https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/issue/feed Tạp chí Y học Cộng đồng 2024-11-06T00:00:00+07:00 Vietnam Journal of Community Medicine tapchiyhcd@skcd.vn Open Journal Systems <p>Demo</p> https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1557 1. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM NẤM NÔNG BÀN CHÂN Ở TIỂU THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (2022) 2024-10-02T09:25:14+07:00 Dương Thị Khánh Linh Duonglinhna93@gmail.com Lê Trần Anh Duonglinhna93@gmail.com Tăng Xuân Hải Duonglinhna93@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ mắc, các yếu tố có liên quan đến nhiễm nấm nông bàn chân ở tiểu thương trên địa bàn tỉnh Nghệ An.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả tình trạng nhiễm nấm nông bàn chân ở ở 787 tiểu thương tại Nghệ An. Các kỹ thuật xét nghệm được sử dụng là xác hình thể nấm bằng phương pháp soi tươi trong môi trường KOH 20% và nuôi cấy nấm trong môi trường Saboraud với độ pH &lt; 5,5 và có kháng sinh. Xác định hình thể nấm dựa vào khoa định loài.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân là 15,8%, tỷ lệ mắc nấm nông bàn chân tăng dần theo tuổi, trong đó: Tỷ lệ mắc ở các nhóm ≤ 39 tuổi là 5,73%, nhóm 40 – 49 tuổi là 10,65%, nhóm ≥ 50 tuổi là 36,11%. Phân tích tương quan đa biến cho thấy các yếu tố có liên quan với<br>tình trạng nhiễm nấm nông bàn chân gồm: Nhóm tuổi ≥ 50 với [OR = 2,65, 95%CI: 1,70 – 4,13, p &lt; 0,01]; Người làm nghề buôn bán hải sản với [OR = 1,79, 95%CI: 1,04 – 3,08 p &lt; 0,05].</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ nhiễm nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại Nghệ An là 15,5%, có liên quan giữa yếu tố tuổi, nghề buôn bán thủy hải sản với tình trạng nhiễm nấm nông bàn chân</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1558 2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NẤM NÔNG BÀN CHÂN Ở TIỂU THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (2022) 2024-10-02T09:39:02+07:00 Dương Thị Khánh Linh Duonglinhna93@gmail.com Lê Trần Anh Duonglinhna93@gmail.com Tăng Xuân Hải Duonglinhna93@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương trên địa bàn tỉnh Nghệ An.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nấm nấm nông bàn chân ở ở 787 tiểu thương tại Nghệ An.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân ở đối tượng nghiên cứu 15,8% (124/787), Tổng số 124 tổn thương, trong đó có 97 trường hợp tổn thương đơn thuần tại móng, 20 trường hợp tổn thương da. Có 95,2% có triệu chứng lâm sàng thay đổi màu sắc móng, màu vàng (32,3%), màu đen (25,3%). Ngón cái cả 2 chân là vị trí tổn thương thường gặp nhất, ngón cái chân trái là 80,8%, ngón cái chân phải là 70,2%. Tổn thương bờ bên và bờ xa là thể lâm sàng thường gặp nhất với tỷ lệ 84,6%. Dạng tổn thương cơ bản là loạn dưỡng móng (86,5%), ly móng (61,8%). Tại kẽ ngón, tổn thương dạng vết trợt màu trắng mủn nhiều nhất (18/21). Tổn thương da vùng kẽ ngón chiếm (77,8%), vảy da là tổn tương cơ bản của da vùng bàn chân. Tỷ lệ xét nghiệm trực tiếp (+) là 55,56%; nuôi cấy là 100%. Tỷ lệ xét nghiệm trực tiếp móng (+) là 46,2%, bệnh phẩm ở da dương tính 100%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tổn thương lâm sàng chủ yếu thay đổi màu sắc móng, tổn thương da gặp nhiều ở kẽ ngón chân cái. Tỷ lệ (+) bằng xét nghiệm trực tiếp trong KOH 20% là 55,56%, bằng nuôi cấy nấm trong môi trường Saboraud là 100,0%.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1560 3. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH NẤM MIỆNG Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN (2022-2024) 2024-10-02T11:12:15+07:00 Ngũ Thị Thắm ngutham93@gmail.com Vũ Văn Du ngutham93@gmail.com Quế Anh Trâm ngutham93@gmail.com <p><strong>Đề tài:</strong> Nghiên cứu tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.</p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả tình trạng mắc nấm miệng và xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Từ 393 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú và ngoại trú qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cho kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS là 10,7% (42/393). Các yếu tố có liên quan với bệnh nấm miệng qua phân tích tương quan đa biến gồm: Số lần trải răng: [9,057: 1,205- 68,075, p &lt; 0,05]; Đeo răng giả: [15,104:2,840-80,339, p &lt; 0,01]; Bệnh nhân điều trị nội trú: [11,970: 3,855 – 37,145, p &lt; 0,01]; Giai đoạn HIV/AIDS: [8,363: 2,217 – 31,552, p &lt; 0,01].</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ mắc bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS là 10,7%, các yếu tố về vệ sinh răng miệng, giai đoạn HIV/AIDS, đeo răng giả, điều trị nội trú có liên quan với tình trạng nhiễm nấm miệng.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1561 4. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM MIỆNG Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN (2020 -2022) 2024-10-02T12:01:06+07:00 Ngũ Thị Thắm ngutham93@gmail.com Vũ Văn Du ngutham93@gmail.com Quế Anh Trâm ngutham93@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ, thành phần loài nấm miệng bằng hình thái và sinh học phân tử</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả thực nghiệm tại la bô; Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Kỹ thuật nuôi cấy, tăng sinh mẫu nấm dương tính trên môi trường Sabouraud Dextrose Agar; Thử nghiệm huyết thanh; Kỹ thuật nuôi cấy, phân loại bằng môi trường thạch CHROMagar™ Candida (do hãng CHROMagar, Pháp sản xuất); Xác định loài nấm bằng kỹ thuật PCR – RFLP với gen mồi là ITS-1, ITS -4 có sử dụng emzym phân cắt hạn chế MSP-1 và Giải trình tự gen xác định loài nấm.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong 55 chủng phân lập được, kết quả định danh bằng hình thái học: Chủng C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất 65,5% (36/55), tiếp đến là C. tropicalis 12,7%, có tới 10,9%(6/55) chủng Candida spp không xác định được bằng phương pháp hình thái. Kết quả xác định loài bằng phương pháp giải trình tự gen Kết quả định danh bằng giải trình tự là kết quả cuối cùng. Kết quả đã xácđịnh 10 loài nấm, trong đó: C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất 60% (33/55); C. tropicalis 20%(11/55); Các loài khác ít gặp hơn như C. dubliniensis, C. glabrata, C. krusei, C. parapsilosis, C. metapsilosis, Meyerozyma caribbica đều chiếm 1,8%(1/55); C. mesorugosa chiếm 3,6%(2/55). Nghiên cứu này bằng kỹ thuật giải trình tự gen phát hiện được một số&nbsp; loài gây bệnh hiếm gặp như Kodamaea ohmeri 3,6%(2/55), Meyerozyma caribbica 1,8%(1/55).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất khi xác định loài bằng hình thái học và sinh học phân tử 65,5%(36/55) và 60% (33/55), đã phát hiện một số loài hiếm gặp Kodamaea ohmeri 3,6%(2/55), Meyerozyma caribbica 1,8%(1/55).</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1563 5. CAN THIỆP QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CÓ KẾT NỐI Y TẾ TỪ XA CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: MỘT PHÂN TÍCH SWOT 2024-10-02T12:20:40+07:00 Trương Văn Đạt phd2051001@studenthuph.edu.vn Võ Phạm Mi Trang phd2051001@studenthuph.edu.vn Thái Minh Hoàng phd2051001@studenthuph.edu.vn Bùi Văn Nhiều phd2051001@studenthuph.edu.vn Trần Đình Trung phd2051001@studenthuph.edu.vn Phạm Đình Luyến phd2051001@studenthuph.edu.vn Lê Thị Kim Ánh phd2051001@studenthuph.edu.vn <p><strong>Mục tiêu</strong>: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của triển khai can thiệp y tế từ xa trong quản lý điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đường típ 2 tại TTYT quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trong 10/2023 tại TTYT quận Liên Chiểu trên 33 đối tượng là người bệnh đái tháo đường típ 2 ngoại trú được quản lý điều trị tại TTYT và 13 nhân viên y tế tại làm việc tại Khoa Nội và Khoa Y tế công cộng và an toàn vệ sinh thực phẩm.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 46,7 ± 14,2, trong đó nhân viên y tế có độ tuổi trẻ 31,1 ± 8,2 và nữ giới chiếm đa số (63,0%). Dựa trên thang đo Liker từ 1 đến 5, kết quả đánh giá của người bệnh và nhân viên y tế về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức lần lượt là 76,1%, 69,6%, 52,2%, 56,5%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> TTYT quận Liên Chiểu có nhiều điểm mạnh và cơ hội hơn so với điểm yếu, được người bệnh và nhân viên y tế đồng ý cao trong việc triển khai can thiệp y tế từ xa trong quản lý điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đường típ 2. Do đó, tại đây có thể triển khai các hoạt động can thiệp y tế từ xa cho người bệnh đái tháo đường típ 2.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1564 6. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT PLASMODIUM SPP.. TRÊN MUỖI BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ TẠI TÂY NGUYÊN 2024-10-02T12:32:06+07:00 Nguyễn Thị Minh Trinh nguyenminhtrinh1983@gmail.com Lê Ái Quốc nguyenminhtrinh1983@gmail.com Lê Thị Hạnh Diệu nguyenminhtrinh1983@gmail.com Nguyễn Thị Liên Hạnh nguyenminhtrinh1983@gmail.com Nguyễn Xuân Quang nguyenminhtrinh1983@gmail.com Nguyễn Hồng Sang nguyenminhtrinh1983@gmail.com Đỗ Văn Nguyên nguyenminhtrinh1983@gmail.com Nguyễn Thu Hương nguyenminhtrinh1983@gmail.com Nguyễn Xuân Xã nguyenminhtrinh1983@gmail.com Huỳnh Hồng Quang nguyenminhtrinh1983@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định thành phần loài và tỷ lệ nhiễm KSTSR trong cơ thể muỗi bằng kỹ thuật sinh học phân tử tại bốn tỉnh Tây Nguyên.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Muỗi được định loại bằng hình thái theo Bảng định loại của Viện Sốt rét-KST-CTTW (2008), được xác định loài bằng kỹ thuật PCR và xác định KSTSR trong cơ thể muỗi bằng kỹ thuật ddPCR dựa trên vùng gen 18S rRNA.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Số loài <em>Anopheles </em>thu thập tại Kon Tum là 13 loài, bao gồm 2 vector sốt rét chính &nbsp;là <em>An. dirus </em>và <em>An. minimus</em> và hai vector phụ ở vùng đồi núi là <em>An. aconitus </em>và<em> An. maculatus</em><em>. </em>Tỷ lệ này ở Gia Lai là 14 loài <em>Anopheles</em><em>, </em>một vector chính là <em>An. minimus</em> và hai vector phụ<em>; </em>tại Đak Lak là 13 loài, gồm một vector chính là <em>An. dirus </em>và hai vector phụ; tại Đak Nông là 12 loài <em>Anopheles</em>, gồm 2 vector chính là và hai vector phụ. Các vector chính được thu thập bằng các phương pháp: soi gia súc, bẫy màn, bẫy đèn trong nhà và bẫy đèn gia súc. 6/694 mẫu muỗi <em>An. minimus</em> và <em>An. dirus</em> tại 4 tỉnh có mặt KSTSR <em>Plasmodium </em>spp., chiếm tỷ lệ là 0,86%. Tại Kon Tum, 3/196 mẫu có nhiễm KSTSR (2,8%). Tại Gia Lai, 3/190 mẫu có nhiễm KSTSR (1,58%). Tất cả các mẫu muỗi có nhiễm KSTSR đều là muỗi <em>An. minimus</em><em>.</em></p> <p><strong>Kết luận:</strong> Xác định sự có mặt của các vector sốt rét chính (<em>An. dirus</em> và <em>An. minimus</em>) và phụ (<em>An. aconitus </em>và<em> An. maculatus</em><em>)</em> tại bốn tỉnh Tây Nguyên. Kỹ thuật ddPCR đã phát hiện KSTSR <em>Plasmodium</em> spp. trong một tỷ lệ nhỏ các mẫu muỗi, chủ yếu là ở loài <em>An. minimus</em>. Cần tiếp tục giám sát và kiểm soát các vector chính để giảm thiểu nguy cơ lây truyền sốt rét tại khu vực này, đặc biệt là trong bối cảnh các loài muỗi ngày càng thích nghi và thay đổi hành vi.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1567 7. SỰ PHÂN BỐ CÁC CHỈ ĐIỂM CHỈ ĐIỂM GEN LIÊN QUAN KHÁNG THUỐC CỦA Plasmodium falciparum TẠI BỐN TỈNH TÂY NGUYÊN (2019-2021) 2024-10-02T15:34:02+07:00 Nguyễn Thị Minh Trinh nguyenminhtrinh1983@gmail.com Lê Thị Hạnh Diệu nguyenminhtrinh1983@gmail.com Nguyễn Thị Liên Hạnh nguyenminhtrinh1983@gmail.com Nguyễn Thu Hương nguyenminhtrinh1983@gmail.com Nguyễn Xuân Xã nguyenminhtrinh1983@gmail.com Huỳnh Hồng Quang nguyenminhtrinh1983@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định các chỉ điểm phân tử liên quan kháng thuốc trên quần thể <em>P. falciparum</em>&nbsp;tại bốn tỉnh Tây Nguyên</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> DNA tổng số sau khi được tách chiết được sử dụng cho các ky thuật Nested-PCR để xác định 4 loài ký sinh trùng sốt rét; PCR để thu nhận các gen K13, Exonuclease và Pfcrt; giải trình tự các đoạn gen này bằng phương pháp Sanger; và sử dụng realtime-PCR để xác định các biến thể gen plasmepsin2 và Pfmdr1.