Tạp chí Y học Cộng đồng https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd <p>Demo</p> Vietnam Institute of Community Health vi-VN Tạp chí Y học Cộng đồng 2354-0613 1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN MẮC TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 3 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2434 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đến khám và điều GERD tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 3.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua hồi cứu dữ liệu được thực hiện trên 192 đơn thuốc/phiếu chỉ định không dùng thuốc của bệnh nhân mắc GERD đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 3 từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Bệnh nhân nữ chiếm đa số (60,9%), tuổi trung vị mắc GERD ở nữ giới là 40,0 (31,5-57,0), cao hơn có ý nghĩa so với nam giới 35,0 (29,0-48,0), p = 0,009. Đa số nữ giới mắc GERD có BMI ở mức bình thường (73,5%), nam giới thừa cân (38,7%) và béo phì (29,3%) mắc GERD nhiều hơn, p = 0,001. Huyết áp trung vị của nam mắc GERD 125,0 (118,0-136,0) mmHg cao hơn nữ mắc GERD 120,0 (108,0-128,0) mmHg, p = 0,001. Hầu hết những bệnh nhân mắc GERD đều có các triệu chứng y học cổ truyền (77,1%) và y học hiện đại (93,2%). Triệu chứng đắng miệng thường gặp ở người lớn tuổi (13,8%), đầy bụng và buồn nôn - nôn thường thấy ở người trẻ hơn. Viêm dạ dày tá tràng là bệnh đi kèm thường gặp trong số những người mắc GERD (24%).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Có sự phân hóa về tuổi, BMI, huyết áp, bệnh đồng mắc của người mắc GERD theo giới tính và sự phân hóa về triệu chứng GERD theo các nhóm tuổi.</p> Trương Hoàng Nhã Khuyên Lê Thị Hồng Ngọc Bùi Thị Yến Nhi Trần Hòa An Tô Lý Cường Trần Quang Tú Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2434 2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BÊNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2435 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng theo y học hiện đại và y học cổ truyền của bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. <strong>&nbsp;</strong></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Thống kê mô tả cắt ngang trên 93 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024.</p> <p><strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Độ tuổi trung là 51,2 ± 14,54 tuổi; tỉ lệ nam/nữ là 1/1,16; điểmVAS trung bình là 5,62 ± 1,33 điểm; 100% bệnh nhân có đau và hạn chế tầm vận động cột sống thắt lưng; trên phim cộng hưởng từ cho thấy mức độ thoát vị chủ yếu là phồng đĩa đệm (84,9%) và thoát vị đĩa đệm (43%). Thể thoát vị ra sau chiếm tỉ lệ cao nhất (97,8%). Theo y học cổ truyền, 100% bệnh nhân thuộc lý chứng, 98,9% bệnh nhân hư trung hiệp thực, bệnh thiên hàn nhiều hơn thiên nhiệt. Thể huyết ứ chiếm tỉ lệ cao nhất (45,2%).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng chẩn đoán, điều trị, lượng giá bệnh theo hướng đông tây y kết hợp.</p> Trịnh Quỳnh Nga Nguyễn Thị Như Quỳnh Nguyễn Thị Hoa Lê Thị Thanh Nhạn Trần Ích Quân Lê Ngọc Bích Sơn Nguyễn Trường Nam Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2435 3. LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH BIẾN THỂ CYP4F2*3 VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2436 <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Phân tích mối liên quan giữa đa hình gen <em>CYP4F2*3</em> và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân đột quỵ não.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 105 người bệnh trên 18 tuổi được chẩn đoán đột quỵ não tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021.</p> <p><strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Tỉ lệ kiểu gen GG, GA và AA tương tự nhau ở cả 2 giới nam và nữ (p &gt; 0,05). Trong 8 bệnh nhân có Glasgow dưới 8 điểm thì có đến 4 bệnh nhân mang kiểu gen đồng hợp biến dị (AA), 2 bệnh nhân mang kiểu gen dị hợp (GA) và 2 bệnh nhân mang kiểu gen đồng hợp kiểu dại (GG), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,01). 4 bệnh nhân có thang NIHSS trên 15 điểm, 2 bệnh nhân có các thang điểm còn lại là từ 1-6 điểm và 7-15 điểm (p &lt; 0,01). 4 bệnh nhân bị liệt hoàn toàn, 3 bệnh nhân liệt nặng và 1 bệnh nhân liệt nhẹ.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Không có mối liên quan giữa kiểu gen với phân loại đột quỵ và giới tính; sự xuất hiện của kiểu gen đồng hợp biến dị có mối liên quan với mức độ nặng của đột quỵ theo thang điểm Glasgow, thang điểm NIHSS và tình trạng liệt.</p> Nguyễn Tiến Dũng Phạm Thị Thùy Nguyễn Thanh Thủy Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2436 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY KÍN MÂM CHÀY CÓ TỔN THƯƠNG CỘT SAU BẰNG NẸP VÍT https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2437 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nẹp vít trong điều trị gãy kín mâm chày có tổn thương cột sau.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu loạt ca mô tả cắt ngang, tiến hành trên 45 bệnh nhân gãy kín mâm chày có tổn thương cột sau tại 3 bệnh viện từ tháng 1/2019 đến tháng 1/2020. Kết quả phẫu thuật được đánh giá sau 3 tháng và 6 tháng về khả năng phục hồi giải phẫu và chức năng chi theo tiêu chí Rasmussen.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tất cả bệnh nhân đều liền xương, không có biến chứng mạch, thần kinh và chỉ có 1 trường hợp nhiễm trùng nông. Điểm Rasmussen về giải phẫu và chức năng cho kết quả rất tốt hoặc tốt trong hơn 90% trường hợp. Biên độ vận động và độ vững khớp gối cải thiện đáng kể.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Việc áp dụng phân loại 3 cột dựa trên hình chụp CT scan và mổ trực tiếp vào cột sau mang lại kết quả giải phẫu và chức năng tích cực trong điều trị gãy mâm chày có tổn thương cột sau. Cách tiếp cận này nên được xem xét để điều trị gãy mâm chày một cách tối ưu.</p> Cao Thỉ Đặng Văn Đại Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2437 5. NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG NẶNG THÌ MỘT ĐẶT DỤNG CỤ KÉO HALO VÀ THÌ HAI NẮN CHỈNH, HÀN XƯƠNG https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2438 <p>hàn xương trong một thì duy nhất, điều này dẫn đến một cuộc mổ kéo dài, tiềm ẩn nhiều biến chứng chu phẫu, đặt ra một thách thức rất lớn cho phẫu thuật viên và cả bác sĩ gây mê. Việc kéo nắn bằng khung Halo sau phẫu thuật thì một làm lỏng lẻo cột sống, đặt dụng cụ, theo sau một phẫu thuật thì hai nắn chỉnh, hàn xương nổi lên như một phương pháp điều trị thay thế hữu hiệu.</p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nhân ca lâm sàng, đánh giá hiệu quả của phương pháp phẫu thuật hai thì đối với gù vẹo cột sống nặng.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Thu thập dữ liệu bệnh nhân trước mổ: mức độ nặng, chức năng hô hấp; đánh giá trong mổ từng thì: thời gian mổ, lượng máu mất, thay đổi điện sinh lý thần kinh trong mổ; kết quả sau mổ: hình ảnh X quang, kết quả lâm sàng.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Bệnh nhân nữ, 14 tuổi, gù vẹo nặng cột sống với góc vẹo 94 độ và góc gù 61 độ, kèm hội chứng Von Recklinghausen, được áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật hai thì. Phẫu thuật thì một kéo dài 245 phút với cắt mấu khớp dưới, đặt ốc chân cung; đặt Halo kéo tạ đến 12 kg trong 17 ngày. Phẫu thuật thì hai kéo dài 190 phút với cắt xương cột sau, nắn chỉnh cố định thanh dọc và hàn xương. Sóng điện sinh lý thần kinh ổn định suốt cả hai thì mổ.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Trường hợp gù vẹo nặng cột sống được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hai thì đem lại những kết quả về lâm sàng và hình ảnh học tương đối khả quan, cùng tỉ lệ biến chứng tối thiểu, là một phương pháp điều trị hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi bệnh nhân trong thời gian dài hơn để có những đánh giá tổng quan hơn về hiệu quả của phương pháp điều trị này.</p> Võ Quang Đình Nam Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2438 6. NẮN KÍN VÀ CỐ ĐỊNH BẰNG VÍT XỐP TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG GÓT - BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2439 <p><strong>Giới thiệu:</strong> Gãy xương gót thấu khớp là loại tổn thương quan trọng do ảnh hưởng lớn đến chức năng cổ chân và hoạt động sinh hoạt hằng ngày, do đó thường được can thiệp phẫu thuật. Ổ gãy có thể được nắn bằng kỹ thuật Essex-Lopresti, sau đó cố định bằng nhiều loại dụng cụ khác nhau. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả điều trị bằng phương pháp nắn kín theo Essex-Lopresti và cố định bằng vít xốp.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Đây là một nghiên cứu mô tả tiến cứu. 33 bệnh nhân (38 trường hợp gãy xương gót) được điều trị bằng phương pháp này đã tham gia nghiên cứu. Góc Bohler và góc Gissane được đo trước và sau phẫu thuật. Ngoài ra, chức năng, tiến trình lành xương và các biến chứng cũng được đánh giá.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tất cả bệnh nhân đều đạt được giá trị bình thường của góc Bohler và góc Gissane sau mổ. Chức năng cổ chân, được đánh giá qua thang điểm AOFAS và MFS, đạt mức tốt đến rất tốt ở đa số trường hợp, với điểm số đều vượt quá 80 trên cả 2 thang đánh giá.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nắn kín theo phương pháp Essex-Lopresti kết hợp cố định bằng vít xốp là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả đối với các trường hợp gãy xương gót trong khớp</p> Cao Thỉ Lê Tấn Thạnh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2439 7. THEO DÕI KẾT THÚC ĐIỀU TRỊ BẰNG THANH TĂNG TRƯỞNG TRUYỀN THỐNG TRONG VẸO CỘT SỐNG KHỞI PHÁT SỚM Ở TUỔI THIẾU NHI https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2440 <p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Phương pháp thanh tăng trưởng truyền thống được xem là điều trị tiêu chuẩn đối với bệnh lý vẹo cột sống khởi phát sớm, kéo dài thanh tăng trưởng định kì đến tuổi trưởng thành. Điều trị tiếp theo sau khi đã kết thúc điều trị tăng trưởng vẫn chưa thống nhất.</p> <p><strong>Mục tiêu: </strong>Theo dõi, đánh giá khả năng duy trì sự nắn chỉnh biến dạng, tăng trưởng cột sống và các biến chứng trên các bệnh nhân sau khi kết thúc điều trị tăng trưởng.