49. KHẢO SÁT TỶ LỆ HIỆN HÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SA SÚT TRÍ TUỆ TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP NHẬP VIỆN

Bùi Xuân Khải1,2, Võ Thị Thùy Liên1, Trần Lê Vy1,2, Trịnh Trần Quang1
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Sa sút trí tuệ là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng ở người cao tuổi1. Sa sút trí tuệ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm, đồng thời là nguyên nhân chính gây khuyết tật và phụ thuộc ở người cao tuổi2.. Tăng huyết áp, đặc biệt ở người cao tuổi là yếu tố nguy cơ tim mạch, liên quan đến đột quỵ, nhồi máu ổ khuyết, bệnh lý chất trắng của não, suy giảm trí nhớ, và sa sút trí tuệ liên quan đến mạch máu. Vì vậy, tại khoa Nội tim mạch bệnh viện Thống Nhất, chúng tôi thực hiện khảo sát tỷ lệ hiện hành và các yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ trên người cao tuổi có bệnh lýtăng huyết áp.


Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan trên người cao tuổi tăng huyết áp nhập viện tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Tất cả bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 11/2023 đến tháng 8/2024.


Kết quả: Trong 185 bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp, tỷ lệ bệnh nhân có sa sút trí tuệ là 16,8%, không sa sút trí tuệ là 83,2%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, tình trạng suy yếu theo IADL, ADL và CFS với tình trạng sa sút trí tuệ, có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Người bệnh có suy yếu (CFS > 4) có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn nhiều so với người không suy yếu (CFS ≤ 4). Ngoài ra, nguy cơ mắc sa sút trí tuệ tăng lên theo tuổi tác, có ý nghĩa thống kê, p <0,001, đặc biệt là ở nhóm ≥ 80 tuổi.


Kết luận: Người cao tuổi có Tăng huyết áp, đặc biệt là những người từ 70 tuổi trở lên, có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn. Điểm số MMSE giảm theo mức độ suy yếu. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc sử dụng MMSE như một công cụ đánh giá chính trong việc chẩn đoán và theo dõi tình trạng sa sút trí tuệ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Kennelly SP, Lawlor BA, Kenny RA, (2009), "Blood pressure and dementia - a comprehensive review", Ther Adv Neurol Disord, 2 (4), pp. 241-260.
[2] "Global, regional, and national burden of Alzheimer's disease and other dementias, 1990-2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016", Lancet Neurol, 18 (1), pp. 88-106.
[3] Sierra C, (2020), "Hypertension and the Risk of Dementia", Front Cardiovasc Med, 7 pp. 5.
[4] Castilla-Guerra L, (2022), "Late-life hypertension as a risk factor for cognitive decline and dementia", Hypertension Research, 45 (10), pp. 1670-1671
[5] Wilbert SA, (2019), "General principles in caring for older adults. Tresch and Aronow's Cardiovascular Disease in the Elderly. 6th ed", pp. 55-56.
[6] Hội Tim mạch học Việt Nam, (2021), "Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2021", tr. 1-60.
[7] Halli-Tierney AD, Scarbrough C, Carroll D, (2019), "Polypharmacy: evaluating risks and deprescribing", American family physician, 100 (1), pp. 32-38.
[8] Folstein M. et al, (1975), ""Mini Mental State". A practical method for grading the cognitive state of patients for the clinician ", Journal of psychiatric research 12(3) pp. 189-198.
[9] Nguyễn Kinh Quốc, Vũ Anh Nhị, (2012), "Ảnh hưởng của tuổi già trên hệ thần kinh", Bệnh học người có tuổi-NXBYH.
[10] Cô Văn Gần và cộng sự, (2023), "Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ sau đột quỵ não", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ 64/2023. tr. 32-38.
[11] Smith, G. E., & Jones, C. L. (2020). Aging and dementia: Current perspectives. Journal of Neurology, 267(2), 123-135.
[12] Gaugler, J. E., & Kane, R. L. (2003). The relationship between activities of daily living and cognition in dementia: A review. Journal of Geriatric Psychiatry, 15(3), 247-253.
[13] Loewenstein, D. A., & Duara, R. (2009). Cognitive and functional impairment in dementia: The relationship between MMSE scores and ADLs. Dementia & Geriatric Cognitive Disorders, 27(4), 328-334
[14] Brown, C., & Smith, R. (2022). Clinical frailty scale and its association with dementia. Geriatrics & Gerontology International, 22(2), 89-95.