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu phát hiện tỷ lệ cao đột biến C580Y trong P. falciparum liên quan kháng artemisinin, cùng đột biến E415G trên gen Exonuclease và biến thể plasmepsin2 liên quan kháng piperaquin. Các đột biến Pfcrt như K76T, A220S (liên quan đến kháng chloroquine), F145I (liên quan đến kháng piperaquin), và biến thể Pfmdr1 (liên quan đến kháng mefloquine) cũng được ghi nhận.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu đã xác định được các đột biến gen K13 liên quan đến kháng artemisinin, đột biến E415G trên gen Exonuclease liên quan đến kháng piperaquin, các đột biến trên gen Pfcrt liên quan đến kháng chloroquine, cùng với các biến thể plasmepsin2 và Pfmdr1 liên quan đến kháng piperaquin và mefloquine</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1569 8. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM DA DO DEMODEX SPP. 2024-10-02T16:05:55+07:00 Nguyễn Ngọc Vinh vinh.tmed.vn@gmail.com Đỗ Trung Dũng vinh.tmed.vn@gmail.com Huỳnh Hồng Quang vinh.tmed.vn@gmail.com Nguyễn Thị Thanh Quyên vinh.tmed.vn@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm da do <em>Demodex</em>&nbsp;spp.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong>Thiết kế nghiên cứu ngang mô tả</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tổng số 93 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu, tổn thương cơ bản hay gặp mụn mủ 38 ca (40,9%), ban đỏ, dát đỏ 29 ca (31,2%), vảy da 59 ca (63,4%), sẩn cục 22 ca (23,7%). Triệu chứng lâm sàng viêm da đa dạng gồm ngứa 81 ca (87,1%), châm chích 73 ca (78,5%), kiến bò 78 ca (83,9%), rụng tóc 3 ca (3,2%) và 1 ca rụng lông mi-mày (1,1%). Vị trí thương tổn phần lớn ở da mặt, đầu, cằm, cổ và tai là 84 ca (90,3%), ngực và lưng 7 ca (7,5%), bờ mi mắt 2 ca (2,2%). Thể viêm da dạng trứng cá 45 ca (48,4%), viêm da dầu-sẩn cục 31 ca (33,3%), viêm nang lông dạng vảy phấn 24 ca (25,6%), trứng cá đỏ thể u hạt 8 ca (8,6%). Viêm da mức độ nhẹ và trung bình lần lượt 48 ca (51,6%) và 42 ca&nbsp; (45,2%). Mật độ <em>Demodex</em> spp. từ (&gt;5-&lt;10 con/vi trường) là 75 ca (80,7%), ngưỡng (≥10-&lt;15) là 13 ca (13,9%), ngưỡng (≥15-&lt;20) là 3 ca (3,3%) và ≥ 20 con là 2 ca (2,1%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Triệu chứng lâm sàng và thương tổn cơ bản đa dạng trên bệnh nhân viêm da do <em>Demodex</em> spp., nênbác sỹ cần chẩn đoán phân biệt với các rối loạn da khác.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1571 9. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÁC ĐỒ PHỐI HỢP METRONIDAZOLE-IVERMECTINE TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DO DEMODEX SPP 2024-10-02T17:04:46+07:00 Nguyễn Ngọc Vinh vinh.tmed.vn@gmail.com Đỗ Trung Dũng vinh.tmed.vn@gmail.com Huỳnh Hồng Quang vinh.tmed.vn@gmail.com Nguyễn Thị Thanh Quyên vinh.tmed.vn@gmail.com Nguyễn Đức Chính vinh.tmed.vn@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá hiệu lực phác đồ kết hợp metronidazole với ivermectine (MTZ+IVM) trong điều trị viêm da do <em>Demodex </em>spp.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiên, không đối chứng, đánh giá hiệu lực phác đồ MTZ+IVM trong điều trị viêm da do <em>Demodex</em> spp.</p> <p><strong>Kết quả:</strong>Tổng số 80 bệnh nhân viêm da do <em>Demodex</em> spp. được đưa vào đánh giá hiệu lực thuốc kết hợp MTZ+IVM cho thấy giảm đáng kể các triệu chứng ngứa, châm chích, kiến bò và tổn thương đỏ da, dát đỏ, vảy da sau điều trị 1 và 2 tháng. Mật độ <em>Demodex </em>spp. giảm từ (8,8 ± 4,5) xuống còn (1,5 ± 1,1) và (0,6 ± 0,2) con/vi trường sau 1 và 2 tháng (p &lt; 0,05). Mức độ đáp ứng tốt, trung bình và kém sau điều trị 1 và 2 tháng lần lượt 80,3% và 88,7%; 13,2% và 5,6%; 3,9% và 1,4%. Tỷ lệ không đáp ứng hoặc thất bại điều trị thời điểm sau 1 và 2 tháng lần lượt 2,6% và 4,3%. Một số tác dụng không mong muốn trong 10 ngày đầu gồm ngứa, rát tại thương tổn 2 ca (2,5%), mệt mỏi 6 ca (7,5%), hoa mắt, chóng mặt 2 ca (2,5%), đau bụng 3 ca (3,8%) và buồn nôn 3 ca (3,8%).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Phác đồ phối hợp MTZ + IVM đã cải thiện có ý nghĩa viêm da <em>Demodex</em> spp. lần lượt từ 80,3% và 88,7% sau 1 tháng và 2 tháng.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1573 10. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG TẠI CHỖ Ở NGƯỜI BỆNH BỊ RẮN HỔ MANG CẮN, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ THÁNG 7/2023 ĐẾN THÁNG 6/2024 2024-10-02T17:16:09+07:00 Đặng Văn Dương duongyhp@gmail.com Nguyễn Trung Nguyên duongyhp@gmail.com Hà Trần Hưng duongyhp@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm tổn thương tại chỗ ở bệnh nhân bị rắn hổ mang (Naja spp) cắn điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 117 người bệnh bị rắn hổ mang cắn.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Phần lớn bệnh bị rắn hổ N.atra chiếm 70,9%, bị cắn ở tay với 82,1%; vết cắn với 1 dấu răng chiếm một nửa số người bệnh (50,4%). Biểu hiện lâm sàng tại chỗ cho thấy biểu hiện đau có 94,9% người bệnh, trong đó điểm đau trung bình 6,2 ± 2,3, trung vị 7. Sưng nề chiếm 80,3% người bệnh, trong đó chênh lệch vòng chi trung bình 1,6±1,9 cm, trung vị 1 cm. Lan xa có 82,9% người bệnh, diện tích lan xa trung bình 15,9 ± 11,7 cm2, trung vị 12 cm2. Hoại tử có 58,1% người bệnh, diện tích hoại tử trung bình 10,2 ± 16,9 cm2, trung vị 4 cm2.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có nhiều hình thái tổn thương tại chỗ do rắn hổ mang cắn như đau, sưng nề, lan xa và hoại tử. </p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1664 11. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2024-10-28T11:11:36+07:00 Đoàn Vương Diễm Khánh Dvdkhanh@huemed-univ.edu.vn Nguyễn Văn Thân Dvdkhanh@huemed-univ.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong><br>(1) Xác định tỷ lệ mắc BPTNMT ở người cao tuổi tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình<br>(2)Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến BPTNMT ở đối tượng nghiên cứu</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 600 đối tượng người cao tuổi tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Mô hình hồi qui logistic đa biến được sử dụng để kiểm định các yếu tố liên quan đến BPTNMT.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ mắc BPTNMT là 11,5%. Các yếu tố liên quan đến bệnh BPTNMT là tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức độ hút thuốc lá; thời gian tiếp xúc với bụi, hóa chất nghề nghiệp; thời gian tiếp xúc khói bếp, khói than và người có tiền sử lao phổi.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> BPTNMT là phổ biến ở người cao tuổi. Tăng cường giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức cho cộng đồng về BPTNMT, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và khám sàng lọc BPTNMT ở người cao tuổi nhằm phát hiện và can thiệp sớm BPTNMT là rất cần thiết ở Việt Nam.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1665 12. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN 1/3 TRÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG 2024-10-28T11:19:52+07:00 Nguyễn Quốc Đông Drdonghd@gmail.com Vũ Thị Dịu Drdonghd@gmail.com Vương Danh Chính Drdonghd@gmail.com Nguyễn Thành Vinh Drdonghd@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản 1/3 trên tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 82 bệnh nhân được chẩn đoán xác định có sỏi niệu quản 1/3 trên và được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ thành công của phẫu thuật là 100%, 98,8% bệnh nhân không có tai biến trong phẫu thuật. Kết quả sớm sau phẫu thuật là: tốt là 93,9%, trung bình 6,1%, không có kết quả xấu. Trước phẫu thuật 100% bệnh nhân có giãn đài bể thận, sau phẫu thuật tỉ lệ giãn đài bể thận còn 11,1%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc là một phương pháp điều trị sỏi niệu quản an toàn, hiệu quả và ít xâm lấn.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1666 13. KẾT QUẢ KHÁM SÀNG LỌC PHÁT HIỆN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG XÉT NGHIỆM PAP TẠI XÃ PỜ LY NGÀI, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG NĂM 2024 2024-10-28T11:33:08+07:00 Vũ Đình Nam namvd@dainam.edu.vn Bùi Thị Phương namvd@dainam.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nhận xét kết quả khám sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP tại xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 83 người phụ nữ đã có gia đình và đã quan hệ tình dục từ 18 tuổi trở lên, đồng ý tham gia nghiên cứu trong chương trình khám bệnh tình nguyện của khoa Y, trường Đại học Đại Nam năm 2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Qua thăm khám cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm cổ tử cung cao 18,07%, tiếp đến là viêm, nấm âm đạo 14,29%, viêm âm hộ chiếm tỷ lệ 4,81% và polype cổ tử cung chiếm 2,41%. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm cao (chiếm 48,19%) trong đó viêm không đặc hiệu chiếm phần lớn 87,5%, viêm đặc hiệu chiếm 12,5% tập trung chủ yếu ở độ tuổi ≥ 55 ; loạn sản, ASC thấp chiếm từ 2-7%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung tại xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang năm 2024 cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị viêm cổ tử cung - âm đạo chiếm tỷ lệ cao 48,19% ; loạn sản độ thấp (7,23%), ASC là 2 trường hợp (2,41%).Các trường hợp này cần kiểm tra định kỳ, sinh thiết chẩn đoán điều trị và theo dõi.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1667 14. SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHÁM BỆNH TÌNH NGUYỆN CỦA KHOA Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM TẠI XÃ PỜ LY NGÀI, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG NĂM 2024 2024-10-28T11:45:27+07:00 Vũ Đình Nam namvd@dainam.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả sự hài lòng của người dân về chương trình khám bệnh tình nguyện của khoa Y, trường Đại học Đại Nam tại xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 238 người dân tham gia đạt tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu trong chương trình khám bệnh tình nguyện của khoa Y, trường Đại học Đại Nam năm 2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu này đã cho thấy người dân rất hài lòng về chương trình khám bệnh tình nguyện (đánh giá chung: 4,85 ± 0,35 điểm) (tỷ lệ hài lòng &gt; 96%). Trong đó, người dân hài lòng nhất ở khâu thực hiện cận lâm sàng (4,85 ±0,36 điểm) và ít hài lòng nhất ở khâu tiếp cận truyền thông chương trình (4,71 ± 0,45 điểm). Tỷ lệ hài lòng trong các khâu tiếp đón, khâu thực hiện cận lâm sàng, cơ sở vật chất, đánhgiá chung trong chương trình khám bệnh tình nguyện đạt 100%, và tỷ lệ hài lòng của người dân trong khâu tiếp cận truyền thông chương trình thấp nhất với 96,63%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Mức độ hài lòng chung của người dân đến khám bệnh miễn phí tại xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là 4,85/5 điểm, trong đó tỷ lệ hài lòng của người dân đánh giá chung trong toàn bộ các khâu của chương trình đạt 100%. Trong đó, người dân hài lòng nhất ở khâu cơ sở vật chất (4,87 ± 0,45 điểm) và hài lòng thấp nhất ở khâu tiếp cận truyền thông chương trình (4,71 ± 0,45 điểm).