</p> <p><strong>Phương phá</strong><strong>p nghi</strong><strong>ên cứu: </strong>Hồi cứu mô tả các trường hợp kết thúc điều trị bằng thanh tăng trưởng truyền thống trong vẹo cột sống khởi phát sớm ở tuổi thiếu nhi từ 2010 đến 3/2025 tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>8 bệnh nhân (3 nam, 5 nữ) được điều trị bằng phương pháp thanh tăng trưởng truyền thống đã kết thúc điều trị: 2 bệnh nhân hàn xương lần cuối, 6 bệnh nhân tiếp tục theo dõi và không tháo dụng cụ. Tuổi trung bình khi kết thúc điều trị là 12 tuổi 10 tháng, thời gian theo dõi trung bình 18,3 tháng. Nguyên nhân vẹo cột sống: 2 bẩm sinh, 5 vô căn, 1 trong hội chứng Von Recklinghausen. Vị trí đường cong chính: 7 đường cong ngực, 1 trường hợp 2 đường cong. Các chỉ số đánh giá nắn chỉnh trước phẫu thuật, tại thời điểm kết thúc tăng trưởng và tại thời điểm khảo sát lần lượt là: góc Cobb 78<sup>o</sup>; 36,8<sup>o</sup> và 34,6<sup>o</sup>; cân bằng thân trên mặt phẳng trán (C7 plump line) 22,6; 19,8 và 16,3mm; chỉ số SVA 21,6; 13,9 và 19,8 mm; đoạn cột sống T1-S1 23,5; 30,5 và 32 cm.</p> <p><strong>Kết luậ</strong><strong>n: </strong>Theo dõi tiếp tục sau khi kết thúc điều trị tăng trưởng là hết sức cần thiết; với những bệnh nhân duy trì sự nắn chỉnh, cân bằng thân tốt có thể tiếp tục theo dõi mà không lấy dụng cụ, và với các bệnh nhân biến dạng xấu, hoặc biến dạng tiến triển, xảy ra biến chứng có thể tháo dụng cụ, kết hợp nắn chỉnh hàn xương lần cuối.</p> Võ Quang Đình Nam Nguyễn Hoàng Trung Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2440 8. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở THAI PHỤ ĐẾN KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2441 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Xác định một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ đến khám thai và làm hồ sơ dự sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang trên 284 thai phụ đến khám thai và làm hồ sơ dự sinh từ ngày 1/8/2024 đến 30/9/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ thai phụ thiếu máu thiếu sắt là 9,85%. Tỉ lệ thai phụ có con lần 2 (14,14%) có tình trạng thiếu máu thiếu sắt nhiều hơn một cách có ý nghĩa so với thai phụ con so (10%). Có 11,19% thai phụ ăn uống bình thường và 11,53% thai phụ ăn uống ít hơn bình thường có tình trạng thiếu máu thiếu sắt nhiều hơn một cách có ý nghĩa so với thai phụ ăn tăng lên trong thai kỳ (7,82%).</p> <p><strong><em>Kết luận:</em></strong> Các yếu tố liên quan bao gồm bổ sung sắt không đầy đủ, có con lần 2, chế độ ăn uống của thai phụ là các yếu tố làm tăng thêm tình trạng thiếu máu thiếu sắt thai kỳ. Do đó, cần tăng cường các biện pháp can thiệp và giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ mang thai để giảm tình trạng thiếu máu trong cộng đồng này.</p> Nguyễn Đức Tú Vũ Đình Nam Bùi Cộng Sự Nguyễn Đức Thịnh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2441 9. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ IVF BẰNG PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG NHẸ TRÊN NHÓM PHỤ NỮ DỰ TRỮ BUỒNG TRỨNG KÉM TẠI TRUNG TÂM IVF BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2442 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả của phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ trên nhóm phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém tại Trung tâm IVF Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc từ 1/1/2024 đến 30/11/2024 và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả của phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ trên nhóm phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém tại địa điểm và thời gian trên.</p> <p><strong>Phương</strong><strong> pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu hồi cứu, dựa vào bệnh án nghiên cứu của bệnh nhân.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng phác đồ kích thích nhẹ ở những người dự trữ buồng trứng kém có độ tuổi trung bình 37,7 tuổi với tổng liều FSH trung bình sử dụng chỉ 401,6 IU trong tổng số ngày kích thích buồng trứng trung bình 8,8 ngày, thu được số lượng noãn trung bình 2,2 noãn, tỉ lệ noãn trưởng thành 87,36%, tỉ lệ thụ tinh 84,4%. Mỗi lần chuyển trung bình 1,1 phôi. Kết quả thu được tỉ lệ đậu thai 29,45%, tỉ lệ thai làm tổ 21,4%, thai lâm sàng 22,7%, thai sinh hóa 6,7%. Quá trình kích thích buồng trứng không ghi nhận trường hợp nào phải dừng chu kỳ do nang noãn không phát triển và không có trường hợp nào gặp quá kích buồng trứng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Với tỉ lệ thành công hợp lý, phác đồ kích thích nhẹ cung cấp một giải pháp thay thế hấp dẫn cho nhóm đối tượng giảm dự trữ buồng trứng so với các phác đồ IVF thông thường, hiệu quả đem lại tốt, với số ngày kích thích buồng trứng hợp lý và đặc biệt là sử dụng rất ít FSH ngoại sinh để kích thích buồng trứng, từ đó chi phí điều trị thấp.</p> Phạm Thị Thùy Dương Nguyễn Hồng Hạnh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2442 10. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ ĐẠI THÀNH VÀ XÃ TÂN THÀNH, THÀNH PHỐ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2443 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả kiến thức phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Đại Thành và xã Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang có phân tích, khảo sát kiến thức phòng chống bệnh tay chân miệng của 416 bà mẹ có con dưới 5 tuổi, thường trú tại xã Đại Thành và xã Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang trong thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 6/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>99% bà mẹ đã từng nghe nói về bệnh tay chân miệng. Tỉ lệ bà mẹ biết các triệu chứng của bệnh gồm sốt nhẹ (97,4%); nổi bỏng nước to khoảng đầu đũa, màu xám, đỏ ở vùng gối, lòng bàn tay, bàn chân (79,1%); mệt mỏi (77,2%)… Có 96,2% bà mẹ biết bệnh tay chân miệng là nguy hiểm; 66,3% hiểu nguyên nhân gây bệnh là virus. Chỉ có 40,1% biết bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và 54,8% biết chưa có vắc-xin phòng bệnh. Tỉ lệ bà mẹ biết bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa (86,1%), đồ chơi bị nhiễm virus (74,8%), sử dụng nguồn nước bị nhiễm virus (29,1%)…</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Các bà mẹ trong nghiên cứu có kiến thức chung về phòng chống bệnh tay chân miệng chiếm tỉ lệ 79,1%. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, cập nhật kiến thức phòng chống bệnh tay chân miệng cho cộng đồng tốt hơn nhằm góp phần giảm tỉ lệ mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.</p> Nguyễn Văn Lành Nguyễn Thanh Bình Nguyễn Kim Khánh Tiên Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2443 11. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM TIÊM CHỦNG, TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2444 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tiêm chủng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 419 trẻ dưới 24 tháng tuổi và bà mẹ của trẻ tại Phòng khám tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai năm 2025.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của trẻ dưới 24 tháng tuổi lần lượt là 3,3%; 5,7% và 4,3%. Có mối liên quan giữa các thể suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của trẻ với các yếu tố: BMI của mẹ trước khi mang thai dưới 18,5 kg/m<sup>2</sup>, cân nặng sơ sinh của trẻ dưới 2500g, tuổi thai khi sinh ≤ 37 tuần và thời điểm bắt đầu ăn bổ sung của trẻ trước 6 tháng tuổi (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Những trẻ sinh non, cân nặng sơ sinh thấp, có mẹ SDD trước khi mang thai và ăn dặm sớm có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn các trẻ khác. Do đó, cần tăng cường tư vấn dinh dưỡng, theo dõi và chăm sóc thai nhi cho các bà mẹ, khuyến khích các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và hướng dẫn ăn bổ sung hợp lý.</p> Lê Thị Xuân Phạm Văn Phú Đào Ngọc Bích Trần Văn Vui Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2444 12. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO MÁU CUỐNG RỐN Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2445 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm tế bào máu cuống rốn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến đặc điểm tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 58 trẻ sơ sinh tại Khoa Phụ sản và Đơn vị Nhi sơ sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, thời gian từ tháng 3/2024 đến tháng 12/2024.&nbsp;</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ trẻ nam/nữ là 1,32/1. Trẻ đủ tháng chiếm 51,7%, trẻ có cân nặng thấp chiếm 37,9%. Đặc điểm tế bào máu cuống rốn trẻ sơ sinh có trung vị số lượng bạch cầu là 12,32 (9,44-15,18) G/l; bạch cầu đa nhân trung tính là 5,43 (39,44-55,01) G/l; số lượng hồng cầu là 4,29 (4,07-4,49) T/l; nồng độ hemoglobin là 154,00 (142,50-161,00) g/l; số lượng tiểu cầu là 231,20 (172,80-281,30) G/l. Trẻ sơ sinh non tháng có số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính máu cuống rốn thấp hơn so với nhóm sơ sinh đủ tháng (p &lt; 0,05). &nbsp;rẻ sơ sinh có cân nặng &lt; 2500 gam có số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính thấp hơn so với nhóm trẻ sơ sinh ≥ 2500 gam (p &lt; 0,05). Trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh có số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính máu cuống rốn thấp hơn so với nhóm trẻ khỏe mạnh (p &lt; 0,05). Mẹ bị thiếu máu có hematocrit máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh thấp hơn nhóm trẻ có mẹ khỏe mạnh (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận</strong><strong><em>: </em></strong>Tuổi thai, cân nặng lúc sinh, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý của trẻ và mẹ có ảnh hưởng đến chỉ số tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh.