27. NĂNG LỰC SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN Y KHOA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả năng lực sức khỏe điện tử ở sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam và một số
yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trình bày ngắn gọn phương pháp thực hiện nghiên cứu này.
Kết quả: Điểm eHealth đánh giá năng lực sức khỏe điện tử của đối tượng nghiên cứu là 28,9 ± 4,8
(8 - 40). Đa số sinh viên đồng ý, rất đồng ý rằng họ biết nguồn tin y tế có sẵn trên internet (65,5%),
biết nơi có thể tìm những thông tin hữu ích (68%), biết nguồn tin hữu ích (68,5%), biết cách sử dụng
thông tin trên internet để trả lời các thông tin sức khỏe (70,9%), sử dụng những thông tin này giúp
ích cho bản thân (70,9%). Tỷ lệ sinh viên cho rằng họ có các kỹ năng cần thiết để đánh giá thông tin
y tế trên mạng là 63,5%. Tỷ lệ trả lời họ phân biệt được chất lượng các nguồn tin y tế trên mạng là
8,6%. Tỷ lệ sinh viên tự tin có thể dùng thông tin từ Internet để đưa ra các quyết định về sức khỏe là
50,8%. Những sinh viên thường tìm kiếm thông tin y tế cho mục đích học tập, nghiên cứu, tìm thông
tin trực truyến trên các tạp chí khoa học, qua kênh Medline, Pubmed, từ trang chủ các tổ chức y tế uy
tin, và có thói quen đọc các thông tin này trên tạp chí khoa học, hoặc mạng xã hội có điểm năng lực
sức khỏe điện tử trung bình cao hơn đáng kể so với những nhóm còn lại. Những sự khác biệt này có
ý nghĩa thông kê (p<0,05).
Kết luận: Năng lực sức khỏe điện tử của sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam ở mức khá với
điểm eHealth trung bình là 28,9 ± 4,8. Một số yếu tố về mục đích, thói quen tìm kiếm tài liệu y tế trực
tuyến và các nguồn thông tin y tế thường được tiếp cận có liên quan tới năng lực sức khỏe điện tử.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Năng lực sức khỏe điện tử, sinh viên y khoa, sinh viên, Đại học Đại Nam, DNU.
Tài liệu tham khảo
Literacy: Essential Skills for Consumer Health
in a Networked World. J Med Internet Res, 2006,
8(2): e9.
[2] Ahmad Tubaishat and Laila Habiballah, eHealth
literacy among undergraduate nursing students.
Nurse Education Today, 2016, 42(47-52.
[3] B. N. Do, T. V. Tran, D. T. Phan et al., Health
Literacy, eHealth Literacy, Adherence to
Infection Prevention and Control Procedures,
Lifestyle Changes, and Suspected COVID-19
Symptoms Among Health Care Workers During
Lockdown: Online Survey. J Med Internet Res,
2020, 22(11): e22894.
[4] L. Salehi and L. Keikavoosi-Arani, Investigation
E-health literacy and correlates factors among
Alborz medical sciences students: a cross
sectional study. Int J Adolesc Med Health, 2020,
33(6): 409-414.
[5] S. Dashti, N. Peyman, M. Tajfard et al., E-Health
literacy of medical and health sciences university
students in Mashhad, Iran in 2016: a pilot study.
Electron Physician, 2017, 9(3): 3966-3973.
[6] Junichi Tanaka, Hiromi Kuroda, Nana Igawa
et al., Perceived eHealth Literacy and Learning
Experiences Among Japanese Undergraduate
Nursing Students: A Cross-sectional Study. CIN:
Computers, Informatics, Nursing, 2020, 38(4):
[7] Lan Hoang Nguyen and Thuy Bich Thi Le,
E-Health Literacy of Medical Students at a
University in Central Vietnam. 2020,
[8] T. Trantali, C. Athanasopoulou, A. Lagiou et
al., eHealth Literacy Among Health Sciences
Students in Greece. Stud Health Technol Inform,
2022, 289(252-255.
[9] Đào Văn Phương, Phạm Thị Diệu Linh, Trần
Thảo Linh và cộng sự, Thói quen tìm kiếm thông
tin Covid - 19 qua internet của sinh viên năm
nhất Trường Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Nghiên
cứu Y học, 2021, 145(9): 260-268.
[10] J. I. Yagiz and G. Goderis, The Impact of the
COVID-19 Pandemic on eHealth Use in the
Daily Practice and Life of Dutch-Speaking
General Practitioners in Belgium: Qualitative
Study With Semistructured Interviews. JMIR
Form Res, 2022, 6(11): e41847.