</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1668 15. ĐÁNH GIÁ SỰ SẴN SÀNG CỦA HỆ THỐNG Y TẾ CHO VIỆC SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, VÀ ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ SUY GIẢM THÍNH LỰC CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 2024-10-28T12:04:02+07:00 Trần Đại Tri Hãn tdthan@huemed-univ.edu.vn Nguyễn Hoàng Thùy Linh tdthan@huemed-univ.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá sự sẵn sàng của hệ thống y tế cho việc sàng lọc, chẩn đoán, và điều trị hỗ trợ suy giảm thính lực cho người cao tuổi tại Thành phố Huế.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng được tiến hành trên người đại diện của 15 cơ sở y tế tại Thành phố Huế. Sử dụng một phần của bộ công cụ Đánh giá tính khả dụng và sẵn sàng của dịch vụ y tế (SARA). Phỏng vấn sâu đối tượng nghiên cứu để đánh giá bổ sung những thuận lợi, trở ngại trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị hỗ trợ.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Đa số các trạm y tế chưa sẵn sàng về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị hỗ trợ. Trở ngại chính là thiếu hướng dẫn, cán bộ y tế chưa được đào tạo và thiếu trang thiết bị. Các bệnh viện/ trung tâm y tế công lập đều có nhân lực và hướng dẫn. Tuy nhiên, các hướng dẫn chưa được thống nhất và ½ đơn không có trang thiết bị đo thính lực đơn âm và chỉ một cơ sở y tế có khả năng điều trị hỗ trợ.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Cần bổ sung năng lực cho các cơ sở y tế công lập để đáp ứng sự gia tăng vấn đề suy giảm thính lực ở người cao tuổi.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1669 16. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC THỰC HÀNH CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC RAGLAI HUYỆN BÁC ÁI TỈNH NINH THUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT 2024-10-28T12:17:24+07:00 Lê Bảo Trung Bsbinh360@gmail.com Nguyễn Thanh Bình Bsbinh360@gmail.com Đỗ Nhật Phương Bsbinh360@gmail.com Trần Vũ Lan Hương Bsbinh360@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng kiến thức thực hành pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của đồng bào dân tộc Raglai huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả nghiên cứu lấy mẫu trên 400 người đồng bào dân tộc Raglai đang sinh sống tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Đánh giá kiến thức, thực hành của người tham gia nghiên cứu thông qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> tỷ lệ kiến thức thực hành chung đúng về kiến thức pháp luật tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là 67,3%. Có mối liên quan giữa kiến thức thực hành chung về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với đặc điểm dân số, các yếu tố trình độ học vấn, nơi sinh sống, nghề nghiệp của đối tượng, học vấn của mẹ, nghề nghiệp của mẹ, học vấn của cha, nghề nghiệp của cha, số anh chị em trong gia đình, tình trạng kinh tế.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> kiến thức pháp luật tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống còn chưa chưa cao, cần tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng chống tảo hôn, đây cũng là một giải pháp hữu hiệu trong chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân tộc Raglai.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1670 17. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG PHỤC HỒI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN BỆNH VIỆN BẠCH MAI 2024-10-28T14:46:56+07:00 Nguyễn Thúy Anh phamhuong@hmu.edu.vn Chia-Yi Wu phamhuong@hmu.edu.vn Ming-Been Lee phamhuong@hmu.edu.vn Phạm Thị Thu Hường phamhuong@hmu.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá khả năng thích ứng phục hồi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trên người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 254 người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 4/2022. Nghiên cứu sử dụng thang đánh giá khả năng thích ứng phục hồi (Brief Resilience Coping Scale - BRCS) để lượng giá mức độ khả năng thích ứng phục hồi của người bệnh trầm cảm.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Người bệnh có độ tuổi trung bình là 36,1 ± 16,2 tuổi, tỷ lệ nam:nữ là 1:3,6. Người bệnh có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 52,4%, kết hôn và đang chung sống với gia đình hoặc bạn đời chiếm 48,4%; người bệnh có khả năng thích ứng phục hồi thấp và trung bình chiếm 87,4%. Người bệnh ở nhóm dưới 35 tuổi, học vấn đại học, chưa kết hôn và mức độ căng thẳng tâm lý thấp có khả năng thích ứng phục hồi cao hơn so với nhóm còn lại.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Người bệnh nhóm từ 18-34 tuổi có khả năng thích ứng phục hồi tốt hơn người trên 35 tuổi. Mức độ căng thẳng tâm lý càng cao thì khả năng thích ứng phục hồi càng giảm. Cảm xúc tiêu cực tương quan thuận, tương đối chặt chẽ với khả năng thích ứng phục hồi của người bệnh trầm cảm.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1671 18. HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN CỬ NHÂN DINH DƯỠNG VÀ CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH NĂM 2023 2024-10-28T15:13:40+07:00 Trần Mỹ Nhung tranmynhung30994@gmail.com Lê Thiện Khiêm tranmynhung30994@gmail.com Nguyễn Lê Quỳnh Như tranmynhung30994@gmail.com Phạm Văn Phú tranmynhung30994@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng hoạt động thể lực (HĐTL) của sinh viên (SV) thuộc ngành cử nhân dinh dưỡng (DD) và cử nhân y tế công cộng (YTCC) và một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang trên SV cử nhân DD và YTCC tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TĐHYKPNT).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Cỡ mẫu nghiên cứu là 349 sinh viên. Tỉ lệ SV đạt khuyến nghị về HĐTL của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 41,8%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa HĐTL và giới tính, năm học và tình trạng dinh dưỡng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỉ lệ sinh viên HĐTL đạt khuyến nghị là chưa cao và cần có các biện pháp để cải thiện tình trạng này. Một số yếu tố liên quan là giới tính, năm học và tình trạng dinh dưỡng.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1672 19. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ VIÊM DA CƠ ĐỊA MẠN TÍNH BẰNG KEM CERADAN SO VỚI KEM E-PSORA (PHA, JOJOBA OIL, VITAMIN E) TẠI CẦN THƠ NĂM 2022-2024 2024-10-28T15:24:29+07:00 Lê Thị Minh Thư ltminhthu1302@gmail.com Trương Lê Anh Tuấn ltminhthu1302@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tại chỗ bệnh viêm da cơ địa mạn tính bằng kem Ceradan so với kem E-PSORA (PHAs, jojoba oil, vitamin E) tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB năm 2022-2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Mô tả cắt ngang 88 bệnh nhân viêm da cơ địa mạn tính trong 4 tuần.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Đa số bệnh nhân ở mức độ trung bình (77,2%), triệu chứng thường gặp là ngứa (93,2%) và khô da (80,7%). Ceradan và E-PSORA đều có kết quả điều trị đạt mức tốt-khá cao sau 4 tuần, nhưng kết quả điều trị đạt mức tốt ở nhóm EPSORA cao hơn Ceradan (63,6% và 13,6%) với p&lt;0,001.Tác dụng không mong muốn gồm đỏ da và ngứa, tăng dần theo theo thời gian sử dụng corticoid bôi.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Điều trị tại chỗ viêm da cơ địa mạn tính bằng kem E-PSORA (PHAs, dầu jojoba và vitamin E) đạt kết quả điều trị tốt cao hơn kem Ceradan.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1673 20. THỰC TRẠNG TIẾP XÚC VỚI CROM VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG 2024-10-28T15:34:52+07:00 Huỳnh Đức Thắng thangduc743054@gmail.com Lê Trường An thangduc743054@gmail.com Nguyễn Thị Minh Hoa thangduc743054@gmail.com Võ Thị Minh Phú thangduc743054@gmail.com <p>Tiếp xúc với crom trong môi trường làm việc có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, bao gồm các bệnh về da, hô hấp.</p> <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Mô tả thực trạng tiếp xúc với crom và một số ảnh hưởng sức khỏe ở người lao động ngành sản xuất xi măng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ năm 2022 đến năm 2023 trên tổng số 255 người lao động ở nhóm có tiếp xúc với crom (Cr) trong môi trường lao động (MTLĐ) của 3 nhà máy xi măng.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ người lao động (NLĐ) tiếp xúc với crom (VI) &gt; 50 µg/m<sup>3</sup> chiếm 20% và crom niệu ≥ 25 µg/L chiếm 17,3%. Tỷ lệ mắc bệnh da liễu và rối loạn thông khí hạn chế ở công nhân sản xuất xi măng lần lượt là 12,2% và 23,1%. Tỷ lệ mắc triệu chứng tai mũi họng của nhóm người lao động phơi nhiễm với bụi crom tương đối cao chiếm 35,7%. Nồng độ crom niệu trung vị của nhóm bệnh da liễu là 14,12 µg/L. Nhóm NLĐ có bệnh da liễu có số chênh nồng độ crom niệu ≥ 25 µg/L cao gấp 3,18 lần so với nhóm không có bệnh da liễu với 95% CI từ 1,40-7,25%. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa crom niệu và rối loạn thông khí, bệnh tai mũi họng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có mối liên quan chặt chẽ giữa crom niệu và nguy cơ mắc bệnh da liễu</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1674 21. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN 2024-10-28T16:02:36+07:00 Trần Thị Hương Giang nguyenkhanhhuyentlu@gmail.com Nguyễn Thúy Vân nguyenkhanhhuyentlu@gmail.com Ngô Thị Bích Diệp nguyenkhanhhuyentlu@gmail.com Nguyễn Khánh Huyền nguyenkhanhhuyentlu@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Mô tả cắt ngang trên 150 người bệnh đủ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán đái tháo đường type 2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA 2021, tại khoa Nội tiết và các bệnh chuyển hóa, bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2024 bằng bộ câu hỏi ITQ (Injection Technique Questionnaire) đã được thông qua tại hội thảo khuyến nghị chuyên gia (FITTER) và đã được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình của Việt Nam và theo ý kiến của chuyên gia. Bộ công cụ được đánh giá độ tin cậy qua chỉ số Cronbach’s Alpha &gt; 0,7.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh chưa đạt chiếm 40%. Tỷ lệ này cao hơn ở NB có trình độ học vấn ≤THPT so với &gt;THPT ( 64,8% so với 36%); NB có biến chứng so với không có biến chứng (73% so với 50,6%); NB có BMI ≥ 23 kg/m2 so với &lt; 23 kg/m2 (70% so với 48,7%); NB có thời gian phát hiện bệnh &lt; 5 năm so với ≥5 năm (87,5% so với 56,7%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kiến thức tự tiêm Insulin chưa đạt của người bệnh còn cao. Những NB có trình độ học vấn từ dưới THPT, có biến chứng, có BMI ≥ 23 kg/m2, có thời gian phát hiện bệnh &lt; 5 năm có kiến thức chưa đạt cao hơn so với những NB có kiến thức đạt.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1675 22. CHI PHÍ TRỰC TIẾP CHO Y TẾ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ BIẾN CHỨNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CHIÊM HÓA NĂM 2023 2024-10-28T16:14:53+07:00 Trần Thùy Linh phvinh2001@gmail.com Đinh Thị Thanh Huệ phvinh2001@gmail.com Lâm Thị Lan Anh phvinh2001@gmail.com Lê Thị Thảo Nguyên phvinh2001@gmail.com Nguyễn Ngọc Hoài phvinh2001@gmail.com Đào Thị Linh phvinh2001@gmail.com Lâm Thị Thanh Nga phvinh2001@gmail.com Đào Thu Thảo phvinh2001@gmail.com Thái Văn Trung phvinh2001@gmail.com Nguyễn Văn Hiếu phvinh2001@gmail.com Đỗ Thị Huyền phvinh2001@gmail.com Nguyễn Duy Khánh phvinh2001@gmail.com Phan Hữu Vinh phvinh2001@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả một số đặc điểm ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có biến chứng và phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho y tế của các bệnh nhân đái tháo đường type 2 có biến chứng tại bệnh viện đa khoa Chiêm Hóa năm 2023.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, dữ liệu thu thập là hồ sơ bệnh án điện tử của 1953 bệnh nhân đái tháo đường type 2 có biến chứng đang điều trị ngoại trú tại khoa Nội tiết của bệnh viện Đa khoa Chiêm Hóa năm 2023.