</p> Nguyễn Thị Thanh Bình Nguyễn Thị Như Ngọc Phạm Thị Hà Trang Trần Việt Trung Phạm Thị Hoài Trần Thị Kim Hoa Somdet Inthavongsa Lê Bình Phương Nguyên Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2445 13. THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2025 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2447 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên năm 2025 và phân tích một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 600 trẻ dưới 5 tuổi và mẹ của trẻ tại 4 xã thuộc huyện Văn Giang, từ tháng 1-2 năm 2025. Thông tin thu thập qua việc đo nhân trắc của trẻ kết hợp bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.</p> <p><strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Tỉ lệ suy dinh dưỡng chung của trẻ là 19,5%, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 3,2%, thể thấp còi 14% và thể gầy còm 5,5%. Suy dinh dưỡng của trẻ có liên quan có ý nghĩa thống kê với chiều cao của mẹ, số cân tăng của mẹ trong quá trình mang thai, cân nặng trẻ lúc sinh, tuổi thai lúc sinh (p &lt; 0,05). Mẹ của trẻ cần chú trọng dinh dưỡng thai kỳ và khám thai định kỳ để con có một thai kỳ khỏe mạnh.</p> Ngô Thị Đào Thắm Ngô Thị Thu Hiền Khương Văn Duy Nguyễn Phương Anh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2447 14. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2464 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định thực trạng kiến thức về phòng, chống bệnh sởi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Điều tra mô tả cắt ngang trên 400 bà mẹ tham gia nghiên cứu về kiến thức phòng, chống bệnh sởi. Số liệu thu thập được làm sạch và xử lý thông tin trước khi bắt đầu phân tích bằng các phần mềm Epidata 6.1 và SPSS 26.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kiến thức về phòng, chống bệnh sởi của đối tượng nghiên cứu bao gồm: nguyên nhân gây bệnh sởi do virus (49%); nguồn lây truyền bệnh qua đường hô hấp (44,5%), qua tiếp xúc với người mắc sởi (22,3%); dấu hiệu phát hiện bệnh nhân sởi là sốt (35,3%); không biết biến chứng của bệnh sởi (49,3%); dự phòng bệnh sởi&nbsp;bằng cách tiêm vắc-xin sởi (69,8%); tiếp cận được thông tin về phòng, chống bệnh sởi (85,3%); kiến thức chung về phòng, chống bệnh sởi đạt chiếm 47%, kiến thức chung không đạt chiếm 53%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Thực trạng các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có kiến thức chung về phòng, chống bệnh sởi đạt chiếm 47%, không đạt chiếm 53%. Tỉ lệ có kiến thức chung đạt tuy chưa cao, nhưng cũng đã được nâng lên so với trước.</p> Nguyễn Văn Lành Nguyễn Thanh Bình Nguyễn Kim Khánh Tiên Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2464 15. MỨC ĐỘ CƯỜI HỞ LỢI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2449 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng cười hở lợi và một số nguyên nhân ở nhóm người bệnh đến khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương và Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội năm 2023.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 người bệnh có nụ cười hở lợi khi cười tối đa, độ tuổi 18-35, không có dị tật vùng hàm mặt. Số liệu được thu thập thông qua khám lâm sàng, chụp ảnh, quan sát đối tượng nghiên cứu và phân tích trên phần mềm SPSS.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Cung cười thẳng chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là cung cười song song và ít nhất là cung cười đảo ngược. Độ lộ răng cửa hàm trên ở tư thế nghỉ tăng có ý nghĩa thống kê và có mối tương quan tuyến tính thuận chiều mức độ trung bình với cười hở lợi. Người cười hở lợi có chiều cao thân răng cửa giữa hàm trên giảm 0,93 mm, chiều cao nhân trung giảm 1,67 mm và môi trên di động khi cười tối đa tăng 1,5 mm so với giới hạn di động bình thường. Môi trên di động quá mức khi cười là đặc điểm chiếm tỉ lệ cao nhất (75%). Có 30% đối tượng cười hở lợi do ít nhất 2 nguyên nhân, 5% đối tượng có sự kết hợp cả 3 nguyên nhân.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Những người bệnh có nụ cười hở lợi cần được tiếp tục phân tích ảnh, vẽ phim, phân tích phim sọ nghiêng để có phương pháp điều trị thích hợp.</p> Chu Thị Quỳnh Hương Hà Phương Linh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2449 16. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG NẸP VÍT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA 115 NGHỆ AN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2450 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng gãy xương hàm dưới và đánh giá kết quả điều trị bước đầu gãy xương hàm dưới bằng nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tất cả bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương hàm dưới và điều trị bằng nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An từ tháng 5/2023 đến tháng 4/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong số 32 bệnh nhân gãy xương hàm dưới được chẩn đoán và điều trị, tỉ lệ nam/nữ là 3/1, nhóm tuổi thường gặp nhất là 19-39 (56,3%). Nguyên nhân hay gặp nhất là do tai nạn giao thông, chiếm 93,7%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở gãy xương hàm dưới là sưng nề tụ máu (100%), đau (100%), há miệng hạn chế (100%). Tỉ lệ gãy xương hàm dưới cao nhất là gãy 1 đường (56,3%), vị trí hay gặp nhất là gãy vùng cằm (37,8%). Cả 32 trường hợp điều trị gãy xương hàm dưới bằng hệ thống nẹp vít và đánh giá kết quả có 29 trường hợp cho kết quả tốt, 3 trường hợp kết quả khá sau 3 tháng điều trị.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nguyên nhân gãy xương hàm dưới thường gặp nhất là tai nạn giao thông, chủ yếu ở nam giới, lứa tuổi thường gặp nhất là 19-39 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở gãy xương hàm dưới là sưng nề tụ máu, đau, há miệng hạn chế. Tỉ lệ gãy xương hàm dưới 1 đường là cao nhất, vị trí hay gặp nhất là vùng cằm. Kết quả theo dõi sau phẫu thuật 3 tháng, đa số bệnh nhân phục hồi tốt về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.</p> Nguyễn Thị Cẩm Tú Nguyễn Sỹ Hải Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2450 17. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM NỤ CƯỜI VÀ PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2451 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả mối liên quan giữa đặc điểm nụ cười và các loại khớp cắn theo phân loại Angle ở ​​sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022.</p> <p><strong>Phương pháp</strong><strong>:</strong> Thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên 96 sinh viên, độ tuổi 18-20. Số liệu được thu thập thông qua khám lâm sàng, chụp ảnh, quan sát đối tượng nghiên cứu và phân tích trên phần mềm SPSS.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Chiều cao đường cong môi trên nhóm khớp cắn loại II lớn hơn nhóm khớp cắn loại I và loại III. Chiều cao nụ cười và độ rộng miệng có kết quả tương đương nhau giữa các loại khớp cắn; khớp cắn răng nanh loại II có tỉ lệ đường cười cao lớn nhất; nhóm khớp cắn răng nanh loại III có tỉ lệ đường cười thấp cao nhất.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có mối liên quan giữa đặc điểm nụ cười và phân loại khớp cắn theo Angle ở ​​sinh viên năm thứ nhất; cần có nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn.</p> Chu Thị Quỳnh Hương Lưu Văn Tường Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2451 18. TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG KHÍ NHÂN TẠO LÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ HỌC PHỔI VÀ OXY MÁU TRONG TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT MẠCH VÀNH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2453 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá tác động của thông khí nhân tạo lên một số chỉ số cơ học phổi và oxy máu trong tuần hoàn ngoài cơ thể ở bệnh nhân phẫu thuật mạch vành.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu lâm sàng, tiến cứu, có nhóm đối chứng trên các bệnh nhân bệnh lý mạch vành có chỉ định phẫu thuật bắc cầu chủ - vành đơn thuần tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2023.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Thông khí nhân tạo bảo vệ phổi trong khi chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể cải thiện chỉ số oxy hóa máu của bệnh nhân phẫu thuật mạch vành. Nhóm bệnh nhân được thông khí nhân tạo bảo vệ phổi trong khi chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể có chỉ số PaO<sub>2</sub>/FiO<sub>2</sub> ở thời điểm sau tuần hoàn ngoài cơ thể và sau khi về hồi sức (lần lượt là 356,3 ± 29,9 và 344,9 ± 38,56) cao hơn nhóm không thông khí nhân tạo (chỉ số PaO<sub>2</sub>/FiO<sub>2</sub> lần lượt là 342,9 ± 28,44 và 326,9 ± 35,34) (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Thông khí nhân tạo bảo vệ phổi trong khi chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể cải thiện chỉ số oxy hóa máu cho bệnh nhân phẫu thuật mạch vành có tuần hoàn ngoài cơ thể.</p> Lê Minh Phong Vũ Hồng Nam Huỳnh Trung Cang Trần Anh Đức Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2453 19. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN NGƯỜI BỆNH HỆ NGOẠI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2020 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2454 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh hệ ngoại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu 350 hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp và Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng trong khoảng thời gian từ 1/5/2020 đến 31/7/2020.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Người bệnh nam chiếm 56,3%; nhóm tuổi trên 60 chiếm 44,3%. Trung bình thời gian nằm viện là 10,7 ngày. Nhóm kháng sinh được dùng phổ biến nhất là Cephalosporin thế hệ 3 (87,4%), kế đến là 5-nitro Imidazole (46,9%). Đa số sử dụng kháng sinh theo đường tĩnh mạch (84,5%). Tỉ lệ người bệnh dùng kháng sinh phối hợp 2 loại là 44,6%, trong đó chủ yếu là Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp Metronidazol. Thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài trên 7 ngày chiếm 44,3%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện còn một số bất cập, phổ biến tình trạng dùng kháng sinh dài ngày và phối hợp nhiều loại kháng sinh. Cần rà soát quy định quản lý sử dụng kháng sinh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ kháng thuốc và tiết kiệm chi phí.</p> Hà Anh Đức Phạm Thế Dũng Nguyễn Thị Hoài Thu Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2454 20. