24. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG BẰNG SURFACTANT TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Đức Hậu1, Lê Thị Kim Dung2, Trần Thị Vân Anh3, Phạm Trung Kiên3
1 Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng sử dụng surfactant tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, năm 2022 - 2023.


Đối tượng nghiên cứu: Trẻ sơ sinh non tháng có suy hô hấp cấp được chỉ định điều trị bằng surfactant tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ từ tháng 10/2022 đến tháng 8/2023. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.


Kết quả: 38 trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp cấp được điều trị bằng surfactant, trong đó có 28 trẻ Nam (chiếm tỉ lệ 73,7%), tuổi thai trung bình là 31,97 ± 2,92 tuần và cân nặng trung bình của trẻ là 1973,7±738,4 gram. Trước khi điều trị có 78,9% trẻ có điểm Silverman>5, trong đó 53,3% nhóm điều trị sớm và 46,7% nhóm điều trị muộn, X.quang ngực thẳng gặp nhiều nhất là màng trong giai đoạn II (47,4%), 100% trẻ có PaO2/FiO2. Điều trị Surfactant làm giảm nhu cầu FiO2 tại thời điểm sau 72 giờ điều trị, điểm trung bình Silverman giảm xuống còn 3,74 ở nhóm điều trị sớm và 3,84 ở nhóm điều trị muộn.


Kết luận: Điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng sử dụng surfactant cho thấy có hiệu quả cải thiện tình trạng suy hô hấp của trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Vân Anh, Nguyễn Đình Tuyến, Đánh giá
kết quả điều trị bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non
tháng bằng liệu pháp surfactant tại Bệnh viện
Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Y Học Việt
Nam, tập 502 - 2021, tr.87-92
[2] Hoàng Thị Đàn, Kết quả sử dụng surfactant điều
trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại Thái
Nguyên, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đại
học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, 2017, tr.60
[3] Hoàng Thị Dung, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn
Bích Hoàng, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu và thực
hành nhi khoa, Số 4 - 2021, tr.51-58
[4] Nguyễn Trung Hậu và các cộng sự, Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều
trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ
thuật lisa ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện
phụ sản thành phố cần thơ, Tạp chí Y Dược học
Cần Thơ (41), 2023, tr.29-36.
[5] Trần Thị Thủy, Ngô Thị Xuân, Phạm Trung
Kiên, Kết quả phương pháp INSURE trong điều
trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh188
viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Tập 33, 2017, tr.106-114.
[6] Avery ME et al., Surface properties in relation to
atelectasis and hyaline membrane disease, AMA
J Dis Child, 1959, pp. 517-23.
[7] Yadav S et al., Neonatal Respiratory Distress
Syndrome, StatPearls-Treasure Island.
111(5), https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/
NBK560779, 2023.
[8] Sweet DG et al., European Consensus Guidelines
on the Management of Respiratory Distress
Syndrome: 2022 Update, Neonatology, 120 (1),
2023, pp.3-23, doi: 10.1159/000528914
[9] S. N. Jain et al., Decoding the neonatal chest
radiograph: An insight into neonatal respiratory
distress, Indian J Radiol Imaging, 30(4), 2020,
pp. 482-492