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Đối tượng nghiên cứu có 52.64% nam và 47.36% nữ, tập trung ở 60-70 tuổi và trên 70 tuổi. Biến chứng thần kinh (36.04%) và biến chứng tim mạch (31.54%) là hay gặp nhất. Trong các cấu phần, số tiền thuốc trung bình năm là cao nhất với 4.592.936 đồng/năm. Tổng số tiền chi trả cho biến chứng thận là cao nhất (9.175.619 ± 4.256.098 đồng).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn diện về tình trạng bệnh và chi phí y tế cho việc điều trị đái tháo đường type 2 có biến chứng tại Việt Nam cho thấy sự phụ thuộc lớn vào chi phí thuốc và xét nghiệm. Cho thấy sự quan trọng của việc kiểm soát đường huyết, quản lý bệnh thường xuyên và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1676 23. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ TÉ NGÃ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN THANH NHÀN 2024-10-28T16:40:12+07:00 Nguyễn Khánh Huyền nguyenkhanhhuyentlu@gmail.com Hồ Diễn Hoàng nguyenkhanhhuyentlu@gmail.com Đào Thị Cẩm Vân nguyenkhanhhuyentlu@gmail.com Ngô Thị Vân nguyenkhanhhuyentlu@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Phân tích một số yếu tố liên quan đến nguy cơ té ngã của người bệnh điều trị nội trú tại khoa Thần kinh, bệnh viện Thanh Nhàn năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Mô tả cắt ngang trên 150 người bệnh điều trị nội trú tại khoa Thần kinh bệnh viện Thanh Nhàn với bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh đánh giá nguy cơ ngã theo thang điểm Johns Hopkins (JHRAT).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ người bệnh có số điểm &lt; 14 điểm (nguy cơ té ngã thấp) chiếm 58,7%; người bệnh có số điểm ≥ 14 điểm (nguy cơ té ngã cao) chiếm 41,3% và tỷ lệ này cao hơn ở người bệnh có BMI ≥ 18,5 kg/m2 so với BMI &lt; 18,5 kg/m2 (45,2% so với 20,8%) , người bệnh có nghề nghiệp khác so với người bệnh hưu trí (52,5% so với 33,7%), người bệnh có mắc bệnh lý thần kinh so với không mắc (54,8% so với 36,1%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nguy cơ té ngã cao của đối tượng nghiên cứu chiếm 41,3% và tỷ lệ này cao hơn ở người bệnh có BMI ≥ 18,5 kg/m2, người bệnh trong độ tuổi lao động, người bệnh mắc bệnh lý thần kinh.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1677 24. NGHIÊN CỨU PILOT VỀ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU, BIÊN ĐỘ VẬN ĐỘNG KHỚP CỔ, KHỚP VAI, CHỨC NĂNG SINH HOẠT HẰNG NGÀY CỦA BÀI TẬP KHỚP CỔ, KHỚP VAI THEO Y HỌC CỔ TRUYỂN VÀ BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ THEO PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ 2024-10-28T16:53:57+07:00 Nguyễn Hữu Đức Minh nhdminh@ump.edu.vn Phan Minh Hoàng nhdminh@ump.edu.vn Phan Nhật Khánh nhdminh@ump.edu.vn Nguyễn Minh Hoài nhdminh@ump.edu.vn Lê Tân Kha nhdminh@ump.edu.vn Chế Quang Công nhdminh@ump.edu.vn Nguyễn Ngọc Nhật Phương nhdminh@ump.edu.vn <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> So sánh hiệu quả cải thiện mức độ đau, biên độ vận động, chức năng sinh hoạt hằng ngày của tập vận động khớp cổ, vai của bài tập vận động khớp được giảng dạy tại trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh và bài tập khớp cột sống cổ theo phác đồ Bộ Y Tế của phục hồi chức năng. trên người bệnh thoái hoá cột sống cổ.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Thử nghiệm lâm sàng không mù có nhóm chứng so sánh trước – sau điều trị 14 ngày từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2024. Nghiên cứu 60 người bệnh được chẩn đoán thoái hoá cột sống cổ từ đủ 18 đến 60 tuổi tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - điều bệnh nghề nghiệp. Nhóm nghiên cứu dùng thuốc kết hợp tập vận động 3 lần khớp cổ, 3 lần khớp vai, nhóm chứng dùng thuốc kết hợp bài tập được hướng dẫn tự vận động cột sống cổ 3 lần theo phác đồ Bộ Y Tế. Biên độ được đo bằng thước đo tầm vận động khớp đã tiêu chuẩn.</p> <p><strong>Kết quả nghiên cứu:</strong> Phương pháp vận động khớp làm giảm VAS cổ, VAS vai, cải thiện biên độ vận động cột sống cổ, vai và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 14 ngày (p&lt;0,05). Nhóm can thiệp cải thiện hợn nhóm chứng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nhóm can thiệp làm tăng biên độ khớp, giảm đau vùng cổ, vai và cải thiện chức năng sinh hoạt hằng ngày, kết quả điều trị chung so với nhóm chứng.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1679 25. KẾT QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT NÂNG MŨI 2024-10-29T09:01:00+07:00 Nguyễn Thị Anh ngoxuankhoavn@gmail.com Hoàng Văn Hồng ngoxuankhoavn@gmail.com Ngô Xuân Khoa ngoxuankhoavn@gmail.com Phạm Văn Thành ngoxuankhoavn@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> mô tả kết quả và đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật nâng mũi.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc 6 tháng trên 52 bệnh nhân phẫu thuật nâng mũi tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024. Mô tả kết quả phẫu thuật qua các triệu chứng lâm sàng ở mũi, và đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân qua Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống SF 36 (Short Form-36).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong nhóm nghiên cứu, có 50 (96,2%) bệnh nhân là nữ. Điểm đánh giá Thông tắc mũi giảm rõ rệt từ trước phẫu thuật (2,67±0,47), thời điểm 1 tháng (1,1±0,75) và 6 tháng (0,65±0,68) hậu phẫu (p&lt;0,05). Điểm đánh giá Mức độ đau ở mặt giảm rõ rệt từ trước phẫu thuật (1,46±1,11), thời điểm 1 tháng (1,1±1,05) và 6 tháng (0,79±0,89) hậu phẫu (p&lt;0,05). Điểm đánh giá Tình trạng viêm mũi giảm rõ rệt từ trước phẫu thuật (1,42±1,11), thời điểm 1 tháng (1,02±1) và 6 tháng (0,77±0,9) hậu phẫu (p&lt;0,05). Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo 8 yếu tố của Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống SF 36 đều tăng sau 1 tháng và 6 tháng hậu phẫu (p&lt;0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> phẫu thuật nâng mũi giúp cải thiện đáng kể triệu chứng lâm sàng, ngoại hình và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đảm bảo cho nâng cao ngoại hình cho bệnh nhân. SF-36 có thể được sử dụng như một thước đo kết quả đáng tin cậy cho sự thành công của phẫu thuật nâng mũi.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1680 26. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC THIẾT YẾU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA TẠI 3 BỆNH VIỆN TRẺ EM Ở VIỆT NAM 2024-10-29T09:24:51+07:00 Bùi Thị Thủy thuybui@nch.gov.vn Lê Minh Thi thuybui@nch.gov.vn Nguyễn Hoài Phương thuybui@nch.gov.vn Trương Tuấn Anh thuybui@nch.gov.vn Trần Minh Điển thuybui@nch.gov.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực thiết yếu điều dưỡng trưởng khoa nhi tại 3 bệnh viện nhi ở cấp tỉnh và cấp quốc gia tại Việt Nam năm 2023</p> <p><strong>Đối tượng và Phương pháp:</strong> Nghiên cứu định tính thực hiện với tại ba bệnh viện nhi cấp tỉnh và cấp trung ương ở Việt Nam với 14 cuộc phỏng vấn chuyên sâu và sáu cuộc thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với tối đa 6 người tham gia mỗi nhóm. Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành trong năm 2022-2023. Phân tích số liệu bằng phần mềm Mindjet Mindmanager.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Điều dưỡng trưởng khoa mất khoảng10 năm chuẩn bị tích lũy kiến thức và kĩ năng lâm sàng, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo,môi trường bệnh viện và sự hỗ trợ của lãnh đạo là các yếu tố ảnh hưởng chính tới năng lực điều dưỡng trưởng nhi khoa.</p> <p><strong>Kết luận và khuyến nghị:</strong> Thời gian chuẩn bị 10 năm, yêu cầu tích lũy kiến thức và kĩ năng lâm sàng, kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, môi trường làm việc và văn hóa hỗ trợ của lãnh đạo là các yếu tố ảnh hưởng chính. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách về đào tạo năng lực thiết yếu của lực lượng điều dưỡng nhi khoa, xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng khoa nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cao cho bệnh nhân nhi tại Việt Nam.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1681 27. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (2022-2023) 2024-10-29T09:45:34+07:00 Tăng Việt Hà Tangviethabv@gmail.com Cao Bá Lợi Tangviethabv@gmail.com Dương Đình Chỉnh Tangviethabv@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại tỉnh Nghệ An (2022-2023).</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 2202 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình 69,7 ± 7,36; tỷ lệ nữ/nam là 1.43/1; Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu: Biết đọc, biết viết là 8,4%; Tiểu học là 24,5%; Trung học cơ sở là 47,2%; Trung học phổ thông trở lên là 19,9%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 6,1%; Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn: Biết đọc, biết viết là 13,0%; Tiểu học là 9,6%; Trung học cơ sở là 4,9%; Trung học phổ thông trở lên là 1,6%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tăng dần theo nhóm tuổi: 60-64: 2,5%; 65-69: 4,4%; 70-74: 5,8%; 75-79: 7,6%; 80-84: 15,6%, 85-89: 16,9%, 90-102: 26,3%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính: Nam 6,2%, nữ 6,0%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022-2023 là 6,1%. Tỷ lệ mắc tăng dần theo nhóm tuổi. Trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ càng cao.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1682 28. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (2022-2023) 2024-10-29T10:05:51+07:00 Tăng Việt Hà Tangviethabv@gmail.com Cao Bá Lợi Tangviethabv@gmail.com Dương Đình Chỉnh Tangviethabv@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định yếu tố liên quan mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An (2022-2023).</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Thiết kế phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Phân tích các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ gồm: đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân-béo phì, Cholesterol máu toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglycerid, Glucose máu, trình độ học vấn, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể lực, hoạt động giải trí,chế độ dinh dưỡng, uống rượu, hút thuốc lá... Kết quả phân tích tương quan đa biến cho thấy các yếu tố có liên quan gồm: tăng huyết áp (OR = 1,657; 95%CI từ 1,122-2,446; p &lt; 0,05); hút thuốc lá (OR = 2,057; 95%CI từ 1,217-3,476; p &lt; 0,05); rối loạn giấc ngủ (OR = 1,735; 95%CI từ 1,161-2,593; p &lt; 0,05); không tham gia hoạt động thể lực (OR = 1,725; 95%CI từ 1,134- 2,625; p &lt; 0,05); không tham gia hoạt động giải trí (OR = 2,038; 95%CI từ 1,315-3,157; p &lt; 0,05); trình độ học vấn dưới THPT (OR = 2,953; 95%CI từ 1,347-6,477; p &lt; 0,05); nhóm tuổi 75-79 (OR = 3,201; 95%CI từ 1,274-8,040; p &lt; 0,05); nhóm tuổi 80-84 (OR = 3,549; 95%CI từ 1,447-8,701; p &lt; 0,05); nhóm tuổi 85-89 (OR = 4,885; 95%CI từ 1,988-12,003; p &lt; 0,05); nhóm tuổi ≥ 90 (OR = 7,729; 95%CI từ 2,987-20,000; p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Các yếu tốliên quan mắcbệnh sa sút trí tuệ là: tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn giấc ngủ, không tham gia hoạt động giải trí, không tham gia hoạt động thể lực, nhóm tuổi, trình độ học vấn thấp.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1683 29. TÌNH HÌNH XƠ HOÁ GAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH Ở NAM GIỚI TRUNG NIÊN SỬ DỤNG RƯỢU 2024-10-29T10:17:04+07:00 Nguyễn Như Nghĩa drntbao12345@gmail.com Nguyễn Thế Bảo drntbao12345@gmail.com Đặng Nhật Hoàng drntbao12345@gmail.com Kim Thanh Hùng drntbao12345@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> (1) Xác định tỷ lệ xơ hóa gan ở nam giới trung niên có sử dụng rượu; (2) Đánh giá hiệu quả của can thiệp về kiến thức và thực hành trong cải thiện tình trạng xơ hóa gan ở nam giới trung niên sử dụng rượu.