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2455 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 200 người bệnh từ 18 tuổi trở lên đã được chẩn đoán xác định mắc bệnh tăng huyết áp và đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Loại trừ những người bệnh tăng huyết áp chưa phải điều trị bằng thuốc, người bệnh không đủ khả năng hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nam/nữ là như nhau. Nhóm tuổi thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp là từ 60 tuổi trở lên (85,5%), nhưng cũng đang có xu hướng trẻ hóa (độ tuổi từ 18-39 tuổi chiếm 3,5%). Đối tượng nghiên cứu chủ yếu sống tại khu vực thành thị, trình độ học vấn cao, có thu nhập ổn định. Tỉ lệ thừa cân béo phì cao (52,5%), tỉ lệ sử dụng rượu bia và thuốc lá còn đáng kể, lần lượt là 39% và 37%. Có 55% người bệnh đã điều trị bằng thuốc hơn 10 năm, 81,5% có mắc các bệnh lý khác và 44,5% sử dụng trên 3 loại thuốc/ngày. Nhóm tuân thủ điều trị thuốc tăng huyết áp chiếm 43%, trong đó tỉ lệ tuân thủ điều trị tốt và trung bình chỉ chiếm tỉ lệ lần lượt là 9% và 34%, tỉ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị còn cao, chiếm tới 57%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỉ lệ tuân thủ điều trị thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông còn thấp, với hơn một nửa người bệnh không tuân thủ. Các yếu tố như tuổi cao, trình độ học vấn thấp, đa bệnh lý và phác đồ điều trị phức tạp có thể ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ. Cần có các biện pháp can thiệp phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.</p> Nguyễn Thị Định Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2455 21. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - BẾN TRE NĂM 2019 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2456 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre từ 1/1/2019 đến 30/9/2019.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ hồ sơ bệnh án của người bệnh phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre&nbsp; từ 1/1/2019 đến 30/9/2019. Các thông tin thu thập gồm loại kháng sinh, phác đồ phối hợp, đường dùng, và thời điểm sử dụng liều đầu tiên.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tổng cộng 2722 lượt sử dụng kháng sinh được ghi nhận. Amoxicillin/Sulbactam chiếm tỉ lệ cao nhất (28,6%), tiếp theo là Metronidazol (27,6%) và Ceftezol (19,1%). Phác đồ đơn kháng sinh chiếm 50,5% tổng số lượt, chủ yếu là Penicillin kết hợp UC β-lactamase (63,3%). Về đường dùng, tiêm tĩnh mạch chiếm ưu thế với 60,7% số lượt. Tuy nhiên, thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng chưa hợp lý, chỉ 3,2% người bệnh được dùng liều đầu trong vòng 120 phút trước rạch da; 66,1% được sử dụng sau phẫu thuật trong vòng 1 giờ.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Việc sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre còn nhiều bất cập, đặc biệt về lựa chọn kháng sinh và thời điểm sử dụng. Cần thiết lập hướng dẫn nội viện về sử dụng kháng sinh dự phòng nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ và giảm nguy cơ kháng thuốc.</p> Huỳnh Trung Cang Bùi Tùng Hiệp Trần Anh Đức Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2456 22. MACRO-HORMON- THÁCH THỨC TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2457 <p>1. Macro hormon là các dạng hormone có kích thước lớn hơn bình thường do liên kết với các protein huyết thanh hoặc các thành phần khác. <strong>Macro hormon</strong> thường không có hoặc có rất ít hoạt tính sinh học. Do trọng lượng phân tử cao, các macro hormon không được đào thải hiệu quả qua đường thận nên có thể tăng cao trong máu mặc dù ít có hoạt tính sinh học. Ngoài ra hormon trong máu cũng có thể cao bất thường do nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như: sự kết hợp với kháng thể dị loài, sự ảnh hưởng của thuốc hoặc phản ứng chéo với một số chất khác.</p> <p>2. Các Macro hormone thường gặp nhất là: macroprolactin, macro TSH, macro ACTH, macro HCG. Việc tăng giả tạo các hormon có thể khiến bác sĩ lâm sàng chẩn đoán hoặc điều trị sai. Vì vậy việc phân biệt tình trạng macro hormon và tăng hormon thật là cần thiết.</p> <p>3. Các phương pháp kỹ thuật phát hiện macro- hormon bao gồm: kỹ thuật polyethylen glycol (PEG), kỹ thuật sắc lọc gel, điện di và phương pháp siêu lọc. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, phương pháp PEG là phương pháp được lựa chọn phổ biến nhất hiện nay.</p> Vũ Thị Hương Nguyễn Tổng Thống Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2457 23. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG DỰ BÁO TÉ NGÃ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2458 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ và nguy cơ té ngã, đánh giá vai trò của biến thiên tần số tim, SpO<sub>2</sub> và bảng câu hỏi trong dự báo té ngã người bệnh cao tuổi điều trị ngoại trú.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ tháng 4/2023 đến tháng 6/2024. Nghiên cứu thu thập mẫu thuận tiện với 244 người bệnh ngoại trú từ đủ 60 tuổi trở lên tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Trong lần thăm khám đầu tiên, các bệnh nhân được thăm khám, đánh giá nguy cơ té ngã bằng bảng 12 câu hỏi của CDC/STEADI, đo các chỉ số biến thiên tần số tim bằng máy Kyto HRM 2511B. Tình trạng té ngã sẽ được ghi nhận trong lần thăm khám tiếp theo.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kết quả cho thấy bảng 12 câu hỏi của CDC/STEADI có khả năng đánh giá dự báo té ngã có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,01). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa huyết áp tâm trương, BMI, tấn số tim, HRV của 2 nhóm té ngã và nhóm không té ngã. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa SpO<sub>2</sub> ở những bệnh té ngã so với bệnh nhân không té ngã.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Người bệnh nhóm nguy cơ cao có khả năng té ngã lớn hơn so với nhóm nguy cơ thấp. Huyết áp tâm trương, BMI, biến thiên tần số tim có thể dự đoán khả năng té ngã. Chỉ số SpO<sub>2</sub> không có vai trò trong việc đánh giá nguy cơ té ngã. Việc sử dụng các thông số này có thể giúp bác sĩ can thiệp kịp thời để giảm nguy cơ té ngã.</p> Lương Thị Ánh Ngọc Vòng Tình Nam Phạm Xuân Thế Nguyễn Hữu Đức Minh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2458 24. KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI BIÊN ĐỘ VẬN ĐỘNG KHỚP CỔ, KHỚP VAI VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN SAU KHI VẬN ĐỘNG KHỚP CỔ, KHỚP VAI VỚI SỐ LẦN KHÁC NHAU TRÊN NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2459 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu này nhằm khảo sát sự thay đổi biên độ vận động khớp cổ, khớp vai và tác dụng không mong muốn sau khi tập động tác vận động khớp cổ và vận động khớp vai với số lần khác nhau trong y học cổ truyền trên người bệnh thoái hóa đốt sống cổ.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 11/2023 đến tháng 5/2024. Mẫu gồm 120 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có tiền căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Bệnh nghề nghiệp. Những bệnh nhân này được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các bài tập khớp cho cổ và vai với số lần lặp lại khác nhau. ROM sẽ được đo bằng hệ thống quang trắc tích hợp AI được chuẩn hóa được thiết kế cho mục đích đánh giá.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Nhóm thực hiện các bài tập khớp cổ 3 lần và các bài tập khớp vai 3 lần không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm thực hiện các bài tập khớp cổ 3 lần và các bài tập khớp vai 5 lần. Nhóm thực hiện các bài tập khớp cổ 5 lần và các bài tập khớp vai 3 lần không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với những người thực hiện các bài tập khớp cổ 5 lần và các bài tập khớp vai 5 lần. Số người bệnh có tác dụng không mong muốn ít nhất ở nhóm vận động khớp cổ 3 lần và vận động khớp vai 3 lần.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Vận động khớp cổ và khớp vai 3 lần mỗi lần cho ít tác dụng không mong muốn, do đó có thể được khuyến nghị bắt đầu cho những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ.</p> Võ Trọng Tuân Lương Thị Ánh Ngọc Nguyễn Hữu Đức Minh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2459 25. DỊCH TỄ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2020-2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2460 <p><strong>Mục t</strong><strong>iêu:</strong> Xác định các đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến phân độ bệnh sốt xuất huyết Dengue như nơi cư trú, nhóm tuổi, giới tính, đến cơ sở y tế sau khi phát hiện bệnh, thừa cân - béo phì tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2024.</p> <p><strong>P</strong><strong>hương pháp nghiên cứu: </strong>Truy xuất dữ liệu từ phần mềm quản lý các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, thu được 6382 trẻ đáp ứng tiêu chí để phân tích tỉ lệ mắc, phân độ và xác định mối liên quan qua hồi quy logistic.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nam giới có tỉ lệ mắc sởi cao hơn nữ (57,54% so với 42,46%), trẻ ở nông thôn chiếm 70,87% so với 29,13% ở thành thị. Nhóm tuổi 6-15 chiếm 52,1% ca bệnh; 53,02% đến cơ sở y tế sau phát bệnh ≥ 3 ngày. Về phân độ, sốt xuất huyết Dengue cảnh báo và nặng, người bệnh ở nông thôn có tỉ lệ cao hơn (6,04% so với 5,16%, ORHC = 1,44), thừa cân - béo phì (11,89% so với 5,05%, ORHC = 3,49). Tỉ lệ sốt xuất huyết Dengue cảnh báo và nặng cao ở trẻ dưới 1 tuổi (14,91%), trong khi các nhóm tuổi còn lại không có sự khác biệt. Thời gian nhập viện muộn làm tăng nguy cơ có phân độ nặng (ORHC = 2,36). Số ca mắc bắt đầu tăng từ tháng 5 và đạt đỉnh vào tháng 8.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Các yếu tố như &nbsp;nơi cư trú, nhóm tuổi nhỏ, thời gian nhập viện và tình trạng thừa cân, béo phì có liên quan rõ rệt đến tỉ lệ mắc và phân độ sốt xuất huyết Dengue. Nghiên cứu nhấn mạnh cần tăng cường cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế, đặc biệt tại khu vực nông thôn, để kiểm soát hiệu quả bệnh sốt xuất huyết Dengue, nhất là trong những tháng mùa mưa.