09 Th07 2025 00:00:00 +0700