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp không đối chứng trên 513 nam giới trung niên có sử dụng rượu đến khám sức khoẻ định kỳ tại Bệnh viện Quân y 121 từ 04/2022 đến tháng 03/2023.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ xơ hóa gan là 29,3%. Sau can thiệp, tỷ lệ đạt kiến thức chung tăng từ 18,4% lên 82,3%, đạt thực hành chung tăng từ 4,8% lên 98,6%, đạt kiến thức và thực hành chung tăng từ 0,0% lên 81,6% và tỷ lệ xơ hóa gan giảm còn 73,5% với khác biệt có ý nghĩa thống kê (p&lt;0,001). Giai đoạn xơ hóa gan ban đầu ≥ F2 và không đạt kiến thức thực hành chung sau can thiệp có liên quan đến không cải thiện giai đoạn xơ hóa gan.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ xơ hóa gan gần một phần ba ở nam giới trung niên sử dụng rượu. Việc can thiệp kiến thức và thực hành trong khám và tuân thủ điều trị giúp cải thiện một phần tình trạng xơ hoá gan, tuy nhiên, ít hiệu quả trên đối tượng xơ hóa gan từ F2 trở lên.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1684 30. NGHIÊN CỨU TẠO KHỐI UNG THƯ GAN NGƯỜI BẰNG DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ HEP-3B TRÊN THỰC NGHIỆM 2024-10-29T10:33:08+07:00 Nguyễn Song Hài nsonghai@gmail.com Lưu Trường Thanh Hưng nsonghai@gmail.com <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Tạo ra khối ung thư gan người trên cơ thể chuột thiếu hụt miễn dịch (chuột nude) bằng dòng tế bào ung thư gan người Hep-3B.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nuôi cấy và tăng sinh tế bào ung thư gan người Hep-3B, ghép liều 106 tế bào Hep-3B dưới da mỗi đùi chuột nude, theo dõi tình trạng chuột, sự hình thành và phát triển khối u trong 35 ngày. Xác định tỷ lệ mọc u, tỷ lệ thoái u, thể tích khối u, tỷ lệ sống - chết, hình ảnh giải phẫu bệnh lý của khối u.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Đã nuôi cấy và tăng sinh thành công tế bào ung thư gan của người dòng Hep-3B, đủ số lượng tế bào phục vụ ghép tạo khối u trên chuột nude. Khi ghép tế bào ung thư gan người dòng Hep-3B tỷ lệ xuất hiện khối u đạt 87,5 % sau 7 ngày ghép, tỷ lệ thoái u 0 %, thể tích khối u trung bình sau 35 ngày ghép 774,8 mm3, không có chuột nào chết do lỗi kỹ thuật và trong suốt quá trình thí nghiệm, hình ảnh giải phẫu bệnh tương đồng như khối u trên người.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tạo được mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư gan người dòng Hep-3B.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1685 31. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CĂN NGUYÊN NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI BẰNG FILM ARRAY Ở BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG 2020- 2022 2024-10-29T10:57:05+07:00 Nguyễn Văn Thượng nguyenvanthuongytdpqn@gmail.com Vũ Quyết Thắng nguyenvanthuongytdpqn@gmail.com Lê Văn Duyệt nguyenvanthuongytdpqn@gmail.com Lê Nguyễn Minh Hoa nguyenvanthuongytdpqn@gmail.com Nguyễn Thị Thu Hà nguyenvanthuongytdpqn@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định đặc điểm căn nguyên vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp dưới bằng kỹ thuật PCR đa mồi tự động (Film Array) và phương pháp nuôi cấy ở người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2020-2022.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu hồi cứu 197 bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp dưới được chỉ định Film Array và nuôi cấy tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương giai đoạn 2020- 2022.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ dương tính Film Array là 67%, nuôi cấy là 33%. Trong đó, chủ yếu là vi khuẩn điển hình A. baumanii complex chiếm tỉ lệ lớn nhất 22,95%, K. pneumonia 18.49%, S.aureus 7,53%, vi khuẩn không điển hình L. pneumophila 0.34%, virus Coronavirus 3.55%, Human Rhinovirus 1,52%, Influenza A 0,51%; 9 bệnh phẩm đồng nhiễm virus- vi khuẩn điển hình. Phát hiện 290 lượt gen kháng kháng sinh, gen CTX-M chiếm tỷ lệ cao nhất 25,9%, gen NDM, KPC, OXA-48 like tỷ lệ tương đương nhau, gen mecA/ and MREJ, VIM có tỷ lệ thấp nhất 2,1%. Nuôi cấy không phát hiện được vi khuẩn không điển hình, virus và gen kháng thuốc.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Film Array có tỷ lệ dương tính cao hơn 2 lần nuôi cấy trong nghiên cứu, phát hiện được cả vi khuẩn không điển hình, virus, đồng nhiễm virus- vi khuẩn và gen kháng thuốc.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1686 32. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI KÈM GÃY SEGOND 2024-10-29T11:11:32+07:00 Võ Thành Toàn duong2502@yahoo.com Nguyễn Minh Dương duong2502@yahoo.com Đỗ Duy duong2502@yahoo.com Võ Toàn Phúc duong2502@yahoo.com <p><strong>Giới thiệu:</strong> gãy Segond, đặc trưng bởi tổn thương bong điểm bám của cấu trúc trước ngoài của mâm chày ngoài, thường đi kèm với tổn thương dây chằng chéo trước (DCCT), có khả năng dẫn đến mất vững khớp gối. Nghiên cứu này nhằm xác định xem sự hiện diện của gãy Segond có ảnh hưởng đến kết quả tái tạo DCCT hay không.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> nghiên cứu tiến cứu 14 bệnh nhân (BN) (10 nam, 4 nữ; tuổi trung bình 31,9) được tái tạo DCCT, thời gian theo dõi ít nhất một năm.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> ở lần theo dõi cuối cùng, điểm Lysholm trung bình là 86,79 (từ 79 đến 96 điểm); điểm VAS trung bình cho đau gối là 1,4 (từ 0 đến 4 điểm); còn dịch chuyển xương chày trước là 21,4% BN; tầm vận động khớp gối với gấp trung bình là 123,8º (từ 110º đến 138º) và duỗi trung bình là 0,8º (từ 0º đến 3º); biến chứng ghi nhận có 21,4% trường hợp viêm tấy vết mổ nông và 14,3% BN có thoái hóa khớp gối độ I theo phân loại Kellgren và Lawrence.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> đứt DCCT kèm gãy Segond cho kết quả lâm sàng tốt và ít biến chứng.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1687 33. KẾT QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰM BẢO VỆ VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE CỦA NỮ CÔNG NHÂN TẠI HAI CÔNG TY MAY CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH 2024-10-29T11:27:10+07:00 Đặng Thị Vân Qúy vanquyytb@gmail.com Nguyễn Đăng Vững vanquyytb@gmail.com Ngô Thị Nhu vanquyytb@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe của nữ công nhân tại hai công ty may công nghiệp ở thành phố Thái Bình.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Đề tài thực hiện với hai thiết kế nghiên cứu phù hợp với hai giai đoạn gồm nghiên cứu dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang và nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Nữ công nhân tại 2 công ty may công nghiệp.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ nữ công nhân có kiến thức chung tốt trước can thiệp là 28,2% và sau can thiệp là 75,1%. Hiệu quả can hiệp về kiến thức chung tốt của nữ công nhân nhóm can thiệp và không can thiệp đạt 166,3%. Tỷ lệ nữ công nhân có thực hành chung tốt trước can thiệp là 9,8% và sau can thiệp tăng thêm 25,1%. Hiệu quả can hiệp về kiến thức chung tốt của nữ công nhân nhóm can thiệp và không can thiệp đạt 156,1%. Sau can thiệp tỷ lệ bệnh tim mạch giảm chỉ số hiệu quả 58,1%, các bệnh da là 75,9%, cơ xương khớp là 35,0% và tai mũi họng là 33,0%. Tỷ lệ công nhân có sức khỏe loại I trước can thiệp là 7,6% và sau can thiệp tăng lên 25,6%. Hiệu quả can thiệp về sức khỏe loại I ở nữ công nhân nhóm can thiệp và nhóm chứng là 180,3%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Sau can thiệp, kiến thức và thực hành an toàn vệ sinh lao động của nữ công nhân được nâng lên. Tỷ lệ bệnh sau can thiệp giảm và nữ công nhân có sức khỏe loại I tăng. Do đó cần thường xuyên tập huấn và kiểm tra kiến thức thực hành an toàn vệ sinh lao động của nữ công nhân định kỳ hàng năm.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1688 34. MÔ TẢ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH TỪ NĂM 2019-2021 2024-10-29T11:35:12+07:00 Đoàn Quang Huy nguyentienchung89@gmail.com Nguyễn Tiến Chung nguyentienchung89@gmail.com Lê Thu Hiền nguyentienchung89@gmail.com <p><strong>Objective:</strong> Mô tả thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân tỉnh Nam Định từ năm 2019 đến 2021.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên việc phỏng vấn người dân tại hộ gia đình bằng phiếu phỏng vấn có cấu trúc nhằm khảo sát thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân từ tháng 6/2019 đến hết tháng 10/2021. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu là đại diện hộ gia đình nắm vững các thông tin về tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong hộ gia đình. Số liệu sau thu thập được nhập vào Excel và SPSS 23.0. Thuật toán sử dụng: tần suất, tỷ lệ phần trăm, Chi bình phương, áp dụng ngưỡng tin cậy 50%, kết quả có ý nghĩa thống kê khi p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng y họcc cổ truyền trong 3 năm (2019-2021) là 86,9%, chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại với 51,7%, tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền đơn thuần chiếm 48,3%. Mục đích chính người dân sử dụng y học cổ truyền là để chữa bệnh với 51,9%. Lý do chính người dân chọn y học cổ truyền là bệnh mạn tính với 71,1%, lý do người dân không dùng y học cổ truyền chủ yếu là do bất tiện khi sử dụng. Hình thức thuốc y học cổ truyền được người dân sử dụng nhiều nhất với 44,2% người lựa chọn, các phương pháp không dùng thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất với 24,0% người lựa chọn. Hộ gia đình có trồng cây thuốc nam chiếm tỷ lệ 58,6%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Sử dụng y học cổ truyền có những lợi thế nhất định trong điều trị bệnh. Cần đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu rõ tác dụng và lợi ích, ưu thế của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1690 35. TÁC DỤNG TĂNG LƯU LƯỢNG MÁU NÃO CỦA CAO LONG BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG GIA VỊ TRÊN THỰC NGHIỆM 2024-10-29T11:43:41+07:00 Đoàn Quang Huy nguyentienchung89@gmail.com Nguyễn Tiến Chung nguyentienchung89@gmail.com Tạ Thị Nga nguyentienchung89@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá tác dụng tăng lưu lượng máu não của bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang gia vị trên động vật thực nghiệm.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng mô hình giảm lưu lượng máu não mạn tính trên chuột nhắt chủng Swiss bằng phương pháp gây hẹp động mạch cảnh chung hai bên.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Bổ dương hoàn ngũ thang gia vị liều 49,8g/kg/ngày và 149,4g/kg/ngày có tác dụng tăng cường lưu lượng máu não chuột gây hẹp động mạch cảnh chung hai bên ở các thời điểm 14 ngày và 28 ngày sau phẫu thuật (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Bổ dương hoàn ngũ thang gia vị liều 49,8g/kg/ngày và 149,4g/kg/ngày có tác dụng tăng cường lưu lượng máu não chuột tương đương Ginko Biloba liều 100 mg/kg/ngày.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1691 36. THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI MỘT SỐ HUYỆN THUỘC TỈNH KON TUM NĂM 2022 2024-10-29T11:52:14+07:00 Lê Việt Anh levietanh@viam.vn Lê Minh Khánh levietanh@viam.vn Trương Hồng Sơn levietanh@viam.vn Nguyễn Quang Dũng levietanh@viam.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số huyện thuộc tỉnh Kon Tum.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 8-12 năm 2022 trên 360 trẻ dưới 5 tuổi tại 3 huyện Đắk Tô, Kon Plông và Tu Mơ Rông thuộc tỉnh Kon Tum. Các chỉ số nhân trắc được thu thập và phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới (2006) nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Các yếu tố liên quan được thu thập bằbng bộ câu hỏi và đánh giá thông qua các phân tích thống kê y học.