66. CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI SỌ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Đỗ Kim Quế1, Đỗ Ngọc Quế Anh1, Lâm Kiến Tùng2
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hẹp động mạch cảnh ngoài sọ là một trong các nguyên nhân chính gây đột quỵ, phát hiện sớm và điều trị phù hợp sẽ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị hẹp động mạch cảnh ngoài sọ cho bệnh nhân lớn tuổi có những thay đổi gần đây dựa trên các nghiên cứu lớn đa trung tâm.


Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh đã được chứng minh là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và làm giảm nguy cơ đột quỵ não ở bệnh nhân có hẹp động mạch cảnh ngoài sọ. Đặt stent động mạch cảnh là phương pháp can thiệp nội mạch đã được khuyến cáo áp dụng thay thế cho phẫu thuật cho những bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao. Tuy nhiên ở những bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là bệnh nhân rất cao tuổi thì phẫu thuật cho thấy có lợi ích vượt trộ so với can thiệp nội mạch.


Các nghiên cứu lớn với thời gian dõi dài gần đây đã đua ra các hướng dẫn mới trong chẩn đoán và xử trí hẹp động mạch cảnh và được các Hội phẫu thuật mạch máu châu Âu, Hội tim mạch Mỹ, Hội đột quỵ châu Âu thống nhất.


Siêu âm Duplex là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả cao trong phát hiện hẹp động mạch cảnh và được khuyến cáo áp dụng tầm soát cho đối tượng có nguy cơ tim mạch cao. Chụp điện toán cắt lớp mạch máu hoặc cộng hưởng từ mạch máu là phương pháp cần làm kết hợp với cho những bệnh nhân có chỉ định can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh.


Chỉ định phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh hoặc đặt stent cho những bệnh nhân có hẹp động mạch cảnh 60 – 99 % không có triệu chứng, nguy cơ đột quỵ/tử vong < 3 % và dự đoán sống thêm > 5 năm.


Hoặc những bệnh nhân hẹp động mạch cảnh 70 - 99% có triệu chứng lâm sàng của thiếu máu nuôi não trong vòng 6 tháng và nguy cơ đột quỵ/tử vong < 6%.


Những bệnh nhân trên 70 tuổi nên chọn lựa phẫu thuật bóc lớp trong động mạch thay cho can thiệp nội mạch và đặt stent.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] GBD16 Stroke Collaborators. Global, regional and national bur- dens of stroke, 1990-2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study of 2016. Lancet Neurol 2019;18:439-458.
[2] Cinà CS, Clase CM, Haynes BR (1999). Refining the indications for carotid endarterectomy in patients with symptomatic carotid stenosis: A systemic review. J Vasc Surg 30:606-618.
[3] Đỗ Kim Quế, Đào Hồng Quân (2019) Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh: Kinh nghiệm 1.200 trường hợp tại 1 trung tâm. Y học Việt Nam. 143: 148-154.
[4] Naylor R, Rantner B, Ancetti S et al. (2023) European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2023 Clinical Practice Guidelines on the Management of Atherosclerotic Carotid and Vertebral Artery Disease. Eur J Vasc Endovasc Surg 65, 7 – 111.
[5] Arning C, Widder B, von Reutern GM, Stiegler H, Gortler M. Revision of DEGUM ultrasound criteria for grading internal carotid artery stenoses and transfer to NASCET measurement. UIltraschall Med 2010;31:251-257.
[6] Koelemay MJ Nederkoorn PJ, Reitsma JB, Majoie CB. Systematic review of computed tomographic angiography for assessment of carotid artery disease. Stroke. 2004;35:230-236.
[7] AbuRahma AF, Avgerinos E, Forbes TL, et al. Society for Vascular Surgery Clinical Practice Guidelines for Management of Extracranial Cerebrovascular Disease. J Vasc Surg
2022;75:26S-98S.
[8] Saratzis A, Naylor AR. 30-day outcomes after carotid interventions: an updated meta-analysis of randomised controlled trials in asymptomatic patients. Eur J Vasc Endovasc Surg 2022;63:157-158.
[9] Lawaetz M, Sandholt B, Eilersen EN, Petersen C, Torslev K, Shilenok D, et al. Low risk of neurological recurrence while awaiting carotid endarterectomy: results from a Danish multi- centre study. Eur J Vasc Endovasc Surg 2021;62:160-166.
[10] Texakalidis P, Giannopoulos S, Kokkinidis D, Jabbour P, Reavey- Cantwell J, Rangel-Castilla L. Outcome of carotid artery endarterectomy in statin users versus statin-naïve patients: a systematic review and meta-analysis. World J Surg 2018;116:444-450.
[11] Subramnian A, Delaney S, Murphy SJX, Smith DR, Offiah C, McMahon J, et al. Platelet biomarkers in patients with athero- sclerotic extracranial carotid artery stenosis: a systematic review. Eur J Vasc Endovasc Surg 2022;63:379-389.
[12] LeSar CJ, Sprouse LR, Harris WB. Permissive hypertension during awake eversion carotid endarterectomy: a physiologic approach for cerebral protection. Journal of the American College of Surgeons. 2014;218(4):760-6