</p> Huỳnh Ngọc Linh Đinh Hoàng Nhớ Ngô Quốc Thống Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2460 26. THỰC TRẠNG NHIỄM AFLATOXIN B1 TRONG GẠO VÀ SẢN PHẨM TỪ GẠO Ở CẦN THƠ, NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2461 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả thực trạng nhiễm Aflatoxin B1 trong trong gạo và sản phẩm từ gạo, mẫu được lấy tại các chợ dân sinh ở thành phố Cần Thơ tháng 12/2024.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Tổng số 130 mẫu gạo và sản phẩm từ gạo đã được phân tích để định lượng Aflatoxin B1. Phân tích độc tố nấm mốc bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng detector huỳnh quang. Kết quả được đánh giá theo QCVN số 8-1:2011/BYT.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Nồng độ trung bình của Aflatoxin B1 trong gạo đã chế biến là 1,28 µg/kg; sản phẩm từ gạo đã chế biến là 1,27 µg/kg; gạo phải sơ chế trước khi sử dụng là 4,27 µg/kg. Kết quả chỉ ra rằng 78,5% mẫu nhiễm độc tố nấm mốc và có 15,4% mẫu là vượt giới hạn tối đa cho phép.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Có 15,4% mẫu gạo và sản phẩm từ gạo lấy tại các chợ dân sinh tại thành phố Cần Thơ năm 2024 có nồng độ Aflatoxin B1 vượt giới hạn cho phép.</p> Nguyễn Đình Lâm Nguyễn Văn Chuyên Nguyễn Văn Ba Chu Đức Tiến Tạ Quang Thành Trần Việt Hà Cao Thị Hồng Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2461 27. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HỮU HÒA, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2462 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả kiến thức, thái độ của người dân về phòng, chống tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật đối với sức khỏe con người tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 200 người dân từ 18 tuổi trở lên từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 35,5% người dân có kiến thức đạt và 30,5% người dân có thái độ tích cực về phòng, chống tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật đối với sức khỏe. Trong nghiên cứu này, thái độ về phòng, chống tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,05) với trình độ học vấn; kiến thức chung đạt về phòng, chống tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật với sức khỏe; biết ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật với môi trường; biết làm gì khi bị phơi nhiễm với hóa chất bảo vệ thực vật; biết các đường xâm nhập của hóa chất bảo vệ thực vật vào cơ thể.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nhìn chung, kiến thức và thái độ tích cực của người dân về phòng, chống tác hại hóa chất bảo vệ thực vật đối với sức khỏe còn thấp. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự cần thiết phải đào tạo, tập huấn đề người dân quan tâm đến việc sử dụng đúng và an toàn về hóa chất bảo vệ thực vật nhằm giảm tối đa các mối nguy cho sức khỏe và môi trường.</p> Lương Thị Phương Lan Vũ Ngọc Hà Nguyễn Ngọc Nghĩa Phùng Thị Hoa Quỳnh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2462 28. MỨC ĐỘ VĂN HÓA SỨC KHỎE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI MẮC TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2463 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ văn hóa sức khỏe và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi mắc tăng huyết áp tại Bệnh viện C Đà Nẵng năm 2019.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với cỡ mẫu 513 người cao tuổi mắc tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Điểm văn hóa sức khỏe chung ở mức 25,3 ± 5,9; tỉ lệ hạn chế về văn hóa sức khỏe chiếm 91,8%. Một số yếu tố liên quan đến văn hóa sức khỏe là tuổi, trình độ học vấn, bệnh mạn tính mắc kèm và tình trạng sức khỏe hiện tại (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỉ lệ hạn chế về văn hóa sức khỏe của người cao tuổi mắc tăng huyết áp trên địa bàn nghiên cứu ở mức cao. Tuổi cao, trình độ học vấn thấp, có mắc bệnh mạn tính đi kèm và sức khỏe hiện tại kém là những mối liên quan thuận đến văn hóa sức khỏe của người cao tuổi.</p> Đặng Thị Nhạn Nguyễn Thị Đóa Phạm Thị Mai Nguyễn Thị Út Tâm Trần Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Cẩm Vân Trần Thị Minh Sương Ngô Thị Hồng Lĩnh Ngô Thị Tuyết Trần Anh Quốc Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2463 29. THỰC TRẠNG NHIỄM PATULIN TRONG THỰC PHẨM Ở CẦN THƠ, THÁNG 12 NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2465 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả thực trạng nhiễm Patulin trong nước quả ép và sản phẩm từ quả được lấy tại các chợ dân sinh ở thành phố Cần Thơ tháng 12/2024.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Tổng số 160 mẫu nước quả ép và sản phẩm từ quả đã được phân tích để định lượng Patulin. Phân tích độc tố nấm mốc bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng detector UV. Kết quả được đánh giá theo QCVN số 8-1:2011/BYT.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Nồng độ trung bình của Patulin trong nước quả ép, nước quả ép cô đặc là 24,9 µg/kg; đồ uống có cồn, rượu táo, đồ uống lên men từ táo là 22,72 µg/kg; sản phẩm từ táo (phần thịt quả), mứt táo sử dụng làm thực phẩm là 9,02 µg/kg; nước táo ép, sản phẩm từ táo dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi là 5,13 µg/kg. Kết quả chỉ ra rằng 56,25% mẫu nhiễm độc tố nấm mốc và có 14,4% mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Có 14,4% mẫu nước quả ép và sản phẩm từ quả lấy tại các chợ dân sinh tại thành phố Cần Thơ năm 2024 có nồng độ Patulin vượt giới hạn cho phép.</p> Nguyễn Đình Lâm Nguyễn Văn Chuyên Nguyễn Văn Ba Chu Đức Tiến Tạ Quang Thành Trần Việt Hà Cao Thị Hồng Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2465 30. TÁC DỤNG GIẢM SƯNG NỀ, BẦM TÍM CỦA CHẾ PHẨM DEHEMA TRÊN MÔ HÌNH CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2466 <p>DEHEMA là chế phẩm được xây dựng từ bài thuốc cổ phương của y học cổ truyền, điều trị tình trạng đau, sưng nề, bầm tím sau chấn thương.</p> <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Đánh giá tác dụng giảm sưng nề, bầm tím của chế phẩm DEHEMA trên mô hình chấn thương phần mềm.</p> <p><strong>Phương pháp: </strong>Thỏ được gây chấn thương phần mềm ở tai, điều trị bằng 2 liều DEHEMA (6 ml/kg/ngày hoặc 12 ml/kg/ngày) hoặc Celecoxib 24 mg/kg/ngày liên tục trong 10 ngày. Quan sát tổn thương trên tai thỏ, đo độ dày tai thỏ và diện tích tổn thương.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>DEHEMA cả hai liều có tác dụng làm phục hồi tổn thương nhanh hơn, giảm bầm tím, sung huyết so với lô mô hình; giảm độ dày và diện tích vùng tổn thương trên thỏ so với lô mô hình có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm sau 3-7 ngày (p &lt; 0,05) và không khác biệt so với lô uống Celecoxib (p &gt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>DEHEMA có tác dụng làm giảm sưng nề, bầm tím trên mô hình gây chấn thương phần mềm.</p> Nguyễn Anh Tuấn Nguyễn Thị Kim Ngọc Cao Thị Huyền Trang Phạm Thị Bích Ngọc Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2466 31. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2467 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm của người bệnh viêm quanh khớp vai điều trị tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2024.</p> <p><strong>P</strong><strong>hương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Chọn mẫu thuận tiện, thu thập toàn bộ người bệnh được chẩn đoán viêm quanh khớp vai trong thời gian nghiên cứu.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Viêm quanh khớp vai gặp nhiều hơn ở nữ giới (67,1%), lứa tuổi gặp nhiều nhất là 50-69 tuổi (72,9%), đa số mắc bệnh tại một bên (84,7%), thời gian mắc bệnh thường từ 3-6 tuần (41,2%). Mức độ đau theo VAS thường là mức độ nhẹ (68,2%). Tổn thương thường gặp là: viêm bao gân cơ nhị đầu (76,5%), viêm gân cơ trên gai (54,1%), tụ dịch bao thanh dịch mỏm cùng vai (67,1%). Lâm sàng y học hiện đại thường gặp thể đơn thuần (78,8%), thể đông cứng (11,8%). Thể bệnh theo y học cổ truyền: hàn thấp (45,9%), can thận hư kiêm phong hàn thấp (37,6%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Viêm quanh khớp vai thường mắc bệnh một bên, gặp nhiều ở nữ giới tuổi trung niên. Thể bệnh thường gặp là thể đơn thuần theo y học hiện đại và hàn thấp theo y học cổ truyền.</p> Nguyễn Tiến Chung Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2467 32. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XÔNG THUỐC KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT VÀ ĐIỆN CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2468 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá tác dụng của phương pháp xông thuốc bằng bài thuốc Chỉ thống thang 103 kết hợp xoa bóp bấm huyệt và điện châm trên bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Tiến cứu có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đơn thuần, điều trị ngoại trú tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sau 15 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có mức độ đau theo thang điểm VAS được cải thiện, điểm VAS trung bình giảm từ 5,20 ± 1,7 xuống 0,5 ± 1,4 (p &lt; 0,05); mức độ hoạt động khớp theo thang điểm EFA trung bình tăng từ 7,73 ± 1,01 điểm lên 15,67 ± 1,17 (p &lt; 0,05). Chưa ghi nhận các tác dụng không mong muốn.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Phương pháp xông thuốc bằng bài thuốc Chỉ thống thang 103 kết hợp xoa bóp bấm huyệt và điện châm có hiệu quả điều trị rõ rệt trên bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.</p> Nguyễn Thanh Hà Tuấn Trần Phương Huyền Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2468 33. TÁC DỤNG HỖ TRỢ HẠ SỐT CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ ÁP TRÊN BỆNH NHI SỐT VIRUS https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2469 <p>sốt virus.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, có đối chứng. 60 bệnh nhi được chia làm 2 nhóm bằng nhau: nhóm nghiên cứu điều trị bằng nhĩ áp và phác đồ nền, nhóm chứng điều trị bằng phác đồ nền.