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung là 40,3% đối với suy dinh dưỡng thấp còi; 24,2% đối với suy dinh dưỡng nhẹ cân và 2,8% đối với suy dinh dưỡng gầy còm. Một số yếu tố liên quan với tình trạng suy dinh dưỡng bao gồm giới tính nam (OR = 2,54; 95%CI 1,15-5,58), gia đình có từ 3 con trở lên (OR = 3,32; 95%CI 1,49-7,37) và tình trạng thiếu lương thực trong năm của hộ gia đình (OR = 4,46; 95%CI 1,88-10,59).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại các huyện nghiên cứu vẫn ở mức cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Chính quyền và các tổ chức liên quan cần chú ý tới các hoạt động giáo dục và hỗ trợ cho các gia đình nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại địa phương.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1692 37. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN K - CƠ SỞ TÂN TRIỀU NĂM 2021 2024-10-29T12:07:34+07:00 Lê Thị Lâm giangvinhle@hmu.edu.vn Lê Vĩnh Giang giangvinhle@hmu.edu.vn Lê Minh Đạt giangvinhle@hmu.edu.vn Phan Hữu Vinh giangvinhle@hmu.edu.vn Lê Như Quỳnh giangvinhle@hmu.edu.vn Bùi Hồng Ngọc giangvinhle@hmu.edu.vn <p><strong>Thông tin chung:</strong> Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa ung bướu, là nơi được quan tâm nhiều nhất trong đợt cách ly bởi khả năng nhiễm COVID-19 và những ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị của người bệnh ung thư. Nghiên cứu này nhằm mô tả ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi tại Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang trên 110 người bệnh ung thư phổi bị cách ly tại Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều trong thời gian bị phong tỏa từ ngày 7/5/2021 đến ngày 14/6/2021. Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án của đối tượng nghiên cứu.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (76,4%). Giai đoạn ung thư được ghi nhận chủ yếu là giai đoạn IV (61,8%). Đối tượng đã có phác đồ điều trị chiếm 97,3%. Tại thời điểm cách ly có 33 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nhưng có 2 trường hợp chưa được thực hiện; 30 người bệnh có chỉ định xạ trị thì có 9 người bệnh đã xạ đủ liều; 72 trường hợp có chỉ định điều trị hóa chất thì chỉ có 14 trường hợp đã thực hiện đủ chu kỳ. Tại thời điểm sau cách ly y tế, sau 3 tháng điều trị 50 trường hợp điều trị ổn định chiếm 51,5%, 26 trường hợp tử vong do bệnh tiến triển chiếm 26%, 7 trường hợp tiến triển chiếm 7,2%, 10 trường hợp điều trị triệu chứng (10,3%) và 2 trường hợp từ chối điều trị không đánh giá việc đáp ứng điều trị.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi kế hoạch điều trị và ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người bệnh ung thư phổi tại Bệnh viên K - cơ sở Tân Triều.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1693 38. THỰC TRẠNG BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2023 2024-10-29T12:23:37+07:00 Lương Bảo Khánh anhson.hmu@gmail.com Thân Trọng Hưng anhson.hmu@gmail.com Vũ Thanh Giang anhson.hmu@gmail.com Nguyễn Thị Minh anhson.hmu@gmail.com Đặng Văn Hòa anhson.hmu@gmail.com Nguyễn Thị Ngọc Hà anhson.hmu@gmail.com Hoàng Thị Thu Hằng anhson.hmu@gmail.com Đào Anh Sơn anhson.hmu@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng sự cố y khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2023.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích số liệu thứ cấp.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 223 báo cáo sự cố y khoa, trong đó báo cáo tự nguyện 96,9%; Khoa Nội Thần kinh báo cáo sự cố y khoa nhiều nhất; điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh báo cáo sự cố y khoa 68,6%; mức độ tổn thương sự cố đã xảy ra tác động trực tiếp đến người bệnh, chưa gây nguy hại 53,8%; nhóm sự cố thiết bị y tế chiếm tỷ lệ cao nhất 36,3%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nhân viên y tế cần tích cực, chủ động báo cáo sự cố y khoa và tuân thủ đúng những quy định về báo cáo sự cố y khoa.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1694 39. CƠ CẤU BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH OAI, HÀ NỘI, TỪ NĂM 2019-2023 2024-10-29T14:22:30+07:00 Nguyễn Khả Kính dungdv1105@gmail.com Nguyễn Đình Dũng dungdv1105@gmail.com Phạm Văn Thao dungdv1105@gmail.com Đào Văn Dũng dungdv1105@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả cơ cấu bệnh của người bệnh tham gia bảo hiểm y tế đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Oai, Hà Nội, từ năm 2019-2023.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Phân tích số liệu thứ cấp dựa trên báo cáo thống kê hằng năm của bệnh viện.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Hằng năm số người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đến khám chữa bệnh dao động từ 65.000-92.000 lượt người, được chẩn đoán theo danh mục ICD-10 gồm 24/25 chương bệnh (trừ bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh). Trong đó, phân bố giảm dần theo tỷ lệ trung bình: bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa (19,9%); bệnh tuần hoàn (13,7%); chương bệnh hô hấp (13,0%); bệnh tiêu hóa (10,5%); bệnh của hệ cơ xương khớp và mô liên kết là (9,3%); bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng (7,3%). Tổng tỷ lệ của 10 bệnh này chiếm đến trên 50% lượt người bệnh, trong đó tăng huyết áp (17,4%) và sốt xuất huyết Dengue (10,4%) là 2 bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số các trường hợp vào khoa khám bệnh với tỷ lệ trung bình trong 5 năm khoảng 84,3%; có 5% người bệnh có nhu cầu vào khoa cấp cứu. Người bệnh tham gia bảo hiểm y tế chủ yếu do nhà nước đóng (37,4%), tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình ngày càng gia tăng và xếp thứ 2 (36,4%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Cơ cấu bệnh của người bệnh tham gia bảo hiểm y tế có nhiều đặc điểm giống cơ cấu bệnh của các nước đang phát triển (nhiễm trùng, hô hấp, tiêu hóa) song có sự dịch chuyển dần sang các bệnh không lây nhiễm và mang tính đặc trưng riêng của bệnh viện đa khoa tuyến huyện thuộc địa bàn Hà Nội.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1695 40. THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TÂM LÝ Ở NGƯỜI BỆNH MÁU ÁC TÍNH TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2024 2024-10-29T14:51:26+07:00 Nguyễn Thị Huyền huyenhhbm@gmail.com Trần Nguyễn Ngọc huyenhhbm@gmail.com Nguyễn Thị Vân huyenhhbm@gmail.com Nguyễn Thị Huyền huyenhhbm@gmail.com Hoàng Lan Anh huyenhhbm@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm, stress ở người mắc bệnh máu ác tính tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 390 người bệnh tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai từ 2/2024-8/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ người bênh trong nghiên cứu có rối loạn lo âu, trầm cảm và stress lần lượt là 46,2%, 38,5% và 22,8%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm và stress ở người bệnh tương đối cao. Người bệnh nên được theo dõi chặt chẽ các triệu chưng lâm sàng và hỗ trợ điều trị giảm nhẹ.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1696 41. THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TRÊN 45 TUỔI VÀ NAM GIỚI TRÊN 50 TUỔI ĐẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU NĂM 2023 2024-10-29T15:27:28+07:00 Nguyễn Văn No hoanggiang0291@gmail.com Đào Hoàng Giang hoanggiang0291@gmail.com Hứa Hoài Tâm hoanggiang0291@gmail.com Võ Quốc Phong hoanggiang0291@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng loãng xương và phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi và nam giới trên 50 đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tân Châu năm 2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu được thực hiện trên 168 người bệnh bao gồm phụ nữ trên 45 tuổi và nam giới trên 50 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tân Châu từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023. Mẫu được chọn theo tiêu chí, trong đó tỷ lệ nữ cao hơn nam (nữ 77,4% và nam 22,6%), nhóm tuổi trên 65 tuổi (39,9%) và thấp nhất là nhóm tuổi 46-55 tuổi (21,4%).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương (54,2%) khá gần với tỷ lệ người không mắc (45,8%). Phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới: bình thường (45,8%) và thiếu xương (29,2%), loãng xương nặng (0,6%) và loãng xương (24,4%). Nguy cơ gãy xương (theo mô hình FRAX) là 58,3%. Kết quả cho thấy mối liên quan đáng kể giữa nhóm tuổi và tình trạng loãng xương, nhóm &gt; 65 tuổi (50,5%) cao hơn đáng kể so với nhóm 55-65 tuổi (30,8%) và nhóm &gt; 45 tuổi đến 55 tuổi (18,7%) với p = 0,008 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng loãng xương: nhóm lao động chân tay (37,4%) thấp hơn đáng kể so với nhóm lao động trí óc (62,6%), giá trị p = 0,000 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có 54,2% đối tượng loãng xương trong nghiên cứu. Nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh nguyệt của phụ nữ, chế độ vận động có liên quan đến tình trạng loãng xương của đối tượng nghiên cứu.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1697 42. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG TIÊU HÓA CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2023-2024 2024-10-29T15:42:12+07:00 Tạ Thanh Nga lethihuong@hmu.edu.vn Lê Thị Hương lethihuong@hmu.edu.vn Bùi Minh Thu lethihuong@hmu.edu.vn Bùi Thị Cẩm Trà lethihuong@hmu.edu.vn Hoàng Hà Bảo Thư lethihuong@hmu.edu.vn Nguyễn Thị Khánh Hòa lethihuong@hmu.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo và một số triệu chứng tiêu hóa của người bệnh ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu cắt ngang trên 141 bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân điều trị hóa chất theo BMI, PG-SGA và GLIM lần lượt là 18,44%; 63,83% và 75,89%. Hơn 80% bệnh nhân điều trị hóa chất có ít nhất 1 triệu chứng tiêu hóa, với triệu chứng thay đổi vị giác chiếm tỷ lệ cao nhất (47,5%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo PG-SGA và GLIM và tỷ lệ có triệu chứng tiêu hóa ở bệnh nhân điều trị hóa chất khá cao. Cần tiến hành sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất để có biện pháp can thiệp dinh dưỡng phù hợp, góp phần tăng hiệu quả điều trị.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1698 43. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH TUÂN THỦ QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN - HÀ TĨNH NĂM 2024 2024-10-29T15:50:48+07:00 Võ Tá Thiện Dangnhu258@yahoo.com Đặng Đức Nhu Dangnhu258@yahoo.com Dương Kim Tuấn Dangnhu258@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy trình xử lý trang thiết bị y tế của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Khảo sát cắt ngang kết hợp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo (phó giám đốc và giám đốc điều hành bệnh viện), cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn (2 người) và nhân viên y tế trực tiếp xử lý trang thiết bị y tế (10 người).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Có quy trình hướng dẫn đầy đủ, chi tiết và phù hợp; có quy định về khen thưởng, xử phạt và chế độ độc hại đối với nhân viên y tế khi xử lý trang thiết bị; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại để kiểm soát nhiễm khuẩn, nâng cao tính tuân thủ trong xử lý trang thiết bị y tế. Tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh, chưa có chế độ khen thưởng, xử phạt đối với hoạt động xử lý trang thiết bị y tế, thiếu khu vực chuyên trách xử lý trang thiết bị y tế, phòng rửa dụng cụ còn nóng bức, ngột ngạt; số lượng nhân viên y tế trong mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn còn ít, đội ngũ nhân viên chuyên môn được đào tạo bài bản nhưng đội ngũ nhân viên y tế bán thời gian trong mạng lưới chưa được đào tạo bài bản. Một số nhân viên y tế chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý trang thiết bị y tế. Dụng cụ càng đơn giản hoặc quy trình xử lý càng đơn giản, càng ít chi tiết thì càng dễ gia công theo quy trình kỹ thuật.