ẢNH HƯỞNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID VỚI CHỨC NĂNG BÀNG QUANG VÀ THẬN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát ảnh hưởng của Cyclophosphomid với chức năng bàng quang và thận ở bệnh
nhân ung thư vú.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập tiến cứu mô tả, theo dõi dọc trên 68 bệnh nhân
ung thư vú tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức được điều trị bằng phác đồ có Cyclophosphamid từ 4
-6 chu kỳ.
Kết quả: Tác dụng phụ thường gặp trên lâm sàng của Cyclophosphamide lên chức năng thận và bàng
quang đó là đau hạ vị (13,24%), tiểu máu (16,17%). Các biểu hiện ít gặp hơn là tiểu rắt (10,29%), tiểu
buốt (8,82%), tiểu đục (5,88%) và tiểu khó (4,41%). Trong nước tiểu trước và sau khi điều trị bằng
Cyclophosphamide có sự thay đổi Microalbumin (từ 5,24±0,64 lên 16,21±2,01mg/dl). Kết quả nội
soi bàng quang có 19,05% bệnh nhân có tổn thương. Trong đó, 14,29% viêm niêm mạc bàng quang,
4,76% có biểu hiện loét và hoại tử, không có trường hợp nào được ghi nhận là teo bàng quang. Tỉ lệ
bệnh nhân có độc tính trên bàng quang là 13,2%, tỉ lệ bệnh nhân không có độc tính trên bàng quang
là 86,8%.
Kết luận: Tác dụng phụ thường gặp trên lâm sàng của Cyclophosphamide lên chức năng thận và
bàng quang là đau hạ vị, tiểu máu. Trong nước tiểu trước và sau khi điều trị bằng Cyclophosphamide
có sự thay đổi Microalbumin. Nội soi bàng quang có 14,29% viêm niêm mạc bàng quang, 4,76% có
biểu hiện loét và hoại tử. Tỉ lệ bệnh nhân có độc tính trên bàng quang là 13,2%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cyclophosphamid, chức năng bàng quang, thận, ung thư vú.
Tài liệu tham khảo
statistics, 2013. CA Cancer J Clin, 63(1): 11-30,
2013.
[2] Cserni G, The new TNM-based staging of breast
cancer. Virchows Arch, 472(5): 697-703, 2018.
[3] Ferlay J, Cancer incidence and mortality
worldwide: sources, methods and major patterns
in GLOBOCAN 2012. International journal of
cancer, 136(5): E359-E386, 2015.
[4] Khokher S, Clinicopathologic profile of breast
cancer patients in Pakistan: ten years data of a
local cancer hospital. Asian Pacific Journal of
Cancer Prevention, 13(2): 693-698, 2012.
[5] Moore MA, Cancer epidemiology in mainland
South-East Asia-past, present and future. Asian
Pac J Cancer Prev, 11(Suppl 2): 67-80, 2010.
[6] Han SJ, Prognostic significance of interactions
between ER alpha and ER beta and lymph node
status in breast cancer cases. Asian Pac J Cancer
Prev, 14(10): 6081-4, 2013.
[7] George P, Haemorrhagic cystitis and
cyclophosphamide. Lancet, 2(7314): 942, 1963.
[8] Plotz PH, Bladder complications in patients
receiving cyclophosphamide for systemic lupus
erythematosus or rheumatoid arthritis. Ann Intern
Med, 91(2): 221-3, 1979.
[9] Varma PP, Subba DB, Madhoosudanan P,
Cyclophosphamide induced haemorrhagic cystitis
(a case report). Med J Armed Forces India, 54(1):
59-60, 1998.
[10] Kaldor JM, Day NE, Kittelmann B et al.,
Bladder tumours following chemotherapy and
radiotherapy for ovarian cancer: a case-control
study. Int J Cancer, 63(1): 1-6, 1995.