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sau điều trị, thời gian sốt trung bình ở nhóm nghiên cứu là 31,31 ± 24,61 (giờ), thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,05). Giảm số lần dùng thuốc hạ sốt, ở nhóm nghiên cứu là 3,85 ± 2,01 (lần), thấp hơn nhóm chứng là 5,82 ± 2,51 (lần) với p &lt; 0,05. Phương pháp nhĩ áp không gây tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Phương pháp nhĩ áp có tác dụng hỗ trợ hạ sốt trên bệnh nhi sốt virus và không gây tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng.</p> Nguyễn Trung Anh Nguyễn Kim Ngọc Trần Thị Thu Thủy Cao Thị Huyền Trang Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2469 34. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2470 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm và thể bệnh y học cổ truyền của người bệnh loãng xương điều trị tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2024.</p> <p><strong>P</strong><strong>hương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu toàn thể, thu thập được 265 người bệnh chẩn đoán loãng xương.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Người bệnh loãng xương chủ yếu là nữ giới (90,2%), nhóm trên 60 tuổi chiếm 68,7%, bệnh lý kèm theo thường gặp là đau thần kinh tọa, đau vùng cổ gáy và thoái hóa khớp gối. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là: đau lưng (80%), chuột rút (32,1%), nhức mỏi trong xương (55,1%), 79,2% người bệnh quá cân. Thể trạng người bệnh theo y học cổ truyền: thận tinh hư tổn (24,9%), thận dương hư nhược (12,9%), đàm thấp cốt tý (12,9%) và thận âm hư suy (14,7%). 21,5% người bệnh có mật độ xương (T-score) &lt;-3,5 theo phương pháp DEXA.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Loãng xương gặp nhiều ở nữ giới, tuổi trên 60, thể trạng theo y học cổ truyền gặp nhiều nhất tại thời điểm vào viện là thận hư và đàm thấp.</p> Nguyễn Tiến Chung Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2470 35. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC “KIÊN THỐNG THANG 103” KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ THỦY CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2471 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Kiên thống thang 103” kết hợp điện châm và thủy châm trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ.</p> <p><strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị, có đối chứng trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ, điều trị tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sau 15 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có sự cải thiện rõ rệt về các chỉ số VAS, tầm vận động cột sống cổ và chỉ số NDI so với trước điều trị (p &lt; 0,05); mức độ cải thiện của các chỉ số này ở nhóm nghiên cứu cao hơn và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Bài thuốc “Kiên thống thang 103” kết hợp điện châm và thủy châm có hiệu quả điều trị tốt trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ.</p> Nguyễn Thanh Hà Tuấn Cao Hồng Duyên Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2471 36. LO ÂU VÀ TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI BỊ SUY GIẢM THÍNH LỰC ĐỘT NGỘT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2472 <p>thính lực đột ngột tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2024 và phân tích một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 101 người người cao tuổi có suy giảm thính lực đột ngột tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp từ tháng 8/2024 đến tháng 12/2024. Đánh giá mức độ lo âu của người cao tuổi dựa trên thang đo Zung. Trầm cảm được đánh giá bằng thang điểm DASS-21.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỉ lệ lo âu nhẹ và trầm cảm lần lượt là 12,9% và 26,7%. Bên ù tai liên quan đến lo lâu ở người cao tuổi có suy thính lực đột ngột (p &lt; 0,05). Tình trạng hôn nhân có liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân suy giảm thính lực đột ngột (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Mức độ lo âu và trầm cảm ở người cao tuổi có suy thính lực đột ngột cao. Do đó cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bớt lo âu sau khi bị suy giảm thính lực đột ngột.</p> Nguyễn Quang Hùng Nguyễn Quang Đạo Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2472 37. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CUNG CẤP DỊCH VỤ QUẢN LÝ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU WHO-SARA NĂM 2018 VÀ 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2473 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá sự thay đổi sẵn sàng cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 và 2024.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng dữ liệu WHO-SARA 2018 và 2024 tại 141 trạm y tế. Phân tích hồi quy tuyến tính tổng quát đánh giá sự thay đổi theo thời gian và giữa các khu vực.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỉ lệ trạm y tế đạt mức sẵn sàng ≥ 70% giảm đối với tăng huyết áp (46,8% năm 2018, 30,5% năm 2024) và đái tháo đường (9,2% năm 2018, 5,0% năm 2024). Mức sẵn sàng tăng huyết áp giảm tại đô thị và nông thôn nhưng tăng nhẹ ở miền núi (F = 6,7, p &lt; 0,05). Mức sẵn sàng đái tháo đường giảm ở cả 3 khu vực (F = 15,7, p &lt; 0,001). Thuốc điều trị giảm mạnh tại đô thị đối với tăng huyết áp (F = 145,1, p &lt; 0,001) và đái tháo đường (F = 4,8, p &lt; 0,05), trong khi nông thôn có cải thiện thuốc đái tháo đường. Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường giảm đáng kể, trái ngược với đào tạo và hướng dẫn chuyên môn tăng ở cả 3 khu vực.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Thuốc điều trị là tiêu chí có sự sụt giảm nghiêm trọng nhất. Cần ưu tiên đảm bảo thuốc và xét nghiệm tại tuyến y tế cơ sở, đồng thời tiếp tục đầu tư bền vững vào đào tạo chuyên môn.</p> Nguyễn Minh Tâm Lê Hồ Thị Quỳnh Anh Vũ Đức Toàn Dương Quang Tuấn Trần Bình Thắng Trần Kiên Hảo Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2473 38. TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA LAO PHỔI - LAO HIV KHÁNG THUỐC, BỆNH VIỆN PHỔI TỈNH SƠN LA NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2474 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu mô tả trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại Khoa Lao phổi - Lao HIV kháng thuốc, Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La năm 2024 và xác định một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng:</strong> 150 bệnh nhân nội trú tại Khoa Lao phổi - Lao HIV kháng thuốc, Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La trong thời gian từ tháng 1/2024 đến tháng 9/2024.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Thiết kế mô tả cắt ngang. Dữ liệu thu thập thông qua bộ công cụ đánh giá trải nghiệm bệnh nhân của Cơ quan Nghiên cứu chất lượng Y tế Mỹ.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Phần lớn bệnh nhân có trải nghiệm tích cực với dịch vụ y tế. Cụ thể, 97,33% hài lòng với chăm sóc của bác sĩ, 94,67% đánh giá cao dịch vụ của điều dưỡng, 94,67% hài lòng với môi trường bệnh viện, và 92,67% hiểu rõ về chăm sóc sau ra viện. Một số yếu tố như bảo hiểm y tế, trình độ học vấn và thời gian nằm viện có ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm của người bệnh.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Chất lượng dịch vụ tại Khoa Lao phổi - Lao HIV kháng thuốc, Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La được đánh giá cao. Tuy nhiên, cần tiếp tục cải thiện giáo dục sức khỏe, nâng cấp môi trường bệnh viện và tối ưu hóa quy trình chăm sóc để nâng cao hơn nữa trải nghiệm bệnh nhân.</p> Ngô Quốc Huy Nguyễn Hữu Thắng Lê Thị Loan Cao Thị Ngọc Anh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2474 39. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÀ TĨNH NĂM 2023 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2475 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố liên quan đến trải nghiệm tích cực của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh năm 2023.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 238 người bệnh nội trú tại 5 khoa/bộ phận của bệnh viện từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2023. Công cụ thu thập dữ liệu dựa trên bộ công cụ đánh giá&nbsp;trải nghiệm người bệnh. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 23.0 với hồi quy logistic.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 79,61% người bệnh có trải nghiệm tích cực. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với trải nghiệm người bệnh gồm có sử dụng bảo hiểm y tế (OR = 3,66; 95%CI: 1,26-10,65), điều trị lần đầu (OR = 2,99; 95%CI: 1,5-5,93) và tình trạng sức khỏe khi xuất viện (OR = 4,00; 95%CI: 0,96-16,60).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Trải nghiệm người bệnh tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh đạt mức tích cực khá cao. Tuy nhiên, cần tập trung cải thiện trải nghiệm cho nhóm người bệnh điều trị lần đầu, không sử dụng bảo hiểm y tế và người bệnh xuất viện trong tình trạng chưa ổn định.</p> Nguyễn Thị Hoài Thu Hà Anh Đức Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2475 40. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÌNH THUẬN NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2476 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Bình Thuận năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang (hồi cứu số liệu) từ các kế hoạch, báo cáo về nhân lực của Trường Cao đẳng Bình Thuận trong năm 2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kết quả cho thấy trường có 280 nhân sự, ngoài biên chế chiếm 25%. Đề án vị trí việc làm chưa thực hiện theo kế hoạch, thiếu 38 viên chức theo chức danh nghề nghiệp. Vị trí chưa được bổ nhiệm đầy đủ thiếu 5 Phó trưởng khoa, phòng, trung tâm; thiếu 1 Trưởng khoa, phòng, trung tâm. Năng lực của đội ngũ nhà giáo, viên chức, người lao động đạt mức khá tốt với nhóm năng lực kỹ năng 3,83 ± 0,63 điểm, năng lực kiến thức 3,97 ± 0,53 điểm và phẩm chất 4,3 ± 0,59 điểm.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Số lượng viên chức theo Đề án vị trí việc làm còn thiếu, chưa bổ nhiệm đủ các vị trí quản lý. Các nhóm năng lực chỉ đạt mức khá tốt. Cần tăng cường hơn nữa các chính sách, hoạt động nhằm đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bên cạnh đó rất cần sự phối kết hợp chặt chẽ giữa trường và các cấp quản lý.