2. THỰC TRẠNG NGHIỆN INTERNET VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nghiện internet trong cộng đồng sinh viên y khoa tại trường Đại học Y Hà Nội năm 2023 và xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nghiện internet.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 394 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi và sử dụng thang đo đánh giá nghiện internet phiên bản ngắn (s-IAT) gồm 12 câu hỏi đã được chuẩn hóa tại Việt Nam.
Kết quả: Tỷ lệ nghiện internet trên 394 sinh viên là 20,8%. Tình trạng nghiện internet ở những người có học lực trung bình, yếu cao hơn so với những người có học lực xuất sắc, giỏi (lần lượt là xuất sắc 11,1%; giỏi 11,4%; khá 16,7%; trung bình 28,2%; yếu 55,6%, p = 0,004). So với nhóm có tình trạng nghiện internet, nhóm không có nghiện internet thường có thói quen lập kế hoạch học tập (p < 0,001) và đọc sách khi thời gian rảnh (p = 0,023). Đối với những nhóm chỉ học bài khi đến gần kỳ thi có khả năng nghiện internet cao hơn nhóm còn lại (p = 0,011).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghiện internet ở sinh viên Y Hà Nội thấp (20,8%). Các yếu tố như năm học, học lực, và việc có kế hoạch học tập có liên quan đến tình trạng nghiện internet.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nghiện internet, sinh viên, đại học
Tài liệu tham khảo
in Asia. 2022; Available from: https://www.
internetworldstats.com/stats3.htm.
[2] Kentaro K, Fumie H, Marina O et al., Internet
addiction: Prevalence and relation with mental
states in adolescents. Psychiatry Clin Neurosci,
2016. 70(9): p. 405-12.
[3] Hille T. de V, Takashi N, Kenji F et al., Problematic
internet use and psychiatric co-morbidity inP.
a population of Japanese adult psychiatric
patients. BMC Psychiatry, 2018. 18(1): p. 9.
[4] Wen L, Jennifer EO, Susan MS et al.,
Characteristics of internet addiction/pathological
internet use in U.S. university students: a
qualitative-method investigation. PLoS One,
2015. 10(2): p. e0117372.
[5] Jing A, Ying S, Yuhui W et al., Associations
between problematic internet use and
adolescents’ physical and psychological
symptoms: possible role of sleep quality. J
Addict Med, 2014. 8(4): p. 282-7.
[6] Yatan PSB, Ananya M, Pawan S et al., Problematic
internet use among students in South-East Asia:
Current state of evidence. Indian J Public Health,
2018. 62(3): p. 197-210.
[7] Ali R, N Mohammed, H Aly, Internet addiction
among medical students of Sohag University,
Egypt. J Egypt Public Health Assoc, 2017. 92(2):
p. 86-95.
[8] Byung-Soo K, Sung MC, Jee EP et al., Prevalence,
correlates, psychiatric comorbidities, and
suicidality in a community population with
problematic Internet use. Psychiatry Res, 2016.
244: p. 249-56.
[9] Hồ Thị Linh Đan, Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn
Thị Mai & CS, Thực trạng nghiện internet và một
số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học
Y – Dược, Đại học Huế năm 2018, Tạp chí Y tế
Công cộng, 2018. 56.
[10] Mirko P, Christine AG, Matthias B, Validation
and psychometric properties of a short version
of Young’s Internet Addiction Test. ELSEVIER,
2013. 29(3).
[11] Bach TX, Hue MT, Long NH et al., Vietnamese
validation of the short version of Internet
Addiction Test. Addict Behav Rep, 2017. 6: p.
45-50.
[12] Nguyễn Thị Minh Ngọc & CS, Thực trạng nghiện
internet và một số yếu tố liên quan của sinh viên
y đa khoa Trường đại học Y Dược Hải Phòng năm
2019, Tạp chí Y học dự phòng, 2019.
[13] Gurmu TU, Sanyi DR, Getu MT et al., Prevalence
of Internet Addiction and its Correlates Among
Regular Undergraduate Medicine and Health
Science Students at Ambo University. CrossSectional
Study. Subst Abuse, 2022. 16: p.11782218221080772.