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Bệnh viện cần khắc phục những hạn chế và phát huy những yếu tố tích cực để nâng cao năng lực của nhân viên y tế trong việc tuân thủ xử lý trang thiết bị y tế.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1699 44. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ ĐIỂM CẮT GÓC PHA Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2024-10-29T16:06:50+07:00 Võ Văn Tâm vovantamytcc@ump.edu.vn Phạm Thị Lan Anh vovantamytcc@ump.edu.vn Phạm Lê An vovantamytcc@ump.edu.vn Nguyễn Như Vinh vovantamytcc@ump.edu.vn Hoa Hoàng Mỹ vovantamytcc@ump.edu.vn Lê Thị Hương vovantamytcc@ump.edu.vn <p><strong>Mục ti&ecirc;u:</strong> X&aacute;c định tỷ lệ suy dinh dưỡng theo GLIM, đồng thời x&aacute;c định gi&aacute; trị điểm cắt g&oacute;c PhA trong đ&aacute;nh gi&aacute; t&igrave;nh trạng dinh dưỡng của người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn t&iacute;nh (COPD) tại Bệnh viện Đại học Y dược th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh.</p> <p><strong>Đối tượng v&agrave; phương ph&aacute;p nghi&ecirc;n cứu:</strong> Nghi&ecirc;n cứu cắt ngang được thực hiện tr&ecirc;n 251 bệnh nh&acirc;n cao tuổi (&ge; 60 tuổi) mắc COPD đến kh&aacute;m tại Bệnh viện Đại học Y Dược th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh trong khoảng thời gian từ th&aacute;ng 12/2023-5/2024. Th&ocirc;ng tin thu thập gồm: tuổi, giới t&iacute;nh, bệnh l&yacute; mạn t&iacute;nh k&egrave;m theo, thời gian bệnh, t&igrave;nh trạng dinh dưỡng (theo GLIM), đo th&agrave;nh phần cơ thể.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo GLIM l&agrave; 53,78%. Gi&aacute; trị ngưỡng của PhA để chẩn đo&aacute;n suy dinh dưỡng trong nghi&ecirc;n cứu l&agrave; 4,5o với độ nhạy 73,33% v&agrave; độ đặc hiệu 77,59%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> G&oacute;c pha c&oacute; mối li&ecirc;n quan với t&igrave;nh trạng dinh dưỡng ở bệnh nh&acirc;n cao tuổi mắc COPD. G&oacute;c pha l&agrave; c&ocirc;ng cụ hữu &iacute;ch cho việc đ&aacute;nh gi&aacute; t&igrave;nh trạng dinh dưỡng cho bệnh nh&acirc;n cao tuổi mắc COPD.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1592 45. QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP II NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÌNH XUYÊN, VĨNH PHÚC NĂM 2022 2024-10-15T11:02:52+07:00 Nguyễn Tuấn Việt dmd@huph.edu.vn Dương Minh Đức dmd@huph.edu.vn Nguyễn Thế Văn dmd@huph.edu.vn <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Nghiên cứu này được thực hiện quản lý về tuân thủ đái tháo đường của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý ngoại trú tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Bình Xuyên năm 2022.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua điều tra định lượng trong 3 tháng (04-07/2022) tại TTYT huyện Bình Xuyên. Tổng số 215 người bệnh đang điều trị ngoại trú THA được chọn thuận tiện tham gia vào phỏng vấn trực tiếp khi đến tái khám hàng tháng. Số liệu được phân tích sử dụng phần mềm SPSS 25.0</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Đánh giá ban đầu, khám sàng lọc và chẩn đoán được tổ chức hàng năm với số phát hiện trong 2 năm trở lại đây lần lượt là 210 người năm 2020 và 182 người năm 2021. Lập hồ sơ ngoại trú được tiến hành song song hai phương pháp là vừa lưu trữ thông tin bằng phần mềm tin học vừa bằng phương pháp thủ công qua sổ sách. Lập kế hoạch, theo dõi và giám sát điều trị được thực hiện tốt thông qua xây dựng kế hoạch khám thường qui cho các bệnh nhân ĐTĐ. Quản lý thay đổi lối sống còn chưa thực hiện tốt vì chưa có theo dõi việc tập luyện hoặc chế độ dinh dưỡng sát NB. Thực tế cho thấy việc tuân thủ thay đổi lối sống (1/4 NB tập dưới 3 lần/tuần (25,6%)) và chế độ dinh dưỡng của NB còn chưa tốt.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> TTYT huyện Bình Xuyên cần tăng cường các biện pháp về đào tạo và tuyển dụng nhân lực, cải thiện cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật tư tiêu hoá, cũng như tăng cường việc tư vấn cho người bệnh và xây dựng hệ thống quản lý thông tin điện tử để hỗ trợ việc quản lý điều trị người bệnh ĐTĐ týp 2 tại bệnh viện.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1702 46. THỰC TRẠNG BẠO LỰC MẠNG VÀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2023-2024 2024-10-30T15:26:50+07:00 Bùi Thị Cẩm Trà dinhthaison@hmu.edu.vn Nguyễn Trọng Phương Phương dinhthaison@hmu.edu.vn Bùi Thanh Hải dinhthaison@hmu.edu.vn Nguyễn Bạch Ngọc dinhthaison@hmu.edu.vn Phùng Thị Thu Hương dinhthaison@hmu.edu.vn Trần Ngọc Ánh dinhthaison@hmu.edu.vn Cao Thị Ngọc Anh dinhthaison@hmu.edu.vn Lưu Ngọc Minh dinhthaison@hmu.edu.vn Lê Xuân Hưng dinhthaison@hmu.edu.vn Phan Thanh Hải dinhthaison@hmu.edu.vn Nguyễn Hà Thu dinhthaison@hmu.edu.vn Đỗ Thị Thanh Toàn dinhthaison@hmu.edu.vn Đỗ Thị Thanh Toàn dinhthaison@hmu.edu.vn Đinh Thái Sơn dinhthaison@hmu.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng bạo lực mạng và cách ứng phó của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năm 2023-2024.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 7/2023 đến tháng 4/2024 với 513 sinh viên. Dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi tự điền, đánh giá bằng thang đo Cyberbullying Scale.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình là 5,59 giờ/ngày, chủ yếu vào buổi tối. Facebook và TikTok là nền tảng phổ biến nhất. Tỷ lệ sinh viên bị bắt nạt qua mạng khá thấp, nhưng vẫn có những sinh viên gặp phải các hành vi tiêu cực. Phương pháp ứng phó phổ biến là chia sẻ thông tin và tìm lời khuyên từ bạn bè. Mặc dù tỷ lệ bắt nạt không cao, tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần vẫn rất đáng lo ngại.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Các trường đại học cần quan tâm và triển khai biện pháp bảo vệ sinh viên trước các nguy cơ bắt nạt trên mạng.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1703 47. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH CÒI XƯƠNG THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ TỪ 2-36 THÁNG TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 2024-10-30T16:06:56+07:00 Đinh Văn Bình dinhbinh190296@gmail.com Nguyễn Văn Sơn dinhbinh190296@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh còi xương thiếu vitamin D ở trẻ từ 2-36 tháng tuổi tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung uơng Thái Nguyên.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 141 trẻ từ 2-36 tháng được chẩn đoán còi xương thiếu vitamin D điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong số 141 trẻ tham gia nghiên cứu, trẻ nam (58,9%) nhiều hơn nữ (41,1%); nhóm tuổi trên 6 đến 12 tháng (31,9 %) là nhiều nhất và ít nhất là nhóm 2-6 tháng (12,1%); dân tộc Kinh (56%) nhiều hơn các dân tộc khác (44%); trẻ ở nông thôn (58,9%) nhiều hơn ở thành thị (41,1%); tình trạng dinh dưỡng bình thường chiếm 63,8% và 36,2% suy dinh dưỡng. Về đặc điểm lâm sàng, triệu chứng thường gặp nhất là ra mồ hôi trộm (98,6%), sau đó là ngủ không yên giấc (63,8%), rụng tóc gáy (47,5%), chậm mọc răng (39,7%) và hiếm gặp nhất là vòng cổ tay cổ chân (4,3%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Ra mồ hôi trộm và ngủ không yên giấc là những dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhất trong bệnh còi xương thiếu vitamin D ở trẻ em từ 2-36 tháng tuổi.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1704 48. CA BỆNH HIẾM GẶP: U LYMPHO KHÔNG HODGKIN TẾ BÀO T XÂM LẤN TỦY XƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN HEMOPHILIA A 2024-10-30T16:54:40+07:00 Hoàng Thị Thu Thủy Hoangthuthuy@hmu.edu.vn Nguyễn Quang Tùng Hoangthuthuy@hmu.edu.vn <p>Hemophilia A là bệnh lý rối loạn đông máu di truyền với tỷ lệ 1/6000 nam giới mắc bệnh. Theo cơ sở dữ liệu GLOBOCAN của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, trong số 36 loại ung thư khác nhau, tỷ lệ mắc u lympho không Hodgkin đứng thứ 8 ở nam giới và thứ 10 ở nữ. Tuy nhiên, việc bệnh nhân bị mắc đồng thời 2 căn bệnh lại rất hiếm. Chúng tôi báo cáo ca bệnh u lympho không Hodgkin tế bào T có xâm lấn tủy xương trên bệnh nhân Hemophilia A thể nặng. Bệnh nhân nam, 18 tuổi chẩn đoán Hemophilia A thể nặng từ năm 4 tuổi, được điều trị thường xuyên bằng yếu tố VIII tái tổ hợp. Đợt bệnh này bệnh nhân sốt cao liên tục kèm hạch nách. Vết loét thành ngực lan dần sau khi bệnh nhân được trích hạch nách, đồng thời xuất hiện tổn thương sẩn cục trên da. Việc cầm máu tổn thương vùng loét rất khó khăn mặc dù bệnh nhân đã được bù yếu tố VIII đến mức ổn định. Kết quả sinh thiết với các dấu ấn miễn dịch đặc hiệu tại tổn thương vùng loét đã kết luận u lympho không Hodgkin tế bào T và sinh thiết tủy xương thấy hình ảnh xâm lấn tủy. Bệnh nhân được điều trị hóa chất với phác đồ CHOP nhưng đã sốc nhiễm khuẩn trong giai đoạn hạ bạch cầu và tử vong.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1705 49. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHO TRẺ BÚ MẸ ĐỐI VỚI NGUY CƠ MẮC UNG THƯ VÚ TẠI VIỆT NAM 2024-10-30T17:04:45+07:00 Lê Minh Nhân nhanlm.pk@pnt.edu.vn Hồ Phạm Thục Lan nhanlm.pk@pnt.edu.vn Tăng Kim Hồng nhanlm.pk@pnt.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa việc cho trẻ bú mẹ và khả năng ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu bệnh - chứng với 370 bệnh nhân ung thư vú và 370 đối tượng đối chứng được thực hiện tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2023 đến tháng 7/2024. Mô hình hồi quy logistic có điều kiện được sử dụng để ước tính tỷ số chênh (OR) và khoảng tin cậy (KTC) 95% nhằm đánh giá mối liên quan giữa việc cho trẻ bú mẹ và khả năng ung thư vú.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Phụ nữ có cho con bú có khả năng mắc ung thư vú giảm so với nhóm không cho con bú (OR = 0,59; KTC95%: 0,37-0,95; p = 0,03). Phụ nữ cho con bú từ 12 tháng trở lên có khả năng mắc bệnh giảm so với nhóm cho con bú dưới 12 tháng (OR = 0,51; KTC95%: 0,33-0,79; p = 0,002). Phụ nữ cho từ 2 trẻ trở lên bú có khả năng mắc ung thư vú giảm so với nhóm cho dưới 2 trẻ bú (OR = 0,47; KTC95%: 0,31-0,71; p &lt; 0,01). Thời gian cho bú trung bình/trẻ trên 6 tháng có khả năng mắc bệnh giảm so với nhóm có thời gian cho bú trung bình/trẻ dưới 3 tháng (OR = 0,47; KTC95%: 0,29-0,75; p &lt; 0,01).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Các kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của việc kéo dài thời gian cho con bú trong phòng ngừa ung thư vú.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1706 50. TÌNH TRẠNG LỆCH LẠC KHỚP CẮN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA 2024-10-30T17:23:56+07:00 Lê Tiến Thành tienthanh.079@gmail.com Nguyễn Thị Thu Phương tienthanh.079@gmail.com Quách Thị Thúy Lan tienthanh.079@gmail.com Vũ Mạnh Dân tienthanh.079@gmail.com <p>Nghiên cứu mô tải cắt ngang 183 đối tượng là học sinh trung học phổ thông, khối 10, từ đó đánh giá về tình trạng lệch lạc khớp cắn và đường cong Spee.</p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả tình trạng khớp cắn ở nhóm học sinh trung học phổ thông tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tình trạng khớp cắn của nhóm đối tượng nghiên cứu: chiếm tỷ lệ cao nhất là loại III (58%), tiếp theo là loại II (30%). Sự khác biệt về sai lệch khớp cắn theo giới không có ý nghĩa thống kê (p &gt; 0,05). Sự phân bố mức độ đường cong Spee theo tỷ lệ lệch lạc khớp cắn cũng không có ý nghĩa thống kê theo nghiên cứu này. Không có sự khác biệt về độ sâu đường cong trung bình Spee giữa các nhóm lệch lạc khớp cắn với p &gt; 0,05.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu đã đưa ra được những con số bổ sung cho những nghiên cứu trước đó về tình trạng lệch lạc khớp cắn tại Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng. Tình trạng lệch lạc khớp cắn tại Yên Châu, Sơn La có những khác biệt so với những số liệu trước đó do đặc điểm riêng về dân tộc và kinh tế xã hội.