</p> Nguyễn Thị Sáu Hồ Đắc Thoàn Nguyễn Tấn Tự Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2476 41. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ Ở TRẠM Y TẾ XÃ: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2477 <p>Chuyển đổi số đang l&agrave; xu hướng tất yếu hiện nay tr&ecirc;n thế giới cũng như ở nước ta trong mọi lĩnh vực của đời sống x&atilde; hội, trong đ&oacute; c&oacute; lĩnh vực y tế, đặc biệt l&agrave; tại c&aacute;c trạm y tế x&atilde;, nơi trực tiếp chăm s&oacute;c sức khỏe nh&acirc;n d&acirc;n. Trạm y tế x&atilde; đ&atilde; t&iacute;ch cực, chủ động trong chuyển đổi số c&aacute;c hoạt động y tế trong thời gian qua v&agrave; đ&atilde; đạt được những kết quả ban đầu: c&oacute; đầy đủ cơ sở ph&aacute;p l&yacute; cho ứng dụng c&ocirc;ng nghệ th&ocirc;ng tin theo đề &aacute;n 06/CP của Ch&iacute;nh phủ, 100% trạm y tế x&atilde; c&oacute; từ 2 m&aacute;y t&iacute;nh trở l&ecirc;n, 100% x&atilde; đ&atilde; triển khai phần mềm thực hiện 18 chương tr&igrave;nh y tế, 100% trạm y tế x&atilde; kết nối li&ecirc;n th&ocirc;ng với phần mềm của bảo hiểm y tế, song c&ograve;n 6 hạn chế sau (6 kh&ocirc;ng): 1. Kh&ocirc;ng đồng bộ hạ tầng c&ocirc;ng nghệ th&ocirc;ng tin, 2. Kh&ocirc;ng đồng bộ phần mềm, 3. Kh&ocirc;ng đồng bộ hệ thống th&ocirc;ng tin y tế (HIS), 4. Kh&ocirc;ng kết nối li&ecirc;n th&ocirc;ng dữ liệu y tế, 5. Kh&ocirc;ng thống nhất thuật ngữ y học cho m&aacute;y t&iacute;nh, 6. Kh&ocirc;ng đủ kiến thức v&agrave; kỹ năng thực h&agrave;nh ứng dụng phần mềm trong hoạt động chuy&ecirc;n m&ocirc;n của nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế tại trạm y tế x&atilde; huyện H, tỉnh T. Đề t&agrave;i đ&atilde; x&aacute;c định được một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số tại c&aacute;c trạm y tế x&atilde;.</p> Đào Văn Dũng Trần Quốc Thắng Nguyễn Đình Căn Hoàng Bình Yên Nguyễn Hồng Việt Phạm Hồng Hà Đào Thị Lan Hương Nguyễn Thị Mai Phương Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2477 42. TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ KHÁM TAI MŨI HỌNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VÀ KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2478 <p><strong>Mục ti&ecirc;u: </strong>Nghi&ecirc;n cứu nhằm đ&aacute;nh gi&aacute; trải nghiệm của người bệnh v&agrave; người nh&agrave; khi kh&aacute;m tai mũi họng tại Ph&ograve;ng kh&aacute;m Đa khoa v&agrave; Kh&aacute;m bệnh nghề nghiệp.</p> <p><strong>Đối tượng v&agrave; phương ph&aacute;p: </strong>Nghi&ecirc;n cứu m&ocirc; tả cắt ngang được tiến h&agrave;nh tr&ecirc;n 242 người bệnh v&agrave; người nh&agrave; l&agrave; những người tr&ecirc;n 18 tuổi đ&atilde; kh&aacute;m tai mũi họng tại ph&ograve;ng kh&aacute;m trong năm 2024. Bộ c&ocirc;ng cụ được sử dụng dựa tr&ecirc;n bộ c&ocirc;ng cụ SOPEQ của Eliza Lai-Yi Wong v&agrave; cộng sự (2014), sau khi được chỉnh sửa v&agrave; bổ sung để ph&ugrave; hợp với đặc điểm thực tế của ph&ograve;ng kh&aacute;m. Bộ c&acirc;u hỏi bao gồm 10 yếu tố v&agrave; 44 tiểu mục, độ tin cậy qua chỉ số Cronbach&rsquo;s alpha đạt 0,962.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Đối tượng nghi&ecirc;n cứu chiếm 55,4% l&agrave; nam, khoảng c&aacute;ch từ nh&agrave; đến ph&ograve;ng kh&aacute;m dưới 5 km chiếm 77,4%. Trải nghiệm t&iacute;ch cực chung của đối tượng nghi&ecirc;n cứu đạt 94,2%, trong đ&oacute; trải nghiệm trong qu&aacute; tr&igrave;nh thăm kh&aacute;m đạt mức cao nhất (96,5%), trong khi trải nghiệm khi rời khỏi ph&ograve;ng kh&aacute;m thấp nhất (90,9%). Tỉ lệ người tham gia sẵn s&agrave;ng quay lại hoặc giới thiệu cho người th&acirc;n l&agrave; 95%.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Cần c&oacute; giải ph&aacute;p tiếp tục tăng cường cải thiện trải nghiệm của người bệnh v&agrave; người nh&agrave; tại ph&ograve;ng kh&aacute;m. Đồng thời, nghi&ecirc;n cứu khuyến nghị tiến h&agrave;nh c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu định t&iacute;nh v&agrave; khảo s&aacute;t định kỳ trong tương lai để li&ecirc;n tục đ&aacute;nh gi&aacute; v&agrave; n&acirc;ng cao chất lượng dịch vụ.</p> Nguyễn Hữu Thắng Nguyễn Bích Ngọc Lê Thị Thùy Đoàn Thị Nguyệt Minh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2478 43. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ QUẢN LÝ, HUẤN LUYỆN SỨC KHỎE: THỰC TRẠNG, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2479 <p><strong>Mục ti&ecirc;u:</strong> Sự gia tăng bệnh mạn t&iacute;nh, lối sống &iacute;t vận động v&agrave; nhu cầu chăm s&oacute;c sức khỏe dự ph&ograve;ng đ&atilde; l&agrave;m nổi bật vai tr&ograve; của nghề quản l&yacute; v&agrave; huấn luyện sức khỏe. Nghi&ecirc;n cứu n&agrave;y tổng quan thực trạng ph&aacute;t triển nghề quản l&yacute;, huấn luyện sức khỏe, ph&acirc;n t&iacute;ch vai tr&ograve; trong hệ thống y tế v&agrave; nhận diện th&aacute;ch thức, cơ hội ph&aacute;t triển.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p:</strong> Tổng quan t&agrave;i liệu từ c&aacute;c nguồn khoa học uy t&iacute;n như PubMed, Scopus v&agrave; Google Scholar. C&aacute;c từ kh&oacute;a t&igrave;m kiếm gồm &ldquo;health coaching&rdquo;, &ldquo;well-being&rdquo;, &ldquo;health management&rdquo;, &ldquo;chronic disease prevention&rdquo;, &ldquo;lifestyle intervention&rdquo; v&agrave; &ldquo;behavioral health coaching&rdquo; nhằm đảm bảo phạm vi nghi&ecirc;n cứu to&agrave;n diện.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nghề quản l&yacute;, huấn luyện sức khỏe ng&agrave;y c&agrave;ng được c&ocirc;ng nhận nhờ khả năng hỗ trợ thay đổi h&agrave;nh vi sức khỏe, cải thiện quản l&yacute; bệnh mạn t&iacute;nh, n&acirc;ng cao tu&acirc;n thủ điều trị v&agrave; sức khỏe tinh thần. Tuy nhi&ecirc;n, ng&agrave;nh n&agrave;y c&ograve;n đối mặt với th&aacute;ch thức như thiếu ti&ecirc;u chuẩn h&oacute;a trong đ&agrave;o tạo, chưa được t&iacute;ch hợp đầy đủ v&agrave;o hệ thống y tế v&agrave; hạn chế về nhận thức cộng đồng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghề quản l&yacute;, huấn luyện sức khỏe g&oacute;p phần n&acirc;ng cao chất lượng sống v&agrave; đ&oacute;ng vai tr&ograve; quan trọng trong chăm s&oacute;c sức khỏe chủ động. Cần c&oacute; nghi&ecirc;n cứu chuy&ecirc;n s&acirc;u, sự c&ocirc;ng nhận ph&aacute;p l&yacute; v&agrave; cơ chế t&iacute;ch hợp v&agrave;o y tế dự ph&ograve;ng để ph&aacute;t triển bền vững.</p> Trần Bá Kiên Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2479 44. THỰC TRẠNG MÃ HÓA BỆNH TẬT THEO ICD-10 TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2480 <p><strong>Mục ti&ecirc;u:</strong> M&ocirc; tả thực trạng m&atilde; h&oacute;a bệnh tật theo ICD-10 trong hồ sơ bệnh &aacute;n nội tr&uacute; v&agrave; đ&aacute;nh gi&aacute; kiến ​​thức của nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế, đồng thời ph&acirc;n t&iacute;ch c&aacute;c yếu tố li&ecirc;n quan tại Bệnh viện Bưu điện năm 2024.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p:</strong> Nghi&ecirc;n cứu m&ocirc; tả cắt ngang được tiến h&agrave;nh từ th&aacute;ng 12/2024 đến th&aacute;ng 3/2025 tại Bệnh viện Bưu Điện. Tổng số 420 hồ sơ bệnh &aacute;n được chọn bằng phương ph&aacute;p ngẫu nhi&ecirc;n hệ thống v&agrave; khảo s&aacute;t 98 nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế bằng bảng hỏi tự điền.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Chỉ 32,6% hồ sơ bệnh &aacute;n được m&atilde; h&oacute;a bệnh ch&iacute;nh đủ 4 k&yacute; tự, c&ograve;n lại chủ yếu l&agrave; m&atilde; 3 k&yacute; tự. 24,8% hồ sơ bệnh &aacute;n ghi nhận bệnh k&egrave;m, trong đ&oacute; 95,2% được m&atilde; h&oacute;a đầy đủ, 55,8% sử dụng kết hợp m&atilde; 3 v&agrave; 4 k&yacute; tự. Về kiến thức ICD-10, 75,5% nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế đạt y&ecirc;u cầu chung, nhưng chỉ 41,8% hiểu đ&uacute;ng quy định về số k&yacute; tự m&atilde; h&oacute;a. C&aacute;c yếu tố như tr&igrave;nh độ sau đại học, th&acirc;m ni&ecirc;n &ge; 10 năm v&agrave; đ&atilde; được tập huấn ICD-10 c&oacute; mối li&ecirc;n quan với mức độ kiến thức đạt chuẩn.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> C&ocirc;ng t&aacute;c m&atilde; h&oacute;a ICD-10 tại Bệnh viện Bưu Điện c&ograve;n hạn chế về độ chi tiết v&agrave; độ ch&iacute;nh x&aacute;c, chủ yếu do yếu tố con người v&agrave; thiếu đ&agrave;o tạo. Cần tổ chức tập huấn định kỳ, ban h&agrave;nh quy tr&igrave;nh chuẩn, ph&acirc;n c&ocirc;ng c&aacute;n bộ chuy&ecirc;n tr&aacute;ch v&agrave; đầu tư hệ thống hỗ trợ m&atilde; h&oacute;a nhằm n&acirc;ng cao chất lượng quản l&yacute; hồ sơ v&agrave; thanh to&aacute;n bảo hiểm y tế.</p> Phạm Duy Tường Trần Quỳnh Mai Trần Cẩm Tú Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2480 45. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM VẮC-XIN NGỪA HPV Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 18-45 TUỔI TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG CƠ SỞ 2, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2481 <p><strong>Mục ti&ecirc;u: </strong>X&aacute;c định kiến thức, thực h&agrave;nh v&agrave; một số yếu tố li&ecirc;n quan đến việc ti&ecirc;m vắc-xin ngừa HPV ở người trưởng th&agrave;nh tại Ph&ograve;ng Ti&ecirc;m chủng cơ sở 2, Trường Đại học Y H&agrave; Nội năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng v&agrave; phương ph&aacute;p: </strong>Nghi&ecirc;n cứu m&ocirc; tả cắt ngang tr&ecirc;n 299 người từ 18-45 tuổi tại Ph&ograve;ng Ti&ecirc;m chủng cơ sở 2, Trường Đại học Y H&agrave; Nội năm 2024. Nghi&ecirc;n cứu sử dụng bộ c&acirc;u hỏi x&acirc;y dựng dựa tr&ecirc;n hướng dẫn dự ph&ograve;ng HPV của Bộ Y tế v&agrave; tham khảo từ nghi&ecirc;n cứu trước của L&ecirc; Văn Hội năm 2020.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỉ lệ người c&oacute; kiến thức đạt về ti&ecirc;m ph&ograve;ng HPV từ 18-45 tuổi c&ograve;n thấp (24,41%). C&aacute;c đối tượng c&oacute; kiến thức đạt c&oacute; tỉ lệ đ&atilde; ti&ecirc;m vắc-xin chiếm tỉ lệ cao với 79,65% v&agrave; 20,35% ở nh&oacute;m chưa đạt (p = 0,049). Tỉ lệ giới thiệu vắc-xin cho những người kh&aacute;c ở nh&oacute;m đối tượng c&oacute; kiến thức đạt chiếm tỉ lệ 91,78%, so với tỉ lệ 8,22% ở nh&oacute;m chưa đạt (p = 0,008). Nh&oacute;m đối tượng c&oacute; tr&igrave;nh độ học vấn, t&igrave;nh trạng h&ocirc;n nh&acirc;n c&oacute; mối li&ecirc;n quan với kiến thức ti&ecirc;m ph&ograve;ng HPV (p &lt; 0,05). Chưa ghi nhận thấy c&oacute; mối li&ecirc;n quan với tuổi (p = 0,124), nghề nghiệp (p = 0,072) v&agrave; thu nhập (p = 0,238).