21. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - BẾN TRE NĂM 2019

Huỳnh Trung Cang1, Bùi Tùng Hiệp2, Trần Anh Đức3
1 Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bến Tre
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre từ 1/1/2019 đến 30/9/2019.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ hồ sơ bệnh án của người bệnh phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre  từ 1/1/2019 đến 30/9/2019. Các thông tin thu thập gồm loại kháng sinh, phác đồ phối hợp, đường dùng, và thời điểm sử dụng liều đầu tiên.


Kết quả: Tổng cộng 2722 lượt sử dụng kháng sinh được ghi nhận. Amoxicillin/Sulbactam chiếm tỉ lệ cao nhất (28,6%), tiếp theo là Metronidazol (27,6%) và Ceftezol (19,1%). Phác đồ đơn kháng sinh chiếm 50,5% tổng số lượt, chủ yếu là Penicillin kết hợp UC β-lactamase (63,3%). Về đường dùng, tiêm tĩnh mạch chiếm ưu thế với 60,7% số lượt. Tuy nhiên, thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng chưa hợp lý, chỉ 3,2% người bệnh được dùng liều đầu trong vòng 120 phút trước rạch da; 66,1% được sử dụng sau phẫu thuật trong vòng 1 giờ.


Kết luận: Việc sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre còn nhiều bất cập, đặc biệt về lựa chọn kháng sinh và thời điểm sử dụng. Cần thiết lập hướng dẫn nội viện về sử dụng kháng sinh dự phòng nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ và giảm nguy cơ kháng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization. Global guidelines for the prevention of surgical site infection, Geneva, 2016.
[2] Bộ Y tế. Hướng dẫn phòng ngừa nhiễn khuẩn vết mổ. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2012.
[3] Bộ Y tế. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2015.
[4] Altemeier A, Bruke J.F. Definitions and classifications of surgical infections. Manual on control of infection in surgical patients, 1993, 1: 19-30.
[5] Nguyễn Việt Hùng. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn vết mổ và tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật tại một số bệnh viện tỉnh phía Bắc năm 2008. Tạp chí Y học thực hành, 2010, 705 (2): 48-52.
[6] Bratzler Dale W, Dellinger E Patchen, Olsen Keith M et al. Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. Surgical infections, 2013, 14 (1): 73-156.
[7] Mangram Alicia J, Horan Teresa C, Pearson Michele L et al. Guideline for prevention of surgical site infection, 1999. Infection Control & Hospital Epidemiology, 1999, 20 (4): 247-280.
[8] Phạm Thị Kim Huệ, Đặng Nguyễn Đoan Trang. Khảo sát việc dử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch nhiễm tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 2018, 22 (1): 83-88.
[9] de Jonge Stijn Willem, Gans Sarah L, Atema Jasper J et al. Timing of preoperative antibiotic prophylaxis in 54,552 patients and the risk of surgical site infection: A systematic review and meta-analysis. Medicine, 2017, 96 (29).
[10] Bùi Hồng Ngọc, Nguyễn Tuấn Dũng, Hoàng Nguyễn Phúc Cẩm. Đánh giá hiệu quả chương trình quản lý kháng sinh trong sử dụng kháng sinh dự phòng tại các khoa ngoại, Bệnh viện Bình Dân. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 2018, 22 (1): 148-154.