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1707 51. CHI PHÍ DỊCH VỤ THAI SẢN TRỌN GÓI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH NĂM 2024 2024-10-31T09:43:49+07:00 Phạm Thúy An anntb@thanglong.edu.vn Nguyễn Thị Bình An anntb@thanglong.edu.vn Mai Ngọc Cần anntb@thanglong.edu.vn <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Phân tích chi phí dịch vụ thai sản trọn gói và đánh giá mức chi trả hợp lý của dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn sản phụ sử dụng gói thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Chi phí gói thai sản trung bình cho một lần sinh là 45.532.846 ± 14.318.990 đồng, trong đó chi phí trong gói trung bình là 35.293.286 ± 8.516.586 đồng, chi phí ngoài gói trung bình là 10.239.560 ± 12.078.880 đồng. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ sản phụ đánh giá mức chi phí trả gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là hợp lý chiếm 88,7%. Yếu tố liên quan đến đánh giá sự hợp lý của gói thai sản bao gồm: tình trạng mang thai, phương pháp sinh và ngày lưu viện.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Chi phí gói thai sản của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cao hơn một số bệnh viện tư ở Hà Nội, tuy nhiên đa số sản phụ sử dụng gói thai sản trọn gói vẫn đánh giá chi phí gói thai sản là hợp lý.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1708 52. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT PHẢI BẰNG CHỈ SỐ FAC Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ SUY TIM 2024-10-31T09:52:58+07:00 Phùng Mạnh Tuấn phungtuan0302@gmail.com Hoàng Văn phungtuan0302@gmail.com Đặng Đức Minh phungtuan0302@gmail.com Lý Thị Huyền phungtuan0302@gmail.com Hoàng Văn Tú phungtuan0302@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng chỉ số FAC ở những đối tượng bị suy tim thứ phát do bệnh tăng huyết áp ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 80 đối tượng bị suy tim thứ phát do tăng huyết áp đã được đánh giá lâm sàng, điện tâm đồ và siêu âm tim. Các chỉ số về chức năng tâm thu thất phải được đo bao gồm độ dịch chuyển tâm thu mặt phẳng vành ba lá (TAPSE) và thay đổi diện tích phân suất thất phải (RVFAC). Số liệu được xử lý trên phần mềm Epidata 3.0 và SPSS 26.0.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Có 49 bệnh nhân (61,25%) suy tim do tăng huyết áp có RVFAC bất thường và bệnh nhân 31 (38,75%) nghiên cứu có TAPSE bất thường. Áp lực động mạch phổi tâm thu tăng cao được tìm thấy ở 25 bệnh nhân (31,25%). Không có mối quan hệ giữa các chỉ số chức năng tâm thu thất phải và áp lực động mạch phổi tâm thu ước tính. Có mối tương quan chặt giữa các chỉ số đánh giá chức năng thất phải (FAC và TAPSE).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Không có mối quan hệ giữa các chỉ số chức năng tâm thu thất phải và áp lực động mạch phổi tâm thu ước tính. Có mối tương quan chặt giữa các chỉ số đánh giá chức năng thất phải (FAC và TAPSE) và chỉ số chức năng tâm thu thất trái (EF).</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1709 53. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI NĂM 2024 2024-10-31T10:03:11+07:00 Trần Thị Thanh Hương phamtuongvan@hmu.edu.vn Trần Thơ Nhị phamtuongvan@hmu.edu.vn Vũ Thu Thảo phamtuongvan@hmu.edu.vn Phạm Tường Vân phamtuongvan@hmu.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả năng lực chuyên môn cần thiết của nhân viên công tác xã hội tại 3 bệnh viện lớn ở Hà Nội năm 2024: Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Phương pháp mô tả cắt ngang được sử dụng qua thu thập thông tin từ 116 nhân viên y tế.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nhân viên công tác xã hội có năng lực ở mức trung bình (59,5%), trong khi 22,4% có năng lực tốt, 18,1% có năng lực khá. Các kỹ năng công tác xã hội đã được thực hiện bao gồm chăm sóc theo nhóm (61,2%), giáo dục tâm lý (64,2%) và quản lý trường hợp (54,3%), sử dụng bảng hỏi PHQ9 và GAD7 (58,6%), năng lực văn hóa (52,6%). Tuy nhiên, nhiều kỹ năng như cái bắt tay nồng ấm (71,6%), đánh giá và can thiệp về rượu và ma túy (71,6%), kích hoạt hành vi (69,0%), điều trị giải quyết vấn đề (69,8%), và liệu pháp nhận thức - hành vi ngắn gọn (69,8%) vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo chuyên sâu và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ công tác xã hội nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, đồng thời đề xuất phát triển chương trình đào tạo và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực phù hợp với môi trường bệnh viện tại Việt Nam.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1710 54. KHẢO SÁT CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU ĐIỀU TRỊ RĂNG HÀM MẶT CỦA SINH VIÊN Y KHOA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 2024-10-31T10:19:19+07:00 Vũ Lê Hà halevu89@gmail.com Nguyễn Hữu Huynh halevu89@gmail.com Tăng Văn Ngọc halevu89@gmail.com Trần Anh Tuấn halevu89@gmail.com Võ Nhật Minh halevu89@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát các yếu tố chính và phổ biến nhất ảnh hưởng đến nhu cầu điều trị răng hàm mặt của sinh viên y khoa tại địa bàn Hà Nội, xác định mối tương quan giữa thái độ đối với nhu cầu điều trị và đặc điểm xã hội học của sinh viên y khoa tại địa bàn Hà Nội.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 84 sinh viên ngành y khoa Trường Đại học Y Hà Nội được thực hiện từ tháng 8/2024 đến tháng 1/2025.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Phần lớn sinh viên (58,3%) ở độ tuổi 19-20. Họ thường chỉ khám khi có triệu chứng đau răng hoặc bất thường trong miệng (77,4%). Thủ thuật phổ biến nhất là lấy cao răng (57,1%), và đa số sinh viên chọn điều trị tại các cơ sở ngoài công lập (51,2%). Yếu tố ưu tiên khi chọn nha sỹ là trình độ chuyên môn, thái độ chuyên nghiệp và vệ sinh phòng khám.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu khẳng định sự đa chiều của việc sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng, với xu hướng chỉ khám khi có vấn đề và ưu tiên các cơ sở nha khoa ngoài công lập.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1711 55. ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ Ở NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT APXE VÙNG HÀM MẶT 2024-10-31T10:28:27+07:00 Vũ Doãn Tú vudoantu1993@gmail.com Nguyễn Quang Bình vudoantu1993@gmail.com Nguyễn Hữu Tú vudoantu1993@gmail.com Nguyễn Văn Luân vudoantu1993@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ và làm rõ một số đặc điểm lâm sàng có giá trị trong tiên lượng đặt nội khí quản khó ở những người bệnh phẫu thuật apxe vùng hàm mặt.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 347 người bệnh apxe hàm mặt được phẫu thuật tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ tháng 8/2023 đến tháng 10/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Độ tuổi trung bình của người bệnh là 48,92 ± 18,02 tuổi; tỷ lệ nam/nữ là 3/1,8. Vị trí apxe thường gặp là apxe cơ cắn (43,5%), dưới hàm (25,4%), apxe dưới hàm - sàn miệng - thành bên họng (20,8%). Tỷ lệ đặt nội khí quản khó 46,97%. Các yếu tố khít hàm, nuốt khó, khó thở, khàn tiếng, mất bờ nền xương hàm dưới, hạn chế vận động lưỡi có giá trị tiên lượng (p &lt; 0,001).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ đặt nội khí quản khó là 46,97%. Các yếu tố có giá trị tiên lượng đặt nội khí quản khó là: khít hàm, tổn thương đường thở, phù nề sàn miệng - thành bên họng.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1712 56. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ PHÒNG CHỐNG LAO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÁC TRẠM Y TẾ XÃ TẠI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2023 2024-10-31T10:48:00+07:00 Vũ Thị Ngân nganvuthu98@gmail.com Nguyễn Hữu Thắng nganvuthu98@gmail.com Bùi Thanh Hải nganvuthu98@gmail.com Nguyễn Phương Mai nganvuthu98@gmail.com Ngô Trí Hiệp nganvuthu98@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng cung ứng dịch vụ phòng chống lao và các yếu tố liên quan của các trạm y tế xã tại tỉnh Nghệ An năm 2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 401/460 trạm y tế xã tại tỉnh Nghệ An.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kết quả của nghiên cứu cho thấy hơn 90% trạm y tế xã tham gia nghiên cứu ở khu vực nông thôn (57,61%) và miền núi (32,42%). Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ chỉ chiếm 74,12% và chỉ có 39,65% trạm y tế có chẩn đoán lao, phương pháp chuẩn đoán lao phổ biến nhất hiện nay tại các trạm y tế xã tại Nghệ An đó là triệu chứng lâm sàng (98,74%). Tỷ lệ thuốc sẵn có tại cả 3 khu vực còn thấp và khác biệt giữa các khu vực là không có ý nghĩa thống kê.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Thực trạng khả năng cung ứng dịch vụ phòng chống lao của tỉnh Nghệ An còn nhiều hạn chế về mặt nhân lực, chẩn đoán, điều trị, cơ sở vật chất, sinh phẩm và thuốc.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1713 57. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HAM MUỐN VÀ THỎA MÃN TÌNH DỤC Ở NGƯỜI BỆNH NỮ TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 2024-10-31T11:08:02+07:00 Vũ Thy Cầm vuthycam22@gmail.com Ngô Tuấn Khiêm vuthycam22@gmail.com Trần Thị Thu Hà vuthycam22@gmail.com Trần Thị Huế vuthycam22@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá thực trạng ham muốn và thỏa mãn tình dục ở người bệnh nữ trầm cảm điều trị ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang 80 người bệnh nữ trầm cảm điều trị ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2/2023 đến tháng 1/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 80 đối tượng trong độ tuổi 18-50 tuổi, tuổi trung bình là 28,21 ± 1,01. 53,8% người bệnh chẩn đoán trầm cảm ở mức nặng. 47% người bệnh trầm cảm có giảm tần suất quan hệ tình dục kể từ khi mắc bệnh, 60% người bệnh có số lần quan hệ tình dục nhỏ hơn 1 trong 4 tuần vừa qua. So sánh điểm trung bình FSFI và các điểm thành phần trong 6 yếu tố của 2 nhóm, nhận thấy các yếu tố ham muốn và tiết dịch có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, không có sự khác biệt giữa yếu tố cực khoái và thỏa mãn tình dục.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Rối loạn chức năng tình dục là vấn đề phổ biến ở người bệnh trầm cảm, 90% người bệnh nữ trầm cảm có rối loạn chức năng tình dục theo thang FSFI. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số ham muốn và tiết dịch giữa hai nhóm trầm cảm và không trầm cảm theo thang BECK.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1715 58. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY BẰNG PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT 2024-10-31T11:16:12+07:00 Võ Thành Toàn vothanhtoan1990@yahoo.com Nguyễn Phi Trình vothanhtoan1990@yahoo.com Nguyễn Thiên Đức vothanhtoan1990@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng tay bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít, dựa trên các tiêu chí: tỷ lệ liền xương, mức độ hồi phục chức năng, và các biến chứng sau phẫu thuật.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> 114 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán gãy kín thân hai xương cẳng tay, được điều trị phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 100% bệnh nhân lành xương với thời gian lành xương trung bình là 12,00 ± 0,14 tháng. Đánh giá theo thang điểm Anderson thì có 87,72% bệnh nhân đạt kết quả rất tốt; 10,53% đạt kết quả tốt và 1,75% đạt kết quả trung bình. Biến chứng gần: nhiễm trùng nông vết mổ chiếm tỷ lệ 3,51%. Biến chứng xa: 14,04% bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhẹ khi thay đổi thời tiết và cảm giác cấn nẹp vít dưới da.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Điều trị gãy kín thân hai xương cẳng tay bằng phẫu thuật kết xương nẹp vít bảo bảo đảm phục hồi tốt về giải phẫu, cố định ổ gãy vững chắc và duy trì được kết quả nắn chỉnh nên sau mổ tập vận động sớm với tỷ lệ biến chứng rất thấp.</p> 2024-10-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024