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Kết quả nghi&ecirc;n cứu cho thấy nh&oacute;m người trưởng th&agrave;nh trong độ tuổi 18-45 chưa c&oacute; đủ kiến thức cần thiết về ti&ecirc;m ph&ograve;ng vắc-xin HPV. Tr&igrave;nh độ học vấn v&agrave; t&igrave;nh trạng h&ocirc;n nh&acirc;n l&agrave; yếu tố ảnh hướng đến kiến thức ti&ecirc;m ph&ograve;ng HPV. Ở nh&oacute;m đối tượng c&oacute; đầy đủ kiến thức cần thiết c&oacute; tỉ lệ ti&ecirc;m vắc-xin đầy đủ hơn nh&oacute;m đối tượng thiếu kiến thức cần thiết.</p> Nguyễn Hữu Thắng Nguyễn Bích Ngọc Hoàng Huyền Vy Lê Hương Giang Hà Thị Hằng Lâm Thị Lan Anh Nguyễn Thị Hải Yến Trịnh Mỹ Định Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2481 46. KHẢO SÁT PHẢN ỨNG KHÔNG MONG MUỐN SAU TIÊM VẮC-XIN PFIZER PHÒNG COVID-19 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG NĂM 2022 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2482 <p><strong>Mục ti&ecirc;u: </strong>M&ocirc; tả một số phản ứng kh&ocirc;ng mong muốn sau ti&ecirc;m vắc-xin Pfizer ph&ograve;ng COVID-19 tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương năm 2022.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p nghi&ecirc;n cứu:</strong> Nghi&ecirc;n cứu cắt ngang m&ocirc; tả một số phản ứng kh&ocirc;ng mong muốn ở những đối tượng đ&atilde; ti&ecirc;m vắc-xin Pfizer ph&ograve;ng COVID-19. Nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu đ&atilde; ph&aacute;t phiếu điều tra 582 vi&ecirc;n chức, người lao động&nbsp; v&agrave; sinh vi&ecirc;n Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đ&atilde; ti&ecirc;m vắc-xin Pfizer ph&ograve;ng COVID-19 v&agrave; ti&ecirc;m đủ 4 mũi.</p> <p><strong>Kết quả nghi&ecirc;n cứu: </strong>Trong tổng số 582 đối tượng nghi&ecirc;n cứu, nữ chiếm 79,1%, độ tuổi chủ yếu từ 18-25 tuổi chiếm 33,5%, c&oacute; tiền sử dị ứng chiếm 16,7%, c&oacute; tiền sử mắc bệnh 15,9%, ti&ecirc;m mũi 1 đau tại vị tr&iacute; ti&ecirc;m 41,9%, sốt chiếm 36,1%, đau đầu 16,5%, đau cơ v&agrave; mỏi người chiếm 18,9%.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Một số phản ứng sau ti&ecirc;m vắc-xin Pfizer ph&ograve;ng COVID-19 phổ biến nhất l&agrave; đau, n&oacute;ng, đỏ ngứa, sưng tại chỗ ti&ecirc;m. Ngo&agrave;i ra, c&oacute; c&aacute;c phản ứng kh&aacute;c như mệt mỏi, đau đầu, ch&oacute;ng mặt, đau cơ, đau khớp, mỏi người, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt.</p> Phạm Thị Cẩm Hưng Phạm Thị Thùy Như Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2482 47. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MẶC BÌNH DƯƠNG NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2483 <p><strong>M</strong><strong>ục ti&ecirc;u</strong><strong>: </strong>Nghi&ecirc;n cứu được thực hiện nhằm m&ocirc; tả thực trạng sức khỏe của người lao động tại C&ocirc;ng ty Cổ phần May mặc B&igrave;nh Dương năm 2024.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p:</strong> Nghi&ecirc;n cứu cắt ngang m&ocirc; tả được thực hiện từ th&aacute;ng 5-10/2024 tr&ecirc;n to&agrave;n bộ 1673 người lao động c&oacute; hồ sơ kh&aacute;m sức khỏe trong năm. Dữ liệu được thu thập hồi cứu từ hồ sơ kh&aacute;m sức khỏe lưu trữ tại c&ocirc;ng ty. T&igrave;nh trạng bệnh tật v&agrave; ph&acirc;n loại sức khỏe theo Quyết định 1613/QĐ-BYT.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ sức khỏe loại I (rất tốt) chỉ đạt 14,9%, trong khi loại IV v&agrave; V (sức khỏe yếu v&agrave; rất yếu) chiếm 13,2%, phần lớn người lao động c&oacute; sức khỏe loại II v&agrave; III (chiếm 71,9%). Nam giới c&oacute; sức khỏe tốt hơn nữ, thể hiện qua tỉ lệ loại I cao hơn (23,8% so với 9%) v&agrave; tỉ lệ loại IV, V thấp hơn (p &lt; 0,05). Nh&oacute;m &ge; 45 tuổi v&agrave; lao động tăng ca c&oacute; nguy cơ sức khỏe k&eacute;m (loại IV, V) cao hơn; v&agrave; ngược lại, nh&oacute;m c&oacute; tr&igrave;nh độ học vấn tr&ecirc;n trung học phổ th&ocirc;ng c&oacute; nguy cơ thấp hơn (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>T&igrave;nh trạng sức khỏe của người lao động c&ograve;n hạn chế, với tỉ lệ sức khỏe yếu (loại IV v&agrave; V) l&agrave; đ&aacute;ng kể. Cần tăng cường c&aacute;c biện ph&aacute;p chăm s&oacute;c, gi&aacute;m s&aacute;t v&agrave; cải thiện điều kiện l&agrave;m việc, đặc biệt cho nh&oacute;m nữ, người lớn tuổi v&agrave; lao động tăng ca.</p> Phạm Nhựt Trọng Lê Nguyễn Hạ Uyên Đinh Văn Quỳnh Nguyễn Duy Phong Lê Đăng Quang Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2483 48. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2025 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2484 <p><strong>Mục ti&ecirc;u: </strong>Nghi&ecirc;n cứu nhằm m&ocirc; tả thực trạng sức khỏe người lao động tại C&ocirc;ng ty Đ&oacute;ng t&agrave;u Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2025</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p: </strong>Nghi&ecirc;n cứu cắt ngang được thực hiện tr&ecirc;n 500 người lao động tại C&ocirc;ng ty Đ&oacute;ng t&agrave;u Hạ Long, từ th&aacute;ng 1 đến th&aacute;ng 2 năm 2025. Th&ocirc;ng tin thu thập qua phỏng vấn, kết hợp hồi cứu kết quả kh&aacute;m sức khỏe định kỳ năm 2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỉ lệ người lao động c&oacute; sức khỏe loại tốt v&agrave; rất tốt l&agrave; 66,2%, trung b&igrave;nh l&agrave; 32,6%, k&eacute;m v&agrave; rất k&eacute;m chỉ chiếm 1,2%. C&aacute;c bệnh thường gặp nhất ở người lao động bao gồm: tai mũi họng (44,8%), mắt (44%), cơ xương khớp (41,6%), răng h&agrave;m mặt (24,8%), h&ocirc; hấp (20%). Tỉ lệ người lao động mắc BNN l&agrave; 22,8%. Tỉ lệ người lao động bị tai nạn thương t&iacute;ch trong 12 th&aacute;ng trở lại đ&acirc;y l&agrave; 13,2%.</p> <p><strong>Khuyến nghị: </strong>Cần tăng cường kiểm so&aacute;t m&ocirc;i trường l&agrave;m việc, cung cấp trang thiết bị bảo hộ v&agrave; thực hiện c&aacute;c biện ph&aacute;p giảm thiểu tiếng ồn, bụi.</p> Lê Văn Huy Ngô Thị Thu Hiền Khương Văn Duy Nguyễn Phương Anh Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2484 49. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TRÊN BỆNH NHÂN CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2486 <p><strong>Mục ti&ecirc;u:</strong> X&aacute;c định tỉ lệ sử dụng biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai v&agrave; khảo s&aacute;t nhu cầu sử dụng biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai sau điều trị tr&ecirc;n bệnh nh&acirc;n chửa ngo&agrave;i tử cung tại Bệnh viện Trung ương Th&aacute;i Nguy&ecirc;n<em>.</em></p> <p><strong>Phương ph&aacute;p</strong><strong>:</strong> Nghi&ecirc;n cứu m&ocirc; tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu tr&ecirc;n 114 bệnh nh&acirc;n được chẩn đo&aacute;n chửa ngo&agrave;i tử cung tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung ương Th&aacute;i Nguy&ecirc;n từ th&aacute;ng 6/2024 đến th&aacute;ng 12/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ bệnh nh&acirc;n c&oacute; sử dụng biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai trong chu k&igrave; kinh cuối l&agrave; 70,4% với biện ph&aacute;p phổ biến nhất l&agrave; bao cao su chiếm tỉ lệ 42%. Sau phẫu thuật, c&oacute; 88,6% bệnh nh&acirc;n lựa chọn sử dụng biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai, bao cao su l&agrave; biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai được lựa chọn nhiều nhất (43,6%), tiếp theo l&agrave; dụng cụ tử cung (23,8%). T&iacute;nh phổ biến v&agrave; gi&aacute; cả l&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n phổ biến lựa chọn biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai sau phẫu thuật. L&yacute; do đổi biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai kh&aacute;c với trước phẫu thuật l&agrave; hiệu quả kh&ocirc;ng cao v&agrave; nhiều t&aacute;c dụng phụ.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỉ lệ sử dụng v&agrave; chấp nhận sử dụng biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai trước v&agrave; sau phẫu thuật cao.</p> Hoàng Thị Ngọc Trâm Bùi Thị Tuyết Nguyễn Thị Hương Trương Văn Vũ Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2486 50. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ Y HỌC GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2487 <p>Mục ti&ecirc;u: M&ocirc; tả thực trạng v&agrave; một số yếu tố li&ecirc;n quan tới kiến thức về y học gia đ&igrave;nh của người d&acirc;n ở th&agrave;nh phố Th&aacute;i Nguy&ecirc;n năm 2024.</p> <p>Phương pháp: Thiết kế nghi&ecirc;n cứu cắt ngang m&ocirc; tả tr&ecirc;n 425 người d&acirc;n sinh sống tr&ecirc;n địa b&agrave;n th&agrave;nh phố Th&aacute;i Nguy&ecirc;n từ th&aacute;ng 1/2024 đến th&aacute;ng 12/2024.</p> <p>Kết quả: Độ tuổi trung b&igrave;nh của đối tượng nghi&ecirc;n cứu l&agrave; 56,7 &plusmn; 18,7 tuổi, nữ giới chiếm tỉ lệ 60,2% cao hơn so với nam giới. Tr&igrave;nh độ học vấn chủ yếu l&agrave; tr&ecirc;n trung học phổ th&ocirc;ng chiếm 70,6%. Kiến thức chung của đối tượng nghi&ecirc;n cứu về y học gia đ&igrave;nh tốt chỉ chiếm 8,2%, c&ograve;n lại l&agrave; kh&ocirc;ng tốt. Nguồn tiếp cận th&ocirc;ng tin phổ biến nhất l&agrave; Internet (80,4%), kh&ocirc;ng c&oacute; đối tượng n&agrave;o nhận th&ocirc;ng tin từ ph&iacute;a nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế. Yếu tố li&ecirc;n quan đến kiến thức về y học gia đ&igrave;nh của đối tượng l&agrave; tr&igrave;nh độ học vấn, nguồn tiếp nhận th&ocirc;ng tin từ b&aacute;o ch&iacute;, Internet, tivi, bạn b&egrave; v&agrave; người th&acirc;n (p &lt; 0,05).</p> <p>Kết luận: Kiến thức về y học gia đ&igrave;nh l&agrave; yếu tố quan trọng v&agrave; cần được quan t&acirc;m bởi ảnh hưởng tới khả năng ph&aacute;t triển, nh&acirc;n rộng của m&ocirc; h&igrave;nh y học gia đ&igrave;nh tại Việt Nam.</p> Phan Duy Nguyên Lương Thị Hương Loan Copyright (c) 2025 2025-05-06 2025-05-06 66 CĐ5-NCKH 10.52163